minh852002n

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Giới thiệu những khái niệm lý thuyết cơ bản liên quan đến thành ngữ. Khảo sát cách cấu tạo và cách biểu hiện ý nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán, qua đó nêu lên những đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. So sánh với thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt, qua đó làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt của loại thành ngữ này ở hai ngôn ngữ và ứng dụng vào việc giảng dạy, học tập
Electronic Resources
0.1 Lý do chọn đề tài
Cổ nhân có câu: “Bách nhân, bách tính”, nghĩa là tính cách của con
người không ai giống ai. Trong cuộc sống có những người mang tính cách dũng
cảm, những người mang tính cách nhút nhát, có người luôn 舍己为人-xả kỷ vị
nhân (quên mình vì người), cũng có người lại 自私自利-tự tư tự lợi (ích
kỷ)...Và chúng tui quan niệm rằng người Trong Quốc siêng năng, hiếu học,
thông minh và giỏi bắt chước... Người Việt Nam cần cù lao động, dễ thỏa mãn,
chuộng hòa bình, trọng lễ giáo...Tuy nhiên xét về văn hóa-xã hội thì tính cách
con người của hai nước có nhiều điểm tương đồng.
Việc nghiên cứu về tính cách con người nhằm mục đích tìm hiểu ngôn
ngữ và văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam là một công trình nghiên cứu vừa
thú vị vừa có giá trị. Tuy nhiên sự nghiên cứu một cách khách quan về tính cách
con người đã được thể hiện trong một số công trình nghiên cứu về tâm lí, văn
hóa và lịch sử dân tộc. Cho nên trong bài luận văn chúng tui sẽ giới hạn vào
ngôn ngữ, chủ yếu đi vào nghiên cứu thành phần từ vựng nói chung và các thành
ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán nói riêng. Lý do chọn đề tài của
chúng tui chủ yếu gồm hai điểm như sau:
Điểm thứ nhất: Trong tiếng Hán, có một kho tàng thành ngữ khá phong
phú, trong đó có nhiều thành ngữ nói về tính cách của con người như:
心直口快 tâm trực khẩu khoái (nhanh mồm nhanh miệng)
多愁善感 đa ầu thiện cảm (đa sầu đa cảm)
好吃懒做-hảo ngật lãn tố (ham ăn biếng làm)
冰清玉洁-băng thanh ngọc khiết (trong như ngọc, trắng như ngà) v.v...
Về mặt ý nghĩa, các thành ngữ này chủ yếu nói về các tính cách của con
người thể hiện qua đạo đức, tâm lí, tình cảm hay trí tuệ. Về mặt cấu tạo và
phương tiện biểu hiện, bên cạnh các thành ngữ mô tả “和蔼可亲-hòa ái khá
thân (dễ thương), 大义凛然-đại nghĩa lãm nghiên (hiên ngang lẫm liệt)…”, có
nhiều thành ngữ sử dụng các cách ẩn dụ “心直口快-tâm trực khẩu
khoái (lòng ngay dạ thẳng), 真金不怕火炼-chân kim bất phạ hỏa luyện (vàng
thật không sợ lửa)”, so sánh “赤子之心 (xích tử chi tâm)—tấm lòng son, 年高
德劭 (niên cao đức thiệu)—tuổi cao đức trọng, 贪得无厌 (tham đắc vô
yếm)—lòng tham không đáy”, mang những đặc điểm ngôn ngữ văn hóa của
tiếng Việt và người Hán. Những thành ngữ này không phải lúc nào cũng có các
thành ngữ tương ứng hay có thể chuyển dịch sang các thành ngữ tương đương
trong tiếng Việt. Thực tế đó tạo ra những khó khăn cho việc giảng dạy, học tập
cũng như chuyển dịch các thành ngữ hữu quan của tiếng Hán sang tiếng Việt.
Điểm thứ hai, hiện nay, cùng với các quan hệ chính trị và kinh tế, quan
hệ giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam ngày càng phát triển rộng rãi và sâu
sắc hơn về mặt giao lưu ngôn ngữ và văn hóa. Ở các trường đại học cũng như
ngoài xã hội số lượng người Việt Nam học và sử dụng tiếng Hán ngày càng tăng,
góp phần phát triển và mở rộng quan hệ giao lưu về ngôn ngữ và văn hóa giữa
hai nước. Trong bối cảnh đó, để giúp những người Việt Nam học tiếng Hán hiểu
biết hơn về kho tàng thành ngữ tiếng Hán nói chung và các thành ngữ nói về
tính cách con người của tiếng Hán nói riêng, đồng thời nắm được những tương
đồng và khác biệt của các thành ngữ này ở hai ngôn ngữ, chúng tui chọn nhóm
thành ngữ này làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
0.2 Tình hình nghiên cứu
Các thành ngữ tiếng Hán đã được nghiên cứu khá kỹ ở Trung Quốc, đặc
biệt là trong giai đoạn những năm 80 của thế kỷ trước. Các công trình nghiên
cứu này đã đề cập đến các thành ngữ tiếng Hán từ nhiều góc độ khác nhau, như
giải thích nguồn gốc (Dương Thiên Dực, “Nguồn gốc thành ngữ tiếng Hán”,
Nxb Giảng dạy và Nghiên cứu ngoại ngữ, 1982; Lý Nhất Hoa, “Tu bổ và chứng
minh nguồn gốc của những thành ngữ thường dùng”, Học báo Đại học Thiên
Tân, số 2/1983, và “Tìm cội nguồn của những thành ngữ thường dùng”, Nghiên
cứu Ngữ văn, số 4/1983), tìm hiểu quá trình phát triển (Phan Doãn Trung, “Sự
hình thành và phát triển của thành ngữ, điển cố”, Học báo Đại học Trung Sơn,
số 2/1980), mô tả các đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa (Nghi Bảo Nguyên, “Phân
biệt rõ thành ngữ”, Nxb KHXH Trung Quốc, 1979; Tôn Lương Minh, “Một số
vấn đề về việc biểu hiện từ tính trong việc giải thích ý nghĩa thành ngữ tiếng
Hán”, Thông tấn ngữ văn Trung Quốc, số 5/1980; Thái Kính Hạo, “Bàn qua
việc giải thích ý nghĩa của thành ngữ”, Học báo Đại học Tô Châu, số 2/1984)
v.v...
Ở giai đoạn này, hướng nghiên cứu đối chiếu và nghiên cứu chuyển dịch
giữa thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ của các ngôn ngữ khác cũng được nhiều
nhà nghiên cứu bước đầu quan tâm. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu đối
chiếu thành ngữ tiếng Hán với thành ngữ tiếng Anh và tiếng Nga (Hướng Quang
Trung, “Quan hệ giữa thành ngữ và môi trường tự nhiên, truyền thống văn hóa

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

dungphanchi

New Member
Re: [Free] Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)

Link die rồi admin ơi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top