Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Nghiên cứu cơ sở lý luận về bản chất của trọng tài thương mại và thủ tục tố tụng trọng tài thương mại. Phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục tố tụng trọng tài thương mại. Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thủ tục tố tụng trọng tài thương mại; giúp cho cách này phát huy đúng những ưu việt của nó
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Trọng tài thương mại là cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án thuận lợi
cho các bên, đặc biệt là các bên tham gia các hoạt động thương mại, đầu tư. Trong
giao dịch dân sự thường ngày, nhất là giao dịch kinh tế thương mại, việc phát sinh
tranh chấp là không thể tránh khỏi; và giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, công bằng
các tranh chấp này sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư;
tạo sự yên tâm cho các bên ngay từ khi mới hình thành quan hệ và cả khi có phát
sinh tranh chấp.
Tuy nhiên trên thực tế, trọng tài tại Việt Nam rất ít được sử dụng để giải
quyết các tranh chấp đầu tư và thương mại; các hợp đồng với các bên nước ngoài
nhất là hợp đồng có trị giá lớn hầu như không lựa chọn trọng tài tại Việt Nam để
giải quyết tranh chấp. Các tranh chấp ở Việt nam hiện vẫn chủ yếu được giải quyết
thông qua hệ thống toà án hay trọng tài nước ngoài.
Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ thống quy định hiện hành về trọng tài
thương mại vẫn còn những bất cập, làm cho hệ thống trọng tài chưa trở thành
cách hấp dẫn và hiệu quả để các bên lựa chọn giải quyết các tranh chấp liên
quan. Một trong những bất cập đó là thủ tục tố tụng trọng tài còn chưa phù hợp với
thực tiễn giải quyết tranh chấp, đặc biệt với các tranh chấp quốc tế và hình thức
trọng tài vụ việc. Chính vì vậy đã làm cho các bên e dè trong việc sử dụng trọng tài
để giải quyết tranh chấp; trọng tài chưa phải là cách giải quyết tranh chấp
hiệu quả và tin cậy so với toà án. Ngược lại, có khi lại gặp nhiều rủi ro, tốn kém và
có thể kéo dài hơn so với Tòa án. Do đó, thủ tục tố tụng trọng tài nhanh chóng, hiệu
quả, tiết kiệm chi phí là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ lý do này, tác giả đã chọn vấn đề: “Pháp luật Việt Nam về thủ
tục tố tụng của trọng tài thương mại” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện đã có một số công trình nghiên cứu các vấn đề về trọng tài thương mại
với tư cách là bài bình luận, bài báo hay luận văn như: Về thẩm quyền của trọng tài
thương mại và những lưu ý trong hoạt động thụ lý các tranh chấp có thỏa thuận
trọng tài; Pháp luật trọng tài ở Việt Nam: Quá trình phát triển và vấn đề đặt ra; Sự
hỗ trợ của cơ quan tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại v.v…Tuy
nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và thỏa đáng về thủ
tục tố tụng về trọng tài thương mại. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Luật trọng tài
thương mại đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 17 tháng 6
năm 2010 thay thế cho Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 bị đánh giá là còn
nhiều điểm chưa hợp lý, chưa hấp dẫn các doanh nghiệp tìm đến con đường giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài, một cách tỏ ra có ưu thế hơn hẳn Tòa án
được thừa nhận ở hầu hết các nước trên thế giới. Trong đó, thủ tục tố tụng trọng tài
là một trong những vấn đề cần bàn tới nhiều nhất. Do vậy, tác giả đã mạnh dạn
nghiên cứu về vấn đề này, đồng thời so sánh với pháp luật của một số nước trên thế
giới để làm sáng tỏ sự khác biệt của tố tụng trọng tài so với tố tụng Tòa án và các
ưu điểm nổi bật của tố tụng trọng tài.
Tuy nhiên cho đến thời điểm Luận văn này được hoàn thành thì Luật Trọng
tài mới có hiệu lực được một thời gian ngắn. Do đó, phần thực trạng sẽ chỉ chủ yếu
trình bày tình hình thực tế quá trình thi hành Pháp lệnh Trọng tài trước đây. Để từ
đó rút ra những nhận xét, đánh giá và so sánh với những điểm mới trong Luật Trọng
tài để có phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng trọng tài tại Việt
Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đưa đến cho người đọc một cái nhìn
khái quát về bản chất của trọng tài và để giải thích tại sao tố tụng trọng tài lại khác
biệt so với tố tụng Tòa án. Phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về thủ
tục tố tụng trọng tài và so sánh với những quy định của pháp luật một số nước về
vấn đề này. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thủ tục tố tụng
trọng tài thương mại.
Với mục đích như trên nhiệm vụ của đề tài là:
(i) Nghiên cứu cơ sở lý luận về bản chất của trọng tài thương mại và thủ
tục tố tụng trọng tài thương mại.

(ii) Phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục tố tụng
trọng tài thương mại.
(iii) Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thủ tục tố tụng trọng
tài thương mại; giúp cho cách này phát huy đúng những ưu
việt của nó.
4. Phương pháp tiếp cận đề tài:
Để triển khai những nội dung cơ bản của luận văn, tác giả đã sử dụng các
phương pháp như:
(i) Phương pháp phân tích, tổng hợp được dùng để khái quát, đánh giá và
đưa ra nhận xét về các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục tố
trọng tài thương mại, sự khác nhau cơ bản giữa tố tụng trọng tài và tố
tụng Tòa án;
(ii) Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được dùng để mô
tả về quá trình phát triển của các vấn đề về trọng tài và thủ tục tố tụng
trọng tài tại Việt Nam;
(iii) Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu với pháp luật trọng
tài của một số nước trên thế giới, tìm ra điểm chung và điểm riêng của
pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trong lĩnh vực này.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
bản luận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về trọng tài thương mại và thủ tục tố tụng của
trọng tài thương mại.
Chương 2. Các quy định pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng của trọng tài thương
mại.
Chương 3. Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thủ tục tố tụng
của trọng tài thương mại.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
VÀ THỦ TỤC TỐ TỤNG CỦA TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Hiện nay, trong khoa học pháp lý có nhiều cách định nghĩa về trọng tài do
các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên có hai cách tiếp cận phổ biến nhất: (i) trọng
tài là cách giải quyết tranh chấp và (ii) trọng tài là cơ quan giải quyết tranh
chấp.
Dưới góc độ là một cách giải quyết tranh chấp, theo đại từ điển kinh
tế thị trường, trọng tài được hiểu là phương pháp giải quyết hòa bình các vụ tranh
chấp. Ở đó, chỉ đôi bên đương sự tự nguyện đem những sự việc, những vấn đề tranh
chấp giao cho người thứ ba có tư cách công bằng, chính trực xét xử, lời phán quyết
do người này đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên. hay theo Hội đồng trọng
tài Mỹ AAA (American Arbitration Association), trọng tài là cách thức giải quyết
tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một hay một số người khách quan
xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên
tranh chấp phải thi hành.
Ở Việt Nam, trọng tài thương mại là cách giải quyết tranh chấp do
các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại.
Dưới góc độ là cơ quan giải quyết tranh chấp, trọng tài bao gồm những cá
nhân được các bên lựa chọn để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các vụ việc
dân sự của họ [22, tr.348] hay là một cơ quan trung gian được các bên đương sự
giao tranh chấp cho để xét xử [24].
Dù được tiếp cận dưới góc độ nào, xét về mặt bản chất, trọng tài nói chung
và trọng tài thương mại nói riêng là một cách giải quyết tranh chấp do các
bên tự thỏa thuận lập ra nhằm giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp. Nói cách khác,
trọng tài là cơ quan xét xử mang tính chất “tư” do các bên đương sự thỏa thuận lựa
chọn để giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của chính họ


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

qmvu

New Member
Re: Pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

link bị hỏng rồi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự một số nước trên thế giới – kinh nghiệm cho Việt nam Luận văn Luật 0
D Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Phát triển ý thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo pháp luật đất đai ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top