daigai

Well-Known Member
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC SÔNG CẢ
I.1. Vị trí địa lý
Hệ thống sông Cả là một trong 9 hệ thống sông lớn của nước ta. Sông chính
bắt nguồn từ nước bạn Lào, chảy qua hầu hết địa phận tỉnh Nghệ An, được gọi là
sông Cả. Đến hạ lưu vùng Nam Đàn (tại Chợ Tràng) sông tiếp nhận phụ lưu sông
La từ Hà Tĩnh chảy sang. Từ ngã ba này ra tới biển sông được gọi là sông Cả
(sông Lam).
Sông Cả là sông liên quốc gia và là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt
Nam. Lưu vực hệ thống sông Cả nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ
18
0
15' đến 20
0
10'30'' vĩ độ Bắc; 103
0
45'20'' đến 105
0
15'20'' kinh độ Đông.
Điểm đầu của lưu vực nằm ở toạ độ 20
0
10'30'' độ vĩ Bắc; 103
0
45'20'' kinh
độ Đông. Cửa ra của lưu vực nằm ở toạ độ 18
0
45’27” độ vĩ Bắc; 105
0
46’40” kinh
độ Đông. Điểm sông Cả chảy vào đất Việt Nam tại Biên giới Việt Lào trên dòng
Nậm Mô có toạ độ: 19
0
24'59'' độ vĩ Bắc; 104
0
04'12'' kinh độ Đông.
Lưu vực hệ thống sông Cả nằm trên hai quốc gia, phần thượng nguồn nằm
trên đất tỉnh Phông Sa Vẳn và Sầm Nưa của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào. Ở Việt Nam, lưu vực sông nằm trên địa phận của 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An,
Hà Tĩnh. Dòng chính sông Cả bắt nguồn từ Mường Khút, Mường Lập ở Lào, cao
trên 1800-2000 m, chảy theo hướng tây bắc - đông nam đổ vào tỉnh Nghệ an tại
Keng Du rồi đổ ra biển tại cửa Hội. Ở thượng lưu, lòng sông hẹp và dốc, có nhiều
ghềnh, ở đoạn trung lưu (từ Con Cuông đến Anh Sơn) lòng sông mở rộng và tiếp
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 2
nhận sông Hiếu ở bờ trái, đoạn hạ lưu chảy qua vùng đồng bằng, tiếp nhận sông
La ở bờ phải sau đổ ra biển tại Cửa Hội.
I.2. Đặc điểm địa hình mặt đệm
Tổng cộng chiều dài của sông là khoảng 513 km đoạn chảy trong nội địa
Việt Nam khoảng 361 km. Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 km²,
trong số đó 17.730 km² thuộc Việt Nam. Tính trung bình của cả triền sông thì
sông Lam nằm ở cao độ 294 m và độ dốc trung bình là 18,3%. Mật độ sông suối là
0,60 km/km². Từ biên giới Việt-Lào đến Cửa Rào, lòng sông dốc nhiều với hơn
100 ghềnh thác. Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được trên
sông vào mùa nước.
Bao gồm : hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
Hệ sinh thái lưu vực sông Cả mang đặc trưng của hệ sinh thái vùng Bắc
Trung Bộ. Hai loại rừng: thường xanh núi thấp và đất thấp là thay mặt cho rừng
tự nhiên của Lưu vực;
Lưu vực nằm ở Vùng Bắc Trung Bộ, mang nét đặc trưng dài và hẹp giữa dải
Trường Sơn và Biển. Những khu rừng giàu vẫn còn phủ dọc Trường Sơn, gần
Biên giới Lào.
Núi Hồng - Sông Lam.
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 3
- Vườn quốc gia Pù Mát nằm ở phía bắc dãy Trường Sơn. Độ cao của Vườn quốc
gia dao động trong khoảng 100 đến 1841 m, mặc dù vậy, 90% diện tích Vườn
quốc gia nằm ở độ cao dưới 1000 m. Đỉnh cao nhất nằm ở phía nam Vườn quốc
gia trên dãy núi nằm giữa biên giới Việt Nam - Lào. Hệ sinh thái và thảm thực vật
được nuôi dưỡng và tiêu thoát nước bởi 4 con sông chính là Khe Thơi, Khe Bu,
Khe Choang và Khe Khang. Cả bốn con sông này đều đổ vào sông Cả chảy từ
hướng tây sang đông qua một vùng thung lũng rộng ở phía bắc Vườn quốc gia.
Rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát bảo vệ vùng đầu nguồn của bốn con sông là nguồn
cung cấp nước thủy lợi và sinh hoạt chính cho các cộng đồng dân cư sống ở vùng
đệm. Ngoài ra, rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát bảo vệ một phần vùng đầu nguồn
của sông Cả, một sông chính của tỉnh Nghệ An. Vườn quốc gia Pù Mát là một
trong những mẫu chuẩn tốt nhất của hệ sinh thái vùng núi Trường Sơn và có ý
nghĩa bảo tồn quốc tế. Vườn quốc gia Pù Mát là nơi còn giữ lại được vùng rừng
tự nhiên liên tục lớn nhất miền Bắc Việt Nam và được liên kết với các khu bảo vệ
khác ở Việt Nam và Lào bằng những vùng rừng liên tục.
- Vườn quốc gia Vũ Quang thuộc địa phận huyện Hương Sơn và Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh và nằm ở phía bắc dãy Trường Sơn. Có những dốc đứng ở độ cao trên
2000 m, từ 30m ở vùng đất thấp lên tới 2286 m tại đỉnh núi Rào Cỏ, biên giới
Việt-Lào. Hệ sinh thái được nuôi dưỡng bởi 3 con sông: Nam Truồi, Rò No, Khe
Tre. Những sông này bắt nguồn từ phía Nam của Vuờn, dốc, hẹp, sông chảy xiết.
Chỉ số che phủ rừng của lưu vực sông Cả chiếm 6.45% tổng diện tích rừng
cả nước, thấp so với các lưu vực khác. Như vậy lưu vực đóng vai trò quan trọng ở
mức thẩp đối với mục tiêu rừng cả nước.
Tỉ lệ rừng của lưu vực là: 40% ở mức trung bình so với các lưu vực khác. Tỉ
lệ này chỉ ra tầm quan trọng cho quá trình phát triển bền vững của lưu vực sông.
Tỉ lệ rừng tự nhiên là 76.3% cho thấy chất lượng rừng khá tốt và thuận lợi
cho quá trình điều hoà dòng chảy và chất lượng nước. Hơn nữa chất lượng rừng
thực tế còn tốt do rừng nguyên sinh vẫn còn nhiều.
I.3. Đặc điểm khí hậu
I.3.1. Khái quát chung
Mưa, lũ lớn sông Cả chủ yếu do bão, áp thấp nhiệt đới, nhiều khi có sự phối
hợp của không khí lạnh. Bão gây lũ lớn chủ yếu ở phần phía Nam của Nghệ Tĩnh,
đôi khi bão vào Thanh hóa cũng gây lũ lớn (báo động III) trên sông Cả. Mùa mưa
trên lưu vực sông Cả từ tháng 8 đến 11, tập trung vào tháng 9 và 10. Mưa ở hạ
lưu sông Cả thường lớn hơn mưa ở thượng lưu, hướng di chuyển mưa cũng
thường từ hạ lưu lên thượng lưu. Mưa gây lũ đặc biệt lớn trên sông Cả thường
kéo dài trên một tuần lễ. Lượng mưa 7 ngày lớn nhất, tần suất 2% biến đổi từ
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 4
800-1.400mm ở đồng bằng và 700-1.200mm ở miền núi. Lũ sông Cả hình thành ở
trung, thượng lưu, nhiều khi dòng chảy khu giữa Dừa - Nam Đàn xấp xỉ dòng
chảy tại Dừa. Lũ sông La (gồm 2 nhánh Ngàn Sâu và Ngàn Phố) bổ sung cho dòng
chảy sông Cả ở phía dưới Nam Đàn khoảng 30km và đe dọa hệ thống đê điều ở
đồng bằng. Lũ sông La thường lớn hơn lũ của sông Hiếu từ 1,5 đến 2 lần.
I.3.2. Chế độ nhiệt - ẩm
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 – 24
0
C, tương ứng với tổng nhiệt năm
là 8.700
0
C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ
trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33
0
C, nhiệt độ cao tuyệt
đối 42,7
0
C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến
tháng 2 năm sau) là 19
0
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,5
0
C. Số giờ nắng trung
bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 3.500
0
C - 4.000
0
C.
Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 - 90%, độ ẩm không
khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm
trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%; vùng có độ ẩm cao
nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam
(huyện Kỳ Sơn, Tương Dương).
I.3.3. Chế độ gió
Lưu vực sông Cả chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông
Bắc và gió phơn Tây Nam.
- Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng
4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo
không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 – 10
0
C so với nhiệt độ trung
bình năm.
- Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của
vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến
tháng 8 hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hằng năm là 20 - 70 ngày. Gió
Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất
và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn khu vực.
I.3.4. Lượng bốc hơi trên lưu vực
Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm.
I.3.5. Chế độ mưa
Mưa bình quân trên lưu vực khoảng 1.700-1.800 mm/năm. Một số tâm mưa
lớn thuộc lưu vực sông La đạt 2.200 mm/năm, lưu vực sông Giăng đạt 2.000-
4.000 mm/năm. Mùa khô lượng mưa chỉ đạt 35%, nhưng 4 tháng mùa mưa đạt
tới 65% tổng lượng mưa cả năm.
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 5
I.4. Chế độ dòng chảy
Tổng lượng nước 21,90 km³ tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688
m³/s và môđun dòng chảy năm 25,3 l/s.km². Lưu lượng trung bình mỗi năm tại
Cửa Rào là 236 m³/s, tại Dừa: 430 m³/s. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 cũng
là mùa mưa, góp khoảng 74-80% tổng lượng nước cả năm.
Dòng chảy trên sông là kết quả của mưa và điều kiện đìa hình của lưu vực.
Dòng kiệt trên sông Cả kéo dài 7 tháng. Dòng chảy lũ sông Cả kéo dài 5
tháng. Tại Yên Thượng dòng chảy bình quân tháng nhỏ nhất xấp xỉ 1/4 dòng
chảy năm và 1/10 dòng chảy tháng lớn nhất. Tổng lượng dòng chảy năm của
sông Cả là 23,5 tỷ m
3
trong đó có 20.5 tỷ m
3
hay 87% tổng lương dòng chảy năm
được hình thành trên lãnh thổ Việt nam. Số còn lại 3.0 tỷ m
3
(13%) từ nước bạn
Lào chảy vào. Lượng nước trung bình nhiều năm bình quân đầu người trên lưu
vực sông Cả là 6.050 m
3
/người/năm. Trong mùa kiệt lượng nước bình quân đầu
người là 1.760 m
3
. So với các lưu vực sông khac lượng nước bình quân đầu người
của sông Cả lớn gấp 1,5 lần mước đủ nước do tổ chức khí tượng thế giới đưa ra
(4.000 m
3
/người/năm).
Dòng chảy kiệt: Mùa kiệt trên lưu vực từ tháng 12-6, nhưng do có lũ tiểu
mãn nên ở đây tháng 3, 4 là tháng kiệt nhất trong năm.
Dòng chảy lũ: Trên lưu vực có 2 thời kỳ lũ là tiểu mãn vào tháng 5, 6 và lũ
chính vụ tháng 9-11. Thời kỳ xuất hiện lũ chính vụ trên các nhánh sông khác
nhau. Phía dòng chính lũ bắt đầu từ tháng 6 kết thúc vào tháng 10, 11. Phía sông
La lũ từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 12. Lũ trên sông Cả kéo dài từ tháng 6-12.
Lũ trên các nhánh sông Cả không bao giờ xuất hiện đồng thời, nhất là các con lũ
lớn. Lũ nhánh sông Hiếu, sông Cả thường xuất hiện lũ kép, sông Giăng, sông La lại
xuất hiện lũ đơn.
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 6
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI
LƯU VỰC SÔNG CẢ
II.1. Thực trạng sử dụng đất tại lưu vực sông Cả
Theo tài liệu đặc trưng mạng lưới sông ngòi Việt Nam của tổng cục Thuỷ
Văn, diện tích tự nhiên toàn bộ lưu vực hệ thống sông Cả tính từ thượng nguồn
đến cửa sông là 27.200 km
2
và phân bố trên các địa bàn hành chính như trong
Bảng1.
Bảng 1: Phân bố diện tích theo địa bàn hành chính
Lưu vực Hệ
thống Sông Cả
Diện tích
tự nhiên
(km
2
)
Diện tích
lâm
nghiệp
(ha)
Diện tích
nông
nghiệp (ha)
Diện tích
khác (ha)
Tổng lưu vực 27.200 1.798.830 449.266 471.910
Lào 9.470 681.840 66.290 198.870
Việt Nam 17.730 1.116.990 382.976 273.034
Thanh Hóa 441,21 32.400 1.500 10.221
Nghệ An 13860,79 884.410 331.734 168.935
Hà Tĩnh 3.428 200.180 49.742 92.878
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
II.2.1. Điều kiện kinh tế
Lưu vực sông Cả bao gồm chủ yếu 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. GDP của lưu
vực chiếm 2,97% tổng GDP cả nước. Cơ cấu kinh tế là: nông nghiệp 38%, công
nghiệp 26% và dịch vụ 36%. Tăng trưởng GDP bình quân là 9,8% trong 5 năm
vừa qua.
Nông nghiệp: sản lượng gạo trung bình là 40 tấn/ha (2002). Chăn nuôi tập
trung chủ yếu là vật nuôi và lợn quy mô nhỏ của các gia đình.
Công nghiệp: một số ngành công nghiệp vừa mới hình thành như xi măng,
mía đường, thép. Khu công nghiệp Vũng Áng có tiềm năng lớn để phát triển kinh
tế.
Thuỷ sản: có nhiều khó khăn về nguồn nước.
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 7
Du lịch và Thương mại: quy mô nhỏ, tăng trưởng chậm.
II.2.2. Điều kiện xã hội
Dân số: Quy mô dân số lưu vực là 3883.5 nghìn người, chiếm 4,6% dân số
quốc gia và 4,78% dân số các lưu vực sông. Dân số lưu vực sông Cả bao gồm toàn
bộ dân số của Nghệ An trừ 50% dân số huyện Quế Phong (thuộc sông Mã) và
chiếm đến 78% dân số toàn lưu vực, tiếp đến là Hà Tỉnh 20% (trừ 3 huyện Thạch
Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh), Thanh Hoá chỉ có 2% là dân số thuộc một nữa huyện
Như Xuân. Tỷ lệ tăng trưởng dân số bình quân gần 1,3%. Có khoảng 20% dân số
thành phố, đô thị và 30% dân số ở vùng đồi núi và vùng núi cao.
Mật độ dân số: Mật độ dân số trung bình của lưu vực là 190 người, trong
khi đó mật độ dân số đồng bằng 453 người/km
2
. Mật độ dân số của Nghệ An là
186 người/km
2
, Hà Tĩnh: 217 người/km
2
.
Tỷ lệ tăng trưởng dân số: Tỷ lệ tăng trưởng dân số trung bình của lưu vực
là 0,88%. Như vậy lưu vực sông Cả trong những năm qua vẫn tiếp tục xuất cư đi
các vùng khác.
II.3. Thực trạng khai thác và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông
II.3.1. Hiện trạng các công trình thuỷ điện trên lưu vực sông
Trên lưu vực hệ thống sông Cả đã và đang xây dựng nhiều hồ chứa nước
lớn như hồ sông Sào trên sông Sào, Bản Mồng trên sông Hiếu, Bản Vẽ 1 và 2, Khe
Bố trên sông Cả, Thác Muối trên sông Giăng. Đây đều là các hồ chứa đa mục tiêu
như phòng lũ, phát điện, cấp nước cho lưu vực hệ thống sông Cả.
Ngoài những hồ chứa này, trên hệ thống sông Cả còn rất nhiều các hồ chứa
trên các sông suối nhỏ, với dung tích nhỏ chủ yếu phục vụ nông nghiệp. Chính vì
vậy chỉ những hồ nói trên được đưa vào để nghiên cứu phối hợp vận hành phòng
lũ trên lưu vực.
Hồ chứa Bản Vẽ nằm trên dòng chính sông Cả thuộc địa phận xã Yên Na
huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An. Đây là một công trình lớn trong sơ đồ khai
thác dòng chính trong quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Cả
có nhiệm vụ phát điện, chống lũ và điều tiết tăng dòng chảy kiệt cho hạ du, đồng
thời cũng nằm trong sơ đồ khai thác năng lượng của nước ta.
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 8
Với diện tích lưu vực 8.700 km
2
, dung tích hữu ích 1,28 10
9
m
3
, hồ chứa nước
Bản Vẽ ngoài hiệu ích phát điện (công suất lắp máy 300 MW, điện lượng năm
1.076 10
6
KWh) còn có dung tích phòng lũ 300 10
6
m
3
, vào mùa kiệt lưu lượng xả
tăng thêm bình quân khoảng 80 m
3
/s.
Đập thủy điện Bản Vẽ được đặt bên núi Văng Tan, chặn ngang dòng Nậm
Nơn với chiều cao 135m, dài 485m. Hồ chứa nước chiếm phần lớn chiều dài của
dòng Nậm Nơn, chừng 60 - 70 km. Ba phần tư lưu vực của Nậm Nơn nằm phía
tây Trường Sơn, một phần tư thuộc sườn đông Trường Sơn. Nhờ quy luật
"Trường Sơn, đông nắng, tây mưa" mà lượng nước trong hồ thủy điện Bản Lả
khá điều hòa quanh năm, không phải chịu cảnh mùa khô thì hạn, mùa mưa thì
tràn. Với sức chứa 1,8 tỷ m
3
nước, thủy điện Bản Vẽ góp phần cắt lũ sông Cả và
sông Lam với khối lượng 300 triệu m
3
, đồng thời bổ sung nước cho hạ lưu vào
mùa hạn với lưu lượng gần 50 m
3
/giây.
Công trình thuỷ điện Bản Vẽ được khởi công xây dựng tháng 8/2004.
Hồ chứa nước Bình Điền nằm trên sông Hữu Trạch, 1 trong 3 phụ lưu chính của
sông Hương. Trong nghiên cứu quy hoạch lũ cho hạ du sông Hương đã xác định
cả ba hồ chứa lớn trên sông Tả Trạch, Hữu Trạch, Cổ Bi đều phải để dung tích
phòng lũ thích hợp. Trong đó hồ Tả Trạch có nhiệm vụ số 1 là phòng chống lũ với
dung tích phòng lũ 392,6 10
6
m
3
. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình và tính chất ác
liệt về dòng chảy lũ của lưu vực sông Hương thì hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du
của hồ chứa Tả Trạch bị hạn chế nên cả hồ chứa Bình Điền trên sông Hữu Trạch
và hồ chứa Cổ Bi trên sông Bồ vẫn phải có nhiệm vụ điều tiết, cắt giảm lũ cho hạ
du.
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 9
Toàn cảnh nhà máy Thủy điện Bản Vẽ nhìn từ trên đỉnh núi Yên Na xứ Nghệ.
Công trình thuỷ điện Bình Điền đã được khởi công xây dựng cuối năm 2004
với nhiệm vụ được xác định phát điện là chính có kết hợp với chống lũ và tăng
lưu lượng kiệt cho hạ du. Công trình có diện tích lưu vực 515Km
2
, dung tích hữu
ích 334,39 10
6
m
3
, công suất lắp máy 44 MW, điện lượng bình quân năm 181,66
10
6
KWh, lưu lượng đảm bảo xả xuống hạ du trong mùa kiệt là 21,99 m
3
/s (lưu
lượng kiệt tự nhiên tần suất 75% chỉ có 5,7 m
3
/s). Nhiệm vụ của tính toán hiệu
ích hạ du cho công trình này là xác định dung tích phòng lũ cho công trình để đạt
được yêu cầu phòng lũ hạ du đã được đặt ra (cụ thể ở đây là mực nước lũ tần
suất P=5%), khi có hồ Tả Trạch kết hợp với hồ Bình Điền cắt lũ không được vượt
quá cao trình 3,71m tại Kim Long).
Do biến đổi khí hậu và chịu sự ảnh hưởng của các trạm thủy điện xây dựng
phía thượng nguồn như thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố nên mực nước sông Cả vào
mùa khô thường xuống rất thấp, đặc biệt từ năm 2009 - 2010. Mực nước đo tại
cống Nam Đàn tháng 4/2010 là 0,18 m (thiết kế 1,15 m); Bara Đô Lương đo
tháng 3/2010 là 9,72 m (9,95 m), có lúc nhiều trạm bơm phải dừng hoạt động do
thiếu nước, toàn bộ sông Cấm huyện Nghi Lộc bị xâm nhập mặn không thể sử
dụng.
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 10
Hồ Kẻ Gỗ là một hồ chứa nước nhân tạo tại huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
Hiện là hồ nước lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Hồ Kẻ Gỗ là một công trình nhân tạo, nó
mang tính chất phục vụ thuỷ lợi là chính, hồ được xây dụng trên lưu vực của sông
Rào Cái. Hồ được khởi công xây dựng từ năm 1976 tới năm 1980 thì hoàn thành
các hạng mục chính, đến năm 1983 thì toàn bộ hệ thống được đưa vào sử dụng.
Hồ nằm giữa các sườn đồi, núi thuộc huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, cách thành
phố Vinh 70 km về phía nam. Hồ dài gần 30 km, gồm 1 đập chính và 10 đập phụ
với sức chứa hơn 300 10
6
m³ nước. Hồ Kẻ Gỗ đầu tiên do các nhà quy hoạch Pháp
thiết kế và bắt đầu thi công một số hạng mục thì chiến tranh thế giới lần thứ 2 và
sau đó là chiến tranh Đông Dương nổ ra nên bị bỏ dở. Cho mãi đến khi đất nước
thống nhất các nhà thiết kế thủy lợi Việt nam hoàn chỉnh thiết kế và thi công.
Hồ Kẻ Gỗ có dung tích toàn bộ 425 10
6
m
3
. Diện tích lưu vực (diện tích
hứng nước) của hồ là 223 km
2
; chế độ điều tiết nước trong hồ là nhiều năm. Đập
tạo hồ bằng đất đồng chất cao 37,4m dài 970m cùng 3 đập phụ; hồ có 3 tràn xả
lũ (tràn Dốc Miếu, tràn trong cống và tràn sự cố). Kênh chính rộng hơn 10m, dài
17,2 km, tải lưu lượng 28,2 m
3
/s; hệ thống kênh nhánh dài 110 km.
Nhiệm vụ của hồ là tưới cho 21.136 ha đất canh tác của huyện Cẩm Xuyên,
huyện Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh, chống lũ quét, chống xói mòn cho vùng hạ du;
cung cấp nước tưới phục vụ công nghiệp và sinh hoạt trong vùng với lưu lượng
1,6 m
3
/s; phát điện công suất lắp máy 2,3 MW.
Nguồn lợi kinh tế của hồ Kẻ Gỗ đem lại cho người nông dân nơi đây vô
cùng to lớn. Xưa đồng đất hạn hán một màu cát trắng, nay quanh năm đủ nước
để cấy trồng, muôn cây xanh tốt.
Hồ Kẻ Gỗ ra đời còn góp phần quan trọng cải tạo môi trường sinh thái,
cảnh quan thiên nhiên của cả một vùng rộng lớn, đã trở thành một khu bảo tồn
thiên nhiên có giá trị, một điểm du lịch sinh thái lý thú. Bao quanh hồ là rừng núi,
có 11.811 ha rừng tự nhiên, 261 ha rừng trồng. Rừng ở đây có trên 40 họ, 300
loài thân gỗ và nhiều động vật quý hiếm như trĩ sao, vượn đen, voi, gà lôi hồng
tía, đặc biệt là gà lôi lam mào đen.
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 11
Hồ Kẻ Gỗ - một công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lớn nhất
tỉnh.
Khí hậu vùng Kẻ Gỗ quanh năm mát mẻ. Điều lý thú là từ trên du thuyền bơi
trên mặt hồ nước trong veo du khách có thể chiêm ngưỡng và tận hưởng được
cái đẹp, cái nên thơ của sự giao hoà của mênh mông nước và bạt ngàn rừng.
Những dòng nước trắng xoá thả mình từ núi xanh xuống lòng hồ in rõ bóng trời
mây. Và về đêm dưới ánh trăng sao, không gian huyền bí càng huyền bí hơn bởi
âm thanh của sóng nước, gió rừng và tiếng gầm, tiếng hú, tiếng gọi đàn của
muôn loài cầm thú hoà quyện vào nhau…
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 12
Khu du lịch biển Thiên Cẩm đang thu hút được đông đảo du khách trong nước và
quốc tế.
II.3.2. Hiện trạng khai thác tài nguyên trên lưu vực sông
Nhu cầu dùng nước tăng cao, đặc biệt là cấp nước cho phát triển kinh tế xã
hội, công nghiệp, dân sinh, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên
tình hình sẽ xấu hơn nữa trong thời gian tới.
Việc khai thác cát trái phép đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, làm
biến đổi dòng chảy tự nhiên, sạt lở đất nông nghiệp, đe doạ đến tính mạng con
người và ảnh hưởng tới công trình quốc gia, nhưng tới 90% đối tượng khai thác
cát, sỏi trên sông Cả đều chưa có giấy phép hoạt động.
Tại một số xã có dòng sông Cả chảy qua, chính quyền còn buông lỏng trong
quản lý, cho mở bến bãi sai quy định. Một số hộ gia đình, cá nhân hai bên bờ sông
đa số sống dựa vào sông nước, thiếu việc làm nên đã khai thác cát sỏi bằng mọi
biện pháp. Thậm chí tình trạng khai thác cát sỏi còn diễn ra ngay sát dưới chân
cầu và đập bara Đô Lương – hai công trình quốc gia của huyện.
Việc khai thác bừa bãi đã tạo ra những bãi bồi, cồn nổi, có nơi lại tạo thành
những hố sâu hun hút, gây ra tình trạng sạt lở đất nông nghiệp của bà con, ảnh
hưởng đến tính mạng người dân và công trình quốc gia, môi trường nước cũng
bị ô nhiễm nặng.
Rất nhiều lần huyện phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh tiến
hành kiểm tra trên địa bàn các xã thường xuyên xảy ra tình trạng khai thác đá,
cát sỏi trái phép như Tràng Sơn, Bồi Sơn, Lưu Sơn, Đặng Sơn, Thị trấn, Ngọc
Sơn… và kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng vi phạm, tịch thu phương tiện
máy móc, đình chỉ khai thác, song được một thời gian đâu lại hoàn đó.
Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đồng ý cho huyện Đô Lương khảo sát khu vực
để khai thác, quy hoạch bãi tập kết cát sỏi, đảm bảo nhu cầu cung cấp nguyên vật
liệu xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định của Luật Khoáng sản 2010 và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Cùng với đó là tăng cường kiểm tra hoạt động khai
thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn, đặc biệt là tình trạng khai thác cát sỏi
trái phép tại khu vực xung yếu bảo vệ đất nông nghiệp ở xã Đặng Sơn, Bồi Sơn,
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 13
Lam Sơn, chân cầu và đập bara Đô Lương; kiểm tra việc đăng ký, đăng kiểm
phương tiện đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Một giải pháp cũng không
kém phần quan trọng là giúp các hộ dân sống hai bên bờ sông Cả chuyển đổi
nghề hay làm nghề phụ để ổn định cuộc sống.
Có như vậy mới mong ngăn chặn được tình trạng khai thác cát sỏi trái phép
đang “nóng” như hiện nay.
Việc khai thác trái phép dẫn tới vịệc tàn phá rừng xanh, gây ô nhiễm môi
trường, thất thoát tài nguyên, đặc biệt nguy cơ sập hầm chết người rất cao.
Dòng sông Cả hiền hòa giờ đây đang bị con người ngày đêm “mổ ruột” tìm
vàng, không chỉ làm tan hoang cảnh quan thơ mộng mà còn gây ô nhiễm nặng
tới cuộc sống của người dân đôi bờ.
Dòng sông đang “quằn quại” do gần trăm chiếc tàu đóng giữa sông ngày
đêm cho máy chạy xình xịch hối hả khai thác vàng. Việc “mổ ruột” sông Cả bắt
đầu từ khu vực thượng nguồn.
Sau khi công trình thủy điện bản Vẽ được xây dựng, tiếp tục có dự án xây
dựng thủy điện Khe Bố. Để có công trình thủy điện Khe Bố phải ngăn dòng sông
Cả đoạn qua xã Tam Quang, thuộc huyện miền núi Tương Dương.
Chưa ai thấy hình hài, bóng dáng gì về thủy điện thì khu vực thượng nguồn
sông Cả đã bị người dân huy động tàu thuyền, máy móc và bắt đầu một chiến
dịch khai thác vàng rầm rộ. Khai thác ồ ạt đến mức làm cho sông Cả đổi dòng và
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 14
xoáy nước lấn sâu vào cả khu vực dân cư của thị trấn Hòa Bình và làm sập cả ta
luy âm QL7.
Trên mặt sông lởm chởm, ngổn ngang những ụ đất đá do dân đãi vàng đùn
ra. Nhiều người dân bức xúc đã phản ánh tới nhiều cơ quan chức năng nhưng
đến nay tàu khai thác vàng vẫn còn hoạt động ngày đêm. Với lý do đơn giản là
cho phép tận thu vàng sa khoáng trong lòng hồ thủy điện.
Ở Tương Dương đã vậy, tình hình ở khu Con Cuông cũng bi đát không kém,
dân đổ xô đi đào vàng đã làm lòng sông tan hoang tới hàng chục cây số.
Một số người dân Lạng Khê cho biết nhiều hôm họ vớt được rất nhiều cá
chết trên sông, muốn lấy nước sạch uống phải đi xin nơi khác rồi cõng về.
Hơn nữa, đất đá bị đổ vô tội vạ đã ngăn dòng chảy, khiến khúc sông này bị
đổi dòng và có nguy cơ nước sông sẽ ngoạm vào cột trụ phía Bắc của chiếc cầu
đang xây dựng.
Được biết, trong hợp đồng giữa các “đầu nậu” với địa phương có cam kết
sau khi khai thác xong phải san lấp, trả lại mặt bằng cho dòng sông. Thế nhưng,
suốt hàng chục cây số, chỗ nào cũng lô nhô từng ụ đất đá lởm chởm đang làm đổi
dòng chảy và gây xói lở hai bên bờ.
Suốt dọc đoạn sông dài hàng chục cây số, hàng trăm “phu” đang ngày đêm
“mổ ruột” sông tìm vàng. Hầu hết họ là người được đưa từ nơi khác đến. Thực tế
này đã bác bỏ lý lẽ khai thác vàng sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân địa
phương.
Mặc dù công việc hết sức nặng nhọc, nhưng tiền công các “phu” được trả
cực kỳ rẻ mạt, trừ ngược xuôi chỉ còn chưa đầy 30.000 đồng/ngày. Trong khi
cánh thợ đào đãi oằn lưng ra để tìm vàng thì các “đầu nậu” chiều chiều ngồi xe
ôtô đi gom hàng để mang về xuôi.
Chính quyền địa phương cần xem xét lại việc cho phép khai thác vàng
trên sông Cả. Chỉ có thêm chưa đầy 65 triệu đồng/tháng (tiền thu từ các tàu khai
thác vàng) vào ngân sách địa phương, trong khi những gì đã mất và sẽ mất thì
không ai có thể lường hết được.
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 15
Tình hình khai thác vàng sa khoáng
- Tài nguyên đất trên lưu vực Sông Cả có tiềm năng rất lớn với 2.251.461,2 ha đất
tự nhiên, nhưng đang thoái hoá và ô nhiễm mạnh: đất nông nghiệp đã tồn dư
lượng phân bón hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật khá lớn, nhiều nơi đã gây ô
nhiễm môi trường đất, nước khá nghiêm trọng (Nam Sơn, Thạch Lưu, Vĩnh Lộc,
Khánh Lộc, Cẩm Thành, Kỳ Hưng ….); Đất lâm nghiệp bị suy thoái nặng do chặt
phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ. Tài nguyên đất còn bị suy
thoái và ô nhiễm môi trường đất do khai thác khoáng sản tự do và tràn lan trên
lưu vực.
- Tài nguyên nước trên lưu vực Sông cả rất phong phú với tổng lượng dòng chảy
trung bình năm khoảng 26,8 10
9
m
3
, nhưng do khai thác, sử dụng các hồ chứa
nước trên thượng nguồn và sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp, trong sinh
hoạt nhân sinh chưa hợp lý đã làm cho vùng đồng bằng trũng, đồng bằng ven
biển bị xâm nhập mặn và môi trường nước ở những vùng xung quanh nhà máy,
khu vực khai thác khoáng sản, bệnh viện, đô thị bị ô nhiễm.
- Tài nguyên sinh vật trên lưu vực Sông Cả rất đa dạng: Có khoảng 1193 loài thực
vật và 404 loài động vật bậc cao, diện tích rừng đạt 917.905 ha, độ che phủ rừng
trên lưu vực đạt 51,8%. Tài nguyên sinh vật có những biến đổi sâu sắc trong
những năm gần đây, do khai thác không hợp lý, nhiều động vật hoang dã (48
loài) có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều khu rừng bị cháy, chặt phá nghiêm trọng.
- Tài nguyên khoáng sản trên lưu vực Sông Cả rất phong phú, đã phát hiện được
310 mỏ và điểm quặng với 32 loại khoáng sản, thuộc nhóm khoáng sản nguyên
liệu, nhóm khoáng sản kim loại, nhóm khoáng sản không kim loại. Các mỏ này
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 16
phần lớn là mỏ nhỏ và trung bình, nhiều mỏ mới được thăm dò, đánh giá sơ bộ.
Hiện nay việc khai thác khoáng sản, không theo qui hoạch, nhiều mỏ bị khai thác
tự do, dây chuyền sản xuất, công nghệ lạc hậu đã làm lãng phí tài nguyên khoáng
sản, gây ô nhiễm môi trường (không khí, đất, nước) nghiêm trọng.
II.4. Tình hình thiên tai trên lưu vực sông
Ngập úng ở đồng bằng Nghệ Tĩnh chủ yếu phụ thuộc vào mưa nội đồng. Nếu
xảy ra vỡ đê thì tình hình ngập úng càng thêm nghiêm trọng. Việc tiêu úng chủ
yếu dựa vào các trạm bơm. Khi lũ lớn, thường các cống Bến Thủy, Trung Lương
không hoạt động vì nước ngoài sông cao hơn trong đồng. Biên độ thủy triều
trung bình trong tháng 9 ở Bến Thủy là 1,97m, lớn nhất là 2,92m, tại Cửa Hội
trong tháng 10 là 2,23m (cao nhất 2,58m). Gặp triều cao, nước úng ngập trong
đồng thoát ra biển rất khó khăn. Bão đổ bộ vào Hà Tĩnh - Đèo Ngang, có thể gây
nước dâng làm cho úng lụt thêm nghiêm trọng.
Qua nghiên cứu ta thấy thời gian xuất hiện lũ lớn trên các khu vực thượng
nguồn sông Cả, sông Hiếu và phần trung và hạ du sông Cả là lệch nhau. Đây là
điều kiện thuận lợi khi phối hợp vận hành các hồ chứa phòng lũ cho hạ du.
Những đặc điểm chính của dòng chảy lũ phục vụ việc vận hành phối hợp hệ thống
liên hồ chứa được tóm tắt như sau:
- Những trận lũ lớn ở thượng nguồn không gặp mưa lớn ở hạ du thì nước lũ ở hạ
du sông Cả không lớn.
- Lũ xảy ra vào tháng 7, 8 thường không nguy hiểm cho vùng hạ du một phần vì
các tháng này bão chưa hoạt động mạnh ở phần lưu vực.
- Lũ lớn ở các lưu vực sông nhánh lớn của sông Cả không xuất hiện cùng thời gian
với lũ lớn ở thượng nguồn của dòng chính sông Cả cho nên chưa xuất hiện tổ hợp
lũ bất lợi cho hạ du. Bên sông Hiếu lũ lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 10
trong khi đó lũ lớn ở thượng nguồn sông Cả lại xuất hiện vào tháng 8.
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 17
Cận cảnh thuỷ điện Bản Vẽ bị uy hiếp
Vùng Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, TP Vinh bị ảnh hưởng lớn, hậu quả
rất nặng nề: 23.000 ha lúa Hà Tĩnh bị hạn nặng, 6.000 ha diện tích thiếu nước để
gieo cấy, 8.000 ha ngô bị chết, vụ mùa bị đẩy lùi khiến năng suất giảm.
Hàng chục ngàn ha lúa đã gieo cấy đang thiếu nước, khô hạn
Trong khi đó sâu bệnh cũng phát sinh và diễn biến phức tạp. Hiện tại trên
diện tích lúa đã cấy, rầy nâu, rầy lưng trắng đã phát sinh với mật độ 50-70
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 18
con/m
2
, nơi cao lên đến 1.000 con/m
2
, bệnh lùn sọc đen đã gây hại trên 1.500 ha
ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Nghi Lộc, Anh
Sơn, Nam Đàn, Quỳ Hợp. Tình hình cháy rừng trên địa bàn cũng diễn biến phức
tạp, đến ngày 1/7/2010 đã xảy ra 12 vụ cháy với diện tích bị cháy hơn 83 ha.
Theo báo cáo từ Sở NN&PTNT Nghệ An đến ngày 8/7/2010, Nghệ An có 630
hồ đập thì có tới 600 hồ đập cạn nước trơ đáy. Nguồn nước trên sông Lam cũng
đang cạn kiệt làm cho nước cấp vào 2 hệ thống thuỷ nông Bắc và Nam bị thiếu
hụt lớn.
Sông Lam đoạn nước sâu chảy qua huyện Tương Dương cũng đã cạn dòng trồi
cả sỏi đá
III. ĐƯA RA GIẢI PHÁP, PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ
CÁC PHƯƠNG ÁN ĐÓ
III.1. Nguyên nhân
- Do biến đổi khí hậu nên xảy ra nhiều thiên tai lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn ở hạ
lưu.
- Do xây dựng và quản lý các hồ chứa chưa được đồng bộ
- Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, mưa nhiều tập trung trong thời gian ngắn.
- Do nạn phá rừng bừa bãi
- Do dân số đông, mật độ dân số cao, tỷ lệ tăng dân số nhanh nên nhu cầu dùng
nước tăng cao.
- Do khai thác khoáng sản không hợp lý đặc biệt là khai thác vàng sa khoáng và
cát sỏi. Việc khai thác khoáng sản, không theo qui hoạch, nhiều mỏ bị khai thác
tự do, dây chuyền sản xuất, công nghệ lạc hậu đã làm lãng phí tài nguyên khoáng
sản, gây ô nhiễm môi trường (không khí, đất, nước) nghiêm trọng.
III.2. Giải pháp khắc phục
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 19
- Để giảm nhẹ tác hại do thiên tai lũ lụt gây ra, bên cạnh các biện pháp công trình
như xây dựng hồ chứa phòng lũ ở đầu nguồn, còn cần thực thi các biện pháp
phi công trình như nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành hợp lý các hồ chứa,
nâng cao khả năng dự báo lũ, kéo dài thời gian dự báo lũ để có các biện pháp đối
phó với lũ lụt hiệu quả.
- Đưa ra các chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai hạn hán gây ra, ví dụ: UBND
tỉnh có quyết định trích ngân sách hỗ trợ cho các địa phương đơn vị vùng sản
xuất để nạo vét các công trình phục vụ chống hạn; hỗ trợ các huyện miền núi
(Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông và Quỳ Hợp…) mỗi huyện 300 triệu đồng mua
máy bơm; hỗ trợ tiền điện, tiền dầu phục vụ chống hạn
- Quy hoạch và xây dựng các hồ chứa và thuỷ điện đồng bộ và hợp lý
- Trồng rừng chắn gió, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Hạn chế và giảm thiểu suy thoái tài nguyên nước do dân số đông nên sử dụng
không hợp lý, ví dụ: nông nghiệp tưới tiêu hợp lý, nâng cấp công trình thuỷ lợi,
nâng cao hiệu quả quản lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
- Phòng chống ô nhiễm nước
- Phổ biến các Luật bảo vệ môi trường, cải tạo và khôi phục các lòng sông bị phá
huỷ. Và có các biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi
phạm.
Để giải quyết vấn đề trên, tỉnh Nghệ An đã tích cực huy động tài trợ, kêu gọi
các nhà đầu tư. Sau khi xem xét, Đoàn công tác của cơ quan quốc tế Nhật Bản tại
Việt Nam (JICA) đã đồng ý tài trợ Dự án xây dựng cống ngăn mặn giữ ngọt trên
sông Cả.
Dự án hoàn thành sẽ giải quyết được nhiều bài toán hóc búa tồn tài bấy lâu
nay, hạn chế nước biển dâng, kiểm soát mặc, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu,
tạo nguồn nước ngọt đảm bảo, cung cấp đầy đủ nước tưới, ổn định hệ động thực
vật Góp phần phát triển kinh tế - xã hội cũng như thuận tiện giao thông đi lại
giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Việc xây dựng cống ngăn mặn giữ ngọt trên sông Lam là phù hợp với ý kiến
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 190/TB-VPCP ngày
12/7/2010 và Thông báo số 4967/TB-BNN-VP của Bộ NN-PTNT. Tổng mức đầu
tư dự kiến 2.500 tỷ đồng, đảm bảo giao thông đường thủy thuận lợi với tàu trọng
tải 500 tấn
III.3. Đề xuất
Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 20
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá tổng hợp sử dụng hợp lý các dạng
tài nguyên: Đất, nước, khoáng sản và các loại hình thiên tai: lũ lụt, lũ quét, xói lở
bờ sông ở lưu vực sông Cả đề tài đã đưa ra kết luận sau:
1. Lưu vực Sông Cả là lưu vực sông lớn (27200 km
2
), có vị trí chiến lược chính trị,
quân sự, văn hoá do có đường biên giới dài 445 km, nhiều cửu khẩu quan trọng,
nhiều di tích văn hoá lịch sử đã được xếp hạng. Lưu vực Sông Cả chủ yếu là địa
hình đồi núi (khoảng 80%), đồng bằng (20%), có các dòng sông suối thẳng, ngắn,
độ dốc lòng dẫn lớn và nằm trong vùng có lượng mưa lớn, tập trung chủ yếu vào
tháng 8 - 9. Lưu vực Sông Cả có các thành tạo trầm tích lục nguyên, đá phiến sét
và các đới kiến tạo đang hoạt động. Đây là những nhân tố chính gây ra các dạng
thiên tai (lũ lụt, lũ quét, trượt lở, xói lở bờ sông,…) trên lưu vực.
2. Trong lưu vực Sông Cả do khai thác, sử dụng tài nguyên chưa hợp lý đã làm biến
động mạnh các dạng tài nguyên đất, nước và khoáng sản
3. Lưu vực Sông Cả là một trong những khu vực xảy ra thiên tai (lũ, lũ quét, trượt
lở, xói lở bờ sông,…) thường xuyên và nghiêm trọng. Các dạng thiên tai này đã
được nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, diễn biến, nguyên nhân phát sinh, trong đó
đặc biệt nguy hiểm là vùng nguy cơ thiên tai cao, bao gồm: Vùng đồi núi ở Kỳ
Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu và diện tích nhỏ ở Quỳ Hợp chủ yếu xảy
ra lũ quét – lũ bùn đá, trượt lở; Vùng đồng bằng Đô Lương, Nam Đàn, Hưng
Nguyên, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương khê, Quỳnh Lưu chủ yếu xảy ra lũ lụt và hai
bờ sông ở đây cũng bị xói lở mạnh.
4. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên (đất,
nước, khoáng sản) và các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trên lưu vực
Sông Cả. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển kinh
tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững.
5. Những kết quả của đề tài đã tạo dựng một bức tranh tổng hợp về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, về tài nguyên, môi trường; Là cơ sở khoa học cho các cấp
chính quyền (trung ương và địa phương) trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phân bố dân cư
và quản lý, phòng tránh thiên tai trong lưu vực sông.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top