mua_saochoi09

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1. Khái niệm và phân loại 3
1.1.1. Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng) 3
1.1.2. Phân loại theo tài sản bảo đảm 4
1.1.3. Phân loại theo rủi ro 6
1.2. Vai trò của hoạt động cho vay của NHTM 7
1.2.1. Đối với Ngân hàng 7
1.2.2. Đối với nền kinh tế 8
1.3. Những điều cần chú ý trong hoạt động cho vay của NHTM 8
1.3.1. Nguyên tắc cho vay 8
1.3.2. Điều kiện vay vốn 9
1.3.3. Đối tượng cho vay 10
1.3.4. Quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay 10
1.3.5. Hợp đồng 11
1.3.6. Xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay 12
2. Chất lượng cho vay của NHTM 12
2.1. Khái niệm 12
2.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của NHTM 13
2.2.1. Các chỉ tiêu giới hạn trong cho vay 13
2.2.2. Chỉ tiêu doanh số cho vay 14
2.2.3. Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay 14
2.2.4. Chỉ tiêu nợ xấu 14
2.2.5. Chỉ tiêu về số hộ vay vốn 15
2.2.6. Chỉ tiêu về tỷ lệ thu nợ bằng nguồn thu thứ nhất 15
2.2.7. Chỉ tiêu tỷ lệ thu lãi 15
2.2.8. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 15
2.2.9. Chỉ tiêu về quy trình cho vay, thời hạn cho vay 16
2.2.10. Chỉ tiêu về sự phát triển kinh tế của khách hàng 16
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của NHTM 16
2.3.1. Các nhân tố chủ quan 16
2.3.2. Các nhân tố khách quan 18
CHƯƠNG II 20
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI 20
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CHÍ LINH 20
1. Giới thiệu về ngân hàng 20
2. Thực trạng chất lượng cho vay hộ nông dân tại chi nhánh NHNo_CL 22
2.1. Vốn vay ngân hàng đối với sự phát triển sản xuất của hộ nông dân 22
2.1.1. Đặc điểm hộ nông dân tại địa phương 22
2.1.2. Vai trò của vốn vay ngân hàng đối với sự phát triển sản xuất của hộ nông dân 24
2.2. Chất lượng cho vay hộ nông dân tại NHNo_CL 29
2.2.1. Chỉ tiêu doanh số cho vay 29
2.2.2. Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay 30
2.2.3. Chỉ tiêu nợ xấu 32
2.2.4. Chỉ tiêu về kết quả thu lãi 34
2.2.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 35
2.2.6. Biện pháp bảo đảm tiền vay 35
2.2.7. Quy trình cho vay 37
2.3. Đánh giá chất lượng cho vay hộ nông dân tại NHNo_CL 39
2.3.1. Những mặt đã đạt được 39
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 43
CHƯƠNG III 50
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY 50
HỘ NÔNG DÂN TẠI NHNo_CL 50
1. Định hướng trong thời gian tới của hoạt động cho vay hộ nông dân 50
2. Một số giải pháp để xuất 50
3. Kiến nghị 55
3.1. Với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 55
3.2. Với Ngân hàng cấp trên 56
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 61
LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sau khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới -WTO, từng bước hòa nhập vào nền kinh tế sôi động của thế giới thì thị trường tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng có những cơ hội thuận lợi cũng như phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn, cơ hội được tiếp xúc với khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và thị trường rộng lớn, đa dạng; đồng thời theo nó cũng là thách thức của sự cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi các ngân hàng phải vươn lên, tự khẳng định mình với vị thế sân nhà và lớn hơn nữa là với thị trường quốc tế. Tất cả những doanh nghiệp, dù là trong lĩnh vực nào nếu không đáp ứng được những đòi hỏi trên thì việc sẽ khó khăn trong hoạt động kinh doanh là khó tránh khỏi. Các ngân hàng nước ta hầu hết đều khá lạc hậu so với các nước tiên tiến trên thế giới, lạc hậu về công nghệ, về trình độ, vì vậy mà việc cạnh tranh cũng không phải là dễ dàng.
NHNo Chí Linh đã và đang phải cạnh tranh với các ngân hàng khác nhau trên địa bàn, có cả chi nhánh ngân hàng trong nước và cả chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, vì vậy việc phải từng bước hoàn thiện công tác tổ chức cũng như nghiệp vụ phục vụ khách hàng để phát huy và tăng cường lợi thế của chi nhánh là một việc hết sức quan trọng và cần thiết. Ở một địa bàn có hơn 95% số vốn xin vay là để sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ thì chứng tỏ kinh tế hộ nông dân là một mảng hết sức quan trọng với ngân hàng, việc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, vì vậy việc nâng cao chất lượng cho vay hộ nông dân là một trong những vấn đề được đặc biệt chú ý.
Trên địa bàn huyện Chí Linh có 9 Quỹ Tín dụng nhân dân, 5 Ngân hàng Thương mại Quốc doanh (Ngân hàng Đầu t¬ư & Phát triển - BIDV, Ngân hàng Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng công thương - Incombank, Ngân hàng Ngoại thương - Vietcombank và Ngân hàng No&PTNT Chí Linh), 2 chi nhánh Ngân hàng Cổ phần (Sacombank, Ocean Bank), cần lưu ý rằng một số ngân hàng đã lắp đặt máy rút tiền tự động – ATM để phục vụ khách hàng của mình trong khi NHNo Chí Linh lại chưa trang bị phương tiện này, ngoài ra còn có Ngân hàng chính sách xã hội. Đây thực sự là khó khăn lớn đối với NHNo Chí Linh nên đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của tất cả các cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc tự hoàn thiện mình để thu hút khách hàng và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. NHNo Chí Linh xác định: “Mở rộng tín dụng phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng”. Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng, nhận thấy hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng là cho vay, chủ yếu là cho vay hộ nông dân, tuy đã đạt được nhữnh thành tích hết sức quan trọng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập cần khác phục và hoàn thiện nên tui quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương” cho chuyên đề tốt nghiệp, vừa là để học hỏi, tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như đề xuất các giải pháp thực tiễn để góp phần giúp hoạt động cho vay của ngân hàng đạt chất lượng tốt hơn, thu hút nhiều khách hàng và nâng cao vị thế của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng chất lượng cho vay hộ nông dân tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chí Linh - Hải Dương giai đoạn 2005 đến nay và đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho vay của chi nhánh trong những năm tiếp theo.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính là lấy số liệu và tổng hợp, phân tích, so sánh qua các năm và với các đơn vị khác cùng ngành, cùng địa bàn.





CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1. Khái niệm và phân loại
Khái niệm: Cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể (NHTM và người vay), trong đó một bên(NHTM) chuyển giao tiền hay tài sản cho bên kia (người vay) sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hay tài sản cam kết hoàn trả vốn (cả gốc và lãi) cho bên cho vay vô điều kiện theo thời hạn đã thỏa thuận.
Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại là tài trợ cho khách hàng dựa trên cơ sở tín nhiệm gọi là hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng được phân chia thành nhiều loại khác nhau, theo những cách khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng hay mục tiêu quản lý của ngân hàng. Có những cách phân loại thường dùng như sau:
1.1.1. Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng)
Phân chia theo thời gian là cách ngân hàng hay sử dụng, nó liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, tính sinh lời hay rủi ro, khả năng hoàn trả của khách hàng cũng như khả năng thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy mà phân chia theo thời hạn tín dụng cần tuân thủ quy tắc rất nghiêm túc và chặt chẽ. Theo thời gian, tín dụng được phân chia thành tín dụng ngắn, trung và dài hạn như sau:
• Tín dụng ngắn hạn: các khoản tín dụng có thời hạn từ 12 tháng trở xuống
• Tín dụng trung hạn: các khoản tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm
• Tín dụng dài hạn: các khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm
Các khoản tín dụng có thời hạn khác nhau sẽ được áp dụng các mức lãi suất khác nhau, theo nguyên tắc thời gian càng dài thì rủi ro càng cao nên lãi suất vì thế cũng tăng theo, áp dụng đối với cả hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động cho vay. Thông thường, ngân hàng sử dụng một nguồn nào đó để cho vay các khoản có thời hạn tín dụng tương ứng với nó, ví dụ nguồn trung và dài hạn thường cấp cho các khoản vay trung, dài hạn, trong trường hợp thiếu hụt nguồn tương ứng, ngân hàng sẽ chuyển một phần từ nguồn khác sang nhưng với một tỷ lệ quy định cho phép để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.
1.1.2. Phân loại theo tài sản bảo đảm
Theo tài sản bảo đảm, tín dụng được phân chia thành tín dụng có bảo đảm bằng tài sản và tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản.
Tài sản bảo đảm là một hình thức đảm bảo cho ngân hàng có thể thu được nợ, theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay hay bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Tài sản bảo đảm là hình thức để ngân hàng có thể chắc chắn thu được nợ, là nguồn trả nợ thứ hai của người vay, trong trường hợp nguồn thứ nhất (nguồn từ kết quả sản xuất kinh doanh) vì nguyên do nào đó mà không có để trả hay trả không đủ vốn (cả gốc và lãi) cho ngân hàng.
Tài sản bảo đảm thường áp dụng khi cho vay với những khách hàng có uy tín không cao đối với ngân hàng, khả năng gặp rủi ro lớn hay những khách hàng mới giao dịch lần đầu, nhưng hiện nay các ngân hàng thường đều áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản để hạn chế rủi ro mất vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản của người vay, của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó, giá trị quyền sử dụng đất của người đó (bao gồm người vay và bên bảo lãnh), tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh (nếu là doanh nghiệp nhà nước) hay là chính tài sản hình thành từ vốn vay, trong trường hợp này thì tài sản bảo đảm khi đi vay của khách hàng chính là tài sản hình thành trong tương lai.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

DangNgocAnh

New Member
Re: [Free] Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chí Linh - Tỉnh Hải Dương

cho mình xin link với ad
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty cổ phần Bình Dương Star Quản trị Chất lượng 0
D Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên kinh doanh của công ty TNHH manulife Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phần buông phòng của kháchsạn Brilliant Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
C Em nhờ ad tải hộ em giúp tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Sinh viên chia sẻ 1
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác Quân sự Quốc phòng địa phương Văn hóa, Xã hội 0
D Nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận Lễ tân khách sạn Crowne Plaza West Hanoi Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top