luuly_maunho

New Member
MỤC LỤC
Chương 1GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
1.3Mục tiêu nghiên cứu 6
1.4Câu hỏi nghiên cứu 6
1.5Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.6Phương pháp nghiên cứu 6
1.7Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 7
1.8Kết cấu của đề tài 7
Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 8
2.1Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 8
2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính 8
2.1.2Mục tiêu, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 9
2.2Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính 11
2.2.1Phương pháp so sánh 11
2.2.2Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích 13
2.2.3Phương pháp loại trừ 13
2.2.4Phương pháp liên hệ cân đối 14
2.2.5 Phương pháp Dupont 15
2.3Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 17
2.3.1Đánh giá khái quát tình hình tài chính 17
2.3.2Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 20
2.3.3Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 25
2.3.4Phân tích hiệu quả kinh doanh 31
Chương 3THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY THAN HÀ TU 37
3.1Khái quát chung về Công ty than Hà Tu 37
3.1.1Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty 37
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Hà Tu 39
3.1.2Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Hà Tu 39
3.1.3Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty than Hà Tu 41
3.1.4Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty than Hà Tu 44
3.2Thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Công ty than Hà Tu 45
3.2.1Về quy trình phân tích tài chính và nguồn dữ liệu phục vụ công tác phân tích báo cáo tài
chính tại Công ty than Hà Tu 45
3.2.2Phương pháp phân tích tài chính 46
3.2.3Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Công ty than Hà Tu 47
Chương 4THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THAN HÀ TU VINACOMIN 72
4.1Đánh giá công tác phân tích tài chính tại công ty than Hà Tu Vinacomin 72
4.1.1Những mặt đạt được 72
4.1.2Hạn chế và nguyên nhân 73
4.2Sự cần thiết hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty than Hà Tu Vinacomin 76
4.2.1Định hướng phát triển công ty than Hà Tu Vinacomin 76
4.2.2Sự cần thiết hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty than Hà Tu Vinacomin. .78
4.3Nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty than Hà Tu Vinacomin 79
4.4Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty than Hà Tu
Vinacomin 79
4.4.1Phương hướng hoàn thiện 79
4.4.2Giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Công ty than Hà Tu
Vinacomin 80
4.5Các đóng góp của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai 90
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 93
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 BC LCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2 BCTC Báo cáo tài chính
3 BTC Bộ tài chính
4 CDKT Cân đối kế toán
5 CP Cổ phần
6 DT Doanh thu
7 KQKD Kết quả kinh doanh
8 LNST Lợi nhuận sau thuế
9 LNTT Lợi nhuận trước thuế
10 NQH Nợ quá hạn
11 QĐ Quyết định
12 TCKT Tổ chức kinh tế
13 TCTD Tổ chức tín dụng
14 TSCĐ Tài sản cố định
15 DN Doanh nghiệp
16 VCSH Vốn chủ sở hữu
17 VDL Vốn điều lệ
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Chương 1GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
1.3Mục tiêu nghiên cứu 6
1.4Câu hỏi nghiên cứu 6
1.5Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.6Phương pháp nghiên cứu 6
1.7Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 7
1.8Kết cấu của đề tài 7
Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 8
2.1Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 8
2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính 8
2.1.2Mục tiêu, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 9
2.2Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính 11
2.2.1Phương pháp so sánh 11
2.2.2Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích 13
2.2.3Phương pháp loại trừ 13
2.2.4Phương pháp liên hệ cân đối 14
2.2.5 Phương pháp Dupont 15
2.3Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 17
2.3.1Đánh giá khái quát tình hình tài chính 17
2.3.2Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 20
2.3.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính 20
2.3.2.2 Phân tích báo cáo tài chính để xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh 23
2.3.3Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 25
2.3.3.1Phân tích tình hình thanh toán 25
2.3.3.2Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 28
2.3.4Phân tích hiệu quả kinh doanh 31
2.3.4.1Hệ thống chỉ tiêu khái quát 31
2.3.4.2Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 31
2.3.4.3Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 33
2.3.4.4 Phân tích khả năng sinh lợi của vốn 35
Chương 3THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY THAN HÀ TU 37
3.1Khái quát chung về Công ty than Hà Tu 37
3.1.1Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty 37
3.1.1.1Tổng quan về công ty than Hà Tu 37
3.1.1.2Quá trình hình thành và phát triển 37
3.1.1.3 Nguyên tắc hoạt động 38
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Hà Tu 39
Ngành, nghề kinh doanh của công ty 39
3.1.2Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Hà Tu 39
3.1.2.1Ngành, nghề kinh doanh của công ty 39
3.1.2.2Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phầm của công ty 39
3.1.3Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty than Hà Tu 41
3.1.3.1Đại hội đồng cổ đông 41
3.1.3.2Hội đồng quản trị 42
3.1.3.3Ban kiểm soát 42
3.1.3.4Ban giám đốc 42
3.1.3.5Các phòng ban nghiệp vụ 43
3.1.4Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty than Hà Tu 44
3.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 44
3.1.4.2Tổ chức công tác kế toán 45
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 45
3.2Thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Công ty than Hà Tu 45
3.2.1Về quy trình phân tích tài chính và nguồn dữ liệu phục vụ công tác phân tích báo cáo tài
chính tại Công ty than Hà Tu 45
3.2.2Phương pháp phân tích tài chính 46
3.2.3Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Công ty than Hà Tu 47
3.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 47
a)Đánh giá khái quát tình hình biến động vốn của công ty 48
b)Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản của công ty 50
3.2.3.2Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. .55
a)Phân tích cơ cấu tài sản 55
b)Phân tích tình hình bố trí cơ cấu nguồn vốn 58
c)Phân tích báo cáo tài chính để xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty than Hà Tu 62
3.2.3.3Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá về tình hình và khả năng thanh toán của
Công ty than Hà Tu 63
a)Phân tích tình hình thanh toán 64
b)Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 67
3.2.3.4Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
than Hà Tu 68
a)Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 68
b)Phân tích khả năng sinh lợi của vốn 70
Chương 4THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THAN HÀ TU VINACOMIN 72
4.1Đánh giá công tác phân tích tài chính tại công ty than Hà Tu Vinacomin 72
4.1.1Những mặt đạt được 72
4.1.2Hạn chế và nguyên nhân 73
4.2Sự cần thiết hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty than Hà Tu Vinacomin 76
4.2.1Định hướng phát triển công ty than Hà Tu Vinacomin 76
4.2.2Sự cần thiết hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty than Hà Tu Vinacomin. .78
4.3Nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty than Hà Tu Vinacomin 79
4.4Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty than Hà Tu
Vinacomin 79
4.4.1Phương hướng hoàn thiện 79
4.4.2Giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Công ty than Hà Tu
Vinacomin 80
4.4.2.1Về phương pháp phân tích 81
4.4.2.2Về tổ chức và nhân sự cho công tác phân tích tài chính 82
4.4.2.3 Về kỹ thuật và công nghệ 83
4.4.2.4 Về công tác kế toán, kiểm toán, thống kê 83
4.4.2.5 Về nội dung phân tích 84
a)Hoàn thiện đánh giá khái quát tình hình tài chính 84
b)Hoàn thiện phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 86
c)Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than
Hà Tu Vinacomin 87
4.5Các đóng góp của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai 90
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 93
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Nguồn tài trợ tài sản Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ khai thác, chế biến và tiêu thụ than Error: Reference source
not found
Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty than Hà Tu Error: Reference
source not found
Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Với bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị
trường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn. Do
hạn chế về khả năng và nguồn lực, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế buộc phải
hợp tác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
nghiên cứu phát triển mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu. Để có được bức tranh
toàn cảnh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một
tổng thể hợp nhất, phân tích báo cáo tài chính trở thành công cụ gắn liền với mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh cua các doanh nghiệp, các công ty. Việc phân tích tài
chính trong nội bộ mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, nó sẽ giúp cho công ty nắm
chắc được thực trạng kinh doanh, biết được hiệu quả sử dụng vốn của mình và nhờ
đó, các nhà quản lý sẽ đề ra được những biện pháp hữu hiệu đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty nhằm phát huy những thế mạnh hiện có, đồng thời
khắc phục kịp thời những tồn tại, khó khăn trong hoạt động tài chính.
Công ty than Hà Tu là một trong những công ty than thuộc tập đoàn than đang
đứng trước những khó khăn và thách thức lớn. Để tồn tại trong tình hình kinh tế đầy
khó khăn và nhiều biến động, công ty than Hà Tu buộc phải tìm ra hướng đi và
chiến lược phát triển nhằm đứng vững trên thị trường. Việc phân tích báo cáo tài
chính sẽ giúp công ty đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, phát triển kinh doanh trong điều
kiện cạnh tranh đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý trực tiếp. Việc phân tích báo
cáo tài chính có thể nắm bắt được biến động kịp thời của giá bán trên thị trường ảnh
hưởng tới doanh thu của công ty. Từ đó công ty có thể đưa ra những chính sách hợp
lý trong từng thời kỳ. Cân đối giữa lượng than xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Cân đối, cắt giảm chi phí hợp lý, hợp lệ. Đồng thời xác định giá bán đối với từng
loại khách hàng cụ thể qua đó đẩm bảo được lợi nhuận. Tránh tình trạng lợi nhuận
giảm đột ngột ảnh hưởng xấu tới uy tín và tình hình tài chính chung của công ty.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính nhằm đuaqư
ra cho các nhà quản lý công ty bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và kết quả
i
hoạt động kinh doanh để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn cho sự phát
triển của công ty, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện phaant ích báo cáo tài
chính của Công ty than Hà Tu”.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cưu
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.8. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính
Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính của công ty than Hà Tu
Chương 4: Ứng dụng kết quả phân tích báo cáo tài chính nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của công ty than Hà Tu
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.1 Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
2.2 Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính
•Phương pháp so sánh
•Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
•Phương pháp loại trừ
•Phương pháp liên hệ cân đối
•Phương pháp Dupont
2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
•Đánh giá khái quát tình hình tài chính
•Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh
doanh
ii
•Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
•Phân tích hiệu quả kinh doanh
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY THAN HÀ TU VINACOMIN
3.1 Khái quát chung về công ty than Hà Tu
Công ty than Hà Tu
Công ty than Hà Tu tiền thân là mỏ than Hà Tu – một doanh nghiệp Nhà nước,
là công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty than Việt Nam (nay đổi
tên thành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) được thành lập
theo quyết định số 2620/QĐ – TCCB ngày 17/09/1996 của Bộ Công nghiệp; đăng
ký kinh doanh số 110947 ngày 14/10/1996 của Uỷ ban Kế hoạch tình Quảng Ninh
cấp ngày 12/10/1996. Công ty được giao tiếp quản năm 1995, được chính thức
thành lập từ ngày 01/08/1960, trở thành đơn vị thành viên Tổng công ty than Việt
Nam kể từ ngày 06/05/1996.
Ngày 01/10/2001, Tổng công ty than Việt Nam ra quyết định số 405/QĐ –
HĐQT đổi tên Mỏ than Hà Tu thành Công ty than Hà Tu kể từ ngày 16/11/2001.
Theo quyết định số 4235/QĐ-BCN ngày 28/12/2005 về việc cổ phần hóa Công ty
than Hà Tu của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, quyết định số 2062/QĐ-BCN ngày
09/08/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt kế hoạch triển khai cổ
phần hóa các doanh nghiệp thành viên trong đó có Công ty than Hà Tu. Công tu
than Hà Tu đã thực hiện triển khai đầy đủ các bước cổ phần hóa theo quy định của
Nhà nược và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần theo Giấy
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2203000744 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Quảng Ninh cấp ngày 25/12/2006 với tên gọi mới là “ Công ty Cổ phần than Hà Tu
– TKV”.
3.2 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Công ty than Hà Tu
• Về quy trình phân tích tài chính và nguồn dữ liệu phục vụ công tác phân tích
báo cáo tài chính tại Công ty than Hà Tu
iii
• Phương pháp phân tích tài chính
• Nội dung phấn tích báo cáo tài chính tại Công ty than Hà Tu
 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty
 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh
doanh
 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chương 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY THAN HÀ TU
4.1 Đánh giá công tác phân tích tài chính tại công ty than Hà Tu
• Những mặt đạt được
• Hạn chế và nguyên nhân
4.2 Sự cần thiết hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty than Hà Tu
4.3 Nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty than Hà Tu
4.4 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công
ty cổ phần than Hà Tu
•Phương hướng hoàn thiện
•Giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại công ty than Hà
Tu
 Về phương pháp phân tích
 Về tổ chức và nhân sự cho công tác phân tích tài chính
 Về kỹ thuật và công nghệ
 Về công tác kế toán, kiểm toán, thống kê
 Về nội dung phân tích
4.5 Các đóng góp của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai
iv
Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Với bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị
trường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn. Do
hạn chế về khả năng và nguồn lực, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế buộc phải
hợp tác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
nghiên cứu phát triển mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu. Để có được bức tranh
tòan cảnh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một
tổng thể hợp nhất, phân tích báo cáo tài chính trở thành công cụ gắn liền với mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các công ty.
Việc phân tích tài chính trong nội bộ mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, nó
sẽ giúp cho công ty nắm chắc được thực trạng kinh doanh, biết được hiệu quả sử
dụng vốn của mình và nhờ đó, các nhà quản lý sẽ đề ra được những biện pháp
hữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm phát huy
những thế mạnh hiện có, đồng thời khắc phục kịp thời những tồn tại, khó khăn
trong hoạt động tài chính.
Công ty than Hà Tu Vinacomin là một trong những công ty than thuộc tập
đoàn than Vinacomin đang đứng trước những khó khăn và thử thách lớn. Để tồn tại
trong tình hình kinh tế đầy khó khăn và nhiều biến động, công ty than Hà Tu
Vinacomin buộc phải tìm ra hướng đi và chiến lược phát triển nhằm đứng vững trên
thị trường.
Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp công ty đảm bảo các mục tiêu lợi
nhuận, phát triển kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh đồng thời nâng cao hiệu
quả quản lý trực tiếp. Việc phân tích báo cáo tài chính có thể nắm bắt được biến
động kịp thời của giá bán trên thị trường ảnh hưởng tới doanh thu của công ty. Từ
đó công ty có thể đưa ra được những chính sách hợp lý trong từng thời kỳ. Cân đối
giữa lượng than xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Cân đối, cắt giảm chi phí hợp lý,
hợp lệ. Đồng thời xác định giá bán đối với từng loại khách hàng cụ thể qua đó đảm
1
bảo được lợi nhuận. Tránh tình trạng lợi nhuận giảm đột ngột ảnh hưởng xấu tới uy
tín và tình hình tài chính chung của công ty.
Công ty than Hà Tu cũng nhưng các công ty khác thuộc ngành than đều chịu
sự tác động quản lý của Tập đoàn công nghiệp than- khoáng sản Việt Nam. Việc
đảm bảo phát triển theo định hướng chung của tập đoàn và tìm ra hướng đi riêng
của công ty là một việc quan trọng. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ
thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không
chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị
doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh
tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Việc phân tích
báo cáo tài chính sẽ giúp công ty đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của
minh thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên
cơ sở các so sánh đó, công ty sẽ tạo lập nên được lợi thế so sánh với các đối tác của
mình và nhợ lợi thế này mà công ty có thể thỏa mãn tốt hơn các khách hàng mục
tiêu.
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ
tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt
này và có hạn chế về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được
điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt
nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một
doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh
nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống
thông tin… Chính vì vậy việc phân tích báo cáo tài chính một cách toàn diện cả về
định tính và định lượng sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm vững được
các điểm mạnh điểm yếu còn tồn tại trong công ty qua đó phát huy thế mạnh, khắc
phục điểm yếu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thế giới.
Bên cạnh đó, báo cáo tài chính phục vụ trực tiếp cho các nhà quản lý công ty.
Qua phân tích báo cáo tài chính các nhà quản lý nắm bắt được tình hình tài chính
của công ty đồng thời xem xét được mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra,
2
xem xét được tốc độ tăng trưởng qua đó có những định hướng điều chỉnh giúp công
ty hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh trong năm.
Qua phân tích báo cáo tài chính, các nhà quản lý hiểu được hiểu được chiến
lược công ty và xây dựng chiến lược bộ phận; hiểu được văn hóa công ty và biết
cách xây dựng văn hóa bộ phận; hiểu được hệ thống quản lý công ty và biết cách
xây dựng hệ thống quản lý bộ phận. Tránh tình trạng xây dựng mục tiêu tăng trưởng
được dựa trên một bối cảnh lạc quan dẫn đến sai lầm về huy động và sử dụng nguồn
lực tài chính quá mức. Việc phân tích báo cáo tài chính thường xuyên sẽ giúp cho
các nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động của thị trường qua đó điều chỉnh
mục tiêu tăng trưởng cho phù hợp với từng thời kỳ.
Sự phát triển và tình hình tài chính của công ty chịu sự tác động mạnh của các
dự án lớn mà công ty thực hiện hàng năm. Chính vì thế việc công ty thực hiện các
dự án đó như thế nào là điều hết sức quan trọng. Các câu hỏi mà các nhà quản lý đặt
ra là tiềm lực tài chính và nguồn vốn vay của họ như thế nào? Có đủ sức để thực
hiện dự án hay không. Sự thiếu thận trọng trong phân tích và đánh giá tiềm lực tài
chính thường phải trả giá bằng việc đẩy hệ số nợ lên mức rất cao, các dự án dở dang
đọng vốn, công ty rơi vào tình trạng gặp khó khăn trong thanh toán. Sự tăng trưởng
này thường được gọi là tăng trưởng quá nóng và nó được xây dựng dựa trên tham
vọng của nhà lãnh đạo nhưng không căn cứ đến năng lực thực tế của doanh nghiệp.
Chính vì thế việc phân tích báo cáo tài chính là việc làm không thể thiểu đối với
mỗi công ty nói chung và công ty than Hà Tu nói riêng.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính nhằm đưa ra
cho các nhà quản lý công ty bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và kết quả
hoạt động kinh doanh để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn cho sự phát
triển của công ty, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện phân tích báo cáo
tài chính của Công ty than Hà Tu Vinacomin”.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân
tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi
phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc
3
ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu
của phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng,
một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đang
được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc
ra quyết định hợp lý. Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay
hay từ chối hay nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang
một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài
chính có chất lượng.
Đứng trên tầm quan trọng và phức tạp đó, không ít người làm kinh tế và
nghiên cứu kế toán, phân tích đã đưa ra những chuẩn mực chung và hệ thống hóa quá
trình phân tích báo cáo tài chính của một đơn vị kinh tế. Trong các sách quản lý tài
chính cũng đề cập một phần không nhỏ ý nghĩa của các chỉ số phân tích báo cáo tài
chính như “ Quản lý tài chính- Tata Mc- Graw Hill năm 1988”; “ Phân tích tài chính
doanh nghiệp- Ths Ngô Kim Phượng”; “ Phân tích tài chính- TS Ngô Minh Kiều”;…
trong các giáo trình và sách hướng dẫn đều nêu rõ quá trình phân tích báo cáo tài
chính đồng thời đưa ra những biện pháp cụ thể với các mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên các
giáo trình và các sách quản lý tài chính chỉ đưa ra các biện pháp chung chung, không
cố định vào một loại hình doanh nghiệp hay một ngành nghề cụ thể nào. Các đơn vị
tài chính, các công ty dựa trên lý thuyết đó mà tự tổ chức phân tích cho phù hợp với
đặc điểm công ty mình, không nhất quán hay có sự thống nhất chung.
Bên cạnh đó cũng có không ít công trình nghiên cứu khoa học viết về đề tài
phân tích báo cáo tài chính. Trong đó có thể chia làm các nhóm chính sau:
Nhóm một: “ Hoàn thiện một khía cạnh trong phân tích báo cáo tài chính”
Nhóm đề tài này gồm có: “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các
công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” tác giả Trần Thị
Thu Phong, luận án ĐH KTQD năm 2012; “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích
tài chính tại tổng công ty hàng không Việt Nam” tác giả Trần Thị Minh Phương,
luận án ĐH KTQD năm 2008, Nhóm công trình này đi sâu phân tích, hoàn thiện
một khía cạnh của phân tích báo cáo tài chính nhằm đưa ra phương hướng về một
mục tiêu cụ thể: về sử dụng vốn, về hiệu quả sản xuất kinh doanh,…
4
Nhóm hai: “ Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong một nhóm doanh
nghiệp thuộc cùng một ngành” gồm có: “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với
việc phân tích tài chính trong các DN xây dựng ở Việt Nam” tác giả Nguyễn Văn
Hiếu, luận văn ĐH KTQD năm 2003; “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” tác giả Vũ Thị Nam, luận
văn ĐH KTQD năm 2003. Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này đề cập đến
một nhóm các doanh nghiệp có cùng đặc điểm ngành, từ đó đưa ra các giải pháp
hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong mỗi ngành.
Nhóm ba: “ Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong một công ty cụ thể”
Nhóm công trình nghiên cứu này được phân ra làm hai nhóm nhỏ gồm: Hoàn thiện
phân tích BCTC với chủ thể là nhà phân tích: “Hoàn thiện phân tích hệ thống báo
cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vincom” tác giả Trương Huyền Minh, luận văn
ĐH KTQD năm 2008; “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại các công ty cổ
phần thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội” tác giả Vũ Thị Thu Hà, luận văn ĐH
KTQD năm 2008; “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong các doanh nghiệp
sản xuất thuộc Tổng công ty Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam” tác giả Nguyễn Thu
Hằng, luận văn ĐH KTQD năm 2008,… , thứ hai là phân tích báo cáo tài chính với
chủ thể phân tích là tác giả như “ Phân tích hiệu quả hoạt động dịch vụ tài chính
bưu chính tại tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” tác giả Nguyễn Phương
Hoa, luận văn ĐH KTQD năm 2007. Nhóm công trình nghiên cứu này đi sâu vào
việc phân tích báo cáo tài chính tại một công ty cụ thể, với đặc điểm sản xuất kinh
doanh, môi trường kinh doanh và thuận lợi khó khăn riêng, từ đó góp phần hoàn
thiện hệ thống phân tích báo cáo tài chính và đưa ra những giải pháp, hướng đi
trong hoạt động tài chính tại đơn vị.
Đề tài phân tích báo cáo tài chính là một đề tài phổ biến, có nhiều công trình
nghiên cứu khoa học thực tiễn, tuy nhiên việc phân tích báo cáo tài chính lại là công
việc đòi hỏi sự linh động cho phù hợp với từng ngành, từng công ty trong từng thời
kỳ kinh tế cụ thể. Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào về việc phân tích báo
cáo tài chính tại công ty than Hà Tu- Vinacomin, bên cạnh đó phân tích báo cáo tài
chính tại công ty còn có một số điểm chưa hoàn thiện.
5
Dựa trên các công trình nghiên cứu đi trước, tác giả lựa chọn hoàn thiện phân
tích báo cáo tài chính tại công ty than Hà Tu- Vinacomin nhằm đóng hoàn thiện hệ
thống phân tích báo cáo tài chính tại đơn vị đồng thời góp phần phong phú thêm
cho hệ thống công trình nghiên cứu khoa học về phân tích.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cớ sở nghiên cứu một cách khoa học về công tác phân tích báo cáo tài
chính tại công ty, luận văn hướng tới các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu và hoàn thiện lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiêp.
- Quan điểm, nguyên tắc và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính
tại Công ty than Hà Tu Vinacomin.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài trả lời các câu hỏi sau:
- Cơ sơ lý luận về phân tích báo cáo tài chính hiện nay như thế nào?
- Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty than Hà Tu
Vinacomin hiện nay ra sao?
- Phương hướng hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính
tại công ty than Hà Tu Vinacomin như thế nào?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: phương pháp, nội dung và tổ chức phân tích báo cáo
tài chính.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phương pháp và nội dung phân tích tài
chính tại Công ty than Hà Tu Vinacomin
1.6 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: trên cơ sở phân tích lý thuyết và thực tiễn
công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp, đề tài khái quát hoá bản chất của công
tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty,trên cơ sở đánh giá đó nhằm đưa ra những
giải pháp cần thiết cho việc hoàn thiện công tác này tại công ty. Dựa trên phương
pháp phân tích-tổng hợp, đề tài phân tích riêng lẻ từng chỉ tiêu các năm từ đó khái
quát hóa và nhận định biến động tình hình tài chính của công ty.
6
- Phương pháp so sánh: Thông qua báo cáo tài chính 3 năm 2009, 2010, 2011
đề tài sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu trên báo cáo tài chính qua các năm
nhằm đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
* Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài (chủ yếu là các báo cáo tài
chính của doanh nghiệp qua các năm, số liệu thống kê ngành )
- Phương pháp xử lý thông tin:
+ Với các thông tin định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê toán nhằm xác
định xu hướng diễn biến và quy luật của các số liệu. Các chỉ tiêu tài chính của công
ty tăng trưởng hay giảm đều, có xu hướng như thế nào trong tương lai.
+ Với các thông tin định tính: đưa ra phán đoán nhằm xác định bản chất của sự
kiện. Tình hình tài chính của công ty có biến động gì, thay đổi theo quy luật hay đột
ngột,…
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Luận văn là hệ thống cơ sở lý luận về phân tích BCTC doanh nghiệp nhằm tạo
nền tảng cho các cơ sở khoa học để vận dụng phân tích BCTC của công ty. Trên cơ
sở đó giúp các đối tượng quan tâm tới sự phát triển của công ty đưa ra được các
quyết định kịp thời và phù hợp với mục đích của mình, đồng thời nâng cao hiệu quả
sử dụng tài sản, nguồn vốn… của doanh nghiệp.
1.8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, kết cấu của luận văn còn bao gồm
những nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính
Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty than Hà Tu Vinacomin
Chương 4: Ứng dụng kết quả phân tích báo cáo tài chính nhằm năng cao hiệu
quả kinh doanh của công ty than Hà Tu Vinacomin
7
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.1 Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là phương tiện thể hiện thực trạng tài chính của doanh
nghiệp bao gồm: những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết
quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Hệ thống báo cáo tài chính có những vai trò sau:
- Cung cấp thông tin tổng quát về kinh tế, tài chính, giúp cho việc phân tích
tình hình tài chính trong kỳ, đồng thời giúp cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình
chấp hành và thực hiện các chính sách kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin quan trọng trong việc phân tích, phát hiện những khả
năng tiềm tàng về kinh tế. Nhờ đó, giúp các nhà quản lý, nhà đầu tư, cổ đông tương
lai đưa ra các quyết định.
- Cung cấp thông tin cho việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình
và kết quả sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
- Căn cứ quan trọng trong việc đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp,
đồng thời là chỉ tiêu quan trọng trong việc tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác.
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, và so
sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua nhằm cung
cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh
cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. Phân tích báo
cáo tài chính là một quá trình bao gồm năm khâu cơ bản:
•Xác định mục tiêu phân tích
•Xây dựng chương trình phân tích
•Thu thập và xử lý số liệu
•Tính toán phân tích và dự đoán
•Tổng hợp kết quả và đưa ra kết luận
8
2.1.2 Mục tiêu, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính
- Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính:
Mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong một thể thống nhất và
chịu sự tác động qua lại với nhau. Vì vậy, chỉ có thể phân tích báo cáo tài chính của
doanh nghiệp mới có thể nhận thấy và đánh giá các hoạt động kinh tế trong trạng
thái thực của chúng. Từ đó, khái quát tổng hợp về mức độ hoàn thành các chỉ tiêu
tài chính của doanh nghiệp đã đặt ra. Trong điều kiện kinh tế thị trường, có rất
nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp, như: hội
đồng quản trị, ban giám đốc, nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp,… Mỗi
một đối tượng xử dụng thông tin của doanh nghiệp có những nhu cầu về các loại
thông tin khác nhau. Bởi vậy phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải
đạt được các mục tiêu sau:
+ Cung cấp thông tin về các nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nơ, nguyên
nhân và sự biến động của nguồn vốn, các khoản nợ của doanh nghiệp đồng thời qua
đó cho biết nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các khoản nợ, giúp cho chủ doanh
nghiệp đoán được quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
+ Cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho những người bên ngoài doanh nghiệp
bao gồm chủ đầu tư, chủ nợ và người sử dụng khác để họ có thể nắm được thông tin
tài chính doanh nghiệp, qua đó đưa ra các quyết định về đầu tư và tín dụng. Yêu cầu
cơ bản của các thông tin này phải đơn giản, dễ hiểu đối với mọi đối tượng quan tâm.
+ Cung cấp thông tin chính xác và toàn diện cho chủ doanh nghiệp, các nhà
đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian, rủi ro
của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức và tiền lãi. Đây là thông tin quan trọng
nhất mà các nhà đầu tư quan tâm.
- Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô
của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đều bình đẳng
trước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng,…
9
Trong đó mỗi đối tượng quan tâm với mục đích khác nhau nhưng thường liên quan
đến nhau. Các đối tượng quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp có thể được chia
thành 2 nhóm: Nhóm có quyền lợi trực tiếp và nhóm có quyền lợi gián tiếp.
Nhóm có quyền lợi trực tiếp gồm: các cổ đông, các nhà đầu tư, các chủ ngân
hàng, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp.
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm
hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Với lợi thế nắm bắt được
đầy đủ thông tin và hiểu rõ về doanh nghiệp, ngoài lợi nhuận, các nhà quản trị
doanh nghiệp còn phải quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau như tạo công ăn
việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ,
hạ chi phí thấp nhất và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mục
tiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh
nghiệp bị lỗ liên tục rút cục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn
nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng
buộc phải ngừng hoạt động.
Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin, nhằm
thực hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành
cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó định hướng các quyết định của ban giám đốc tài chính,
quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần.
Đối với các nhà đầu tư.
Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng
thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tình
hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp. Các nhà
đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý. Những điều đó
tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư. Qua đó ảnh hưởng tới các quyết
định tiếp tục đầu tư và công ty trong tương lai.
10
Đối với các nhà cho vay.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ
chủ yếu vào khă năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ tiêu mà các chủ ngân
hàng và các nhà cho vay tín dụng đặc biệt chú ý là số lượng tiền và các tài sản khác
có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được
khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm
đến số lượng vốn chủ sở hữu, vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp
doanh nghiệp gặp rủi ro. Đồng thời các nhà cho vay cũng quan tâm đến khả năng
sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay.
Nhóm có quyền lợi gián tiếp: có quan tâm đến các thông tin từ phân tích báo
cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước khác ngoài
cơ quan thuế, người lao động,…
Đối với cơ quan nhà nước và người làm công.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua việc phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp, sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đó đưa ra
các quyết định đầu tư bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước nữa hay không.
Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước khác của chính phủ cần các thông tin từ
phân tích báo cáo tài chính để kiểm tra tình hình tài chính, kiểm tra tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch và các chính sách phù hợp nhằm
làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng và tình hình tài chính quốc gia
nói chung ngày càng có sự tăng trưởng.
Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư ; người lao động có nhu cầu
thông tin cơ bản giống họ bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến
khách hàng hiện tại và tương lai của họ. Thông qua thông tin phân tích báo cáo tài
chính người lao động có thể đánh giá được triển vọng của doanh nghiệp trong tương
lai.
2.2 Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính
2.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tài
11
chính nhằm đánh giá kết quả, xác định xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu
phân tích. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu gốc.
Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo
các điều kiện so sánh:
+ Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu.
+ Phảm đàm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.
+ Đảm bảo về sự thống nhát về đơn vị tính các chỉ tiêu( bao gồm giá trị, hiện
vật và thời gian).
Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh,
gọi là gốc so sánh.Tuỳ vào mỗi mục đích phân tích khác nhau, người phân tích sẽ
chọn các gốc so sánh phù hợp.
+ Để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch: gốc so sánh được chọn là
số liệu kế hoạch đã đặt ra
+ Để đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu: gốc so sánh được chọn là
số liệu kỳ trước hay cùng kỳ này năm trước.
+ Để đánh giá kết quả đạt được của doanh nghiệp so với các đơn vị khác: gốc
so sánh được chọn là chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình
thức:
+ So sánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan
giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.
+ So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt
đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính.
+ So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu . Điều đó
được thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài
chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung, và
chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển
của các hiện tượng, kinh tế tài chính doanh nghiệp.
 

NghimThThu

New Member
Re: Tóm tắt đề tài: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY THAN HÀ TU VINACOMIN

Thanks. Xin link mod nhé

[ Post bai thong qua Mobile ]
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top