Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tổng quan về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại.Trình bày một số vấn đề pháp lý, các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại, các quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Từ đó tìm ra cách áp dụng phù hợp nhất, bảo vệ được lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp mình. Đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp đồng nhường quyền thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
VÀ HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
6
1.1 Khái niệm chung về nhƣợng quyền thƣơng mại 6
1.1.1 Định nghĩa 6
1.1.2 Đặc điểm 10
1.1.3 Những ưu điểm, vai trò, ý nghĩa của cách kinh doanh
nhượng quyền thương mại
13
1.1.4 Phân biệt NQTM với các hình thức kinh doanh tương tự 19
1.1.4.1 Hình thức kinh doanh đại lý 19
1.1.4.2 Hình thức kinh doanh phân phối sản phẩm 20
1.1.4.3 Chuyển giao công nghệ 21
1.1.4.4 Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá 22
1.1.5 Một số loại hình NQTM phổ biến trên thế giới 23
1.1.6 Các loại hình NQTM theo pháp luật Việt Nam 25
1.2 Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 26
1.2.1 Đặc điểm 31
1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của hợp đồng nhượng quyền thương mại 32
CHƢƠNG 2: CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
34
2.1 Chủ thể của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 35
2.1.1 Bên nhượng quyền 35
2.1.1.1 Tư cách pháp lý 35
2.1.1.2 Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền 42
2.1.2 Bên nhận quyền 49
2.1.2.1 Tư cách pháp lý 49
2.1.2.2 Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhận quyền 51
2.2 Đối tƣợng của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 52
2.2.1 Khái niệm 52
2.2.2 Nội dung các quyền thương mại 52
2.3 Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 60
2.3.1 Định nghĩa về các thuật ngữ trong hợp đồng 61
2.3.2 Nội dung, phạm vi các quyền thương mại – Sự hỗ trợ của bên
nhượng quyền
62
2.3.3 Chất lượng hàng hoá, dịch vụ 64
2.3.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên 64
2.3.5 Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và cách thanh toán 71
2.3.6 Ngôn ngữ hợp đồng và luật áp dụng 71
2.3.7 Một số điều cần lưu ý trong hợp đồng NQTM 72
2.4 Hình thức hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 74
2.5 Vấn đề sở hữu trí tuệ trong hợp đồng NQTM 75
2.6 Đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại 78
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VƢỚNG MẮC TRONG GIAO KẾT, THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT
81
3.1 Giao kết hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 81
3.1.1 Đề nghị giao kết 82
3.1.2 Tư vấn trước khi giao kết hợp đồng 87
3.1.3 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 88
3.2 Thực hiện hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 90
3.3 Chuyển giao quyền thƣơng mại 94
3.4 Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại vô hiệu 96
3.5 Chấm dứt hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 98
3.6 Một số vƣớng mắc trong quá trình giao kết và thực hiện hợp
đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
99
3.7 Kiến nghị 101
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Franchise, tạm dịch là nhƣợng quyền thƣơng mại (NQTM) là một phƣơng thức
kinh doanh có mặt ở mọi khu vực trên thế giới và đã chứng tỏ đƣợc sự thành công
của nó. Phƣơng thức này đƣợc coi là khởi nguồn tại Mỹ vào giữa thế kỷ 19. Hiện
nay, hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại đã có mặt tại hơn 160 nƣớc trên thế giới
với doanh thu ngày càng tăng. Doanh thu từ hoạt động NQTM trên thế giới năm
2000 là khoảng 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 doanh nghiệp từ 75 ngành khác
nhau. Tại Mỹ, năm 1994 tổng doanh số bán lẻ từ các cửa hàng nhƣợng quyền
thƣơng mại là 35%, đến năm 2000, tỷ lệ này tăng lên 40%, thu hút đƣợc trên 8 triệu
ngƣời lao động trong khu vực này và bình quân cứ 12 phút lại có một franchise ra
đời. Thậm chí. 12 trên 52 tiểu bang của nƣớc Mỹ đã có luật bắt buộc bất kỳ công ty
nào muốn tham gia vào thị trƣờng chứng khoán đều phải có đăng ký nhƣợng quyền.
Điều này nói lên tính phổ biến và xác suất thành công cao của mô hình kinh doanh
nhƣợng quyền thƣơng mại đem lại đối với doanh nghiệp Mỹ nói riêng hay cả một
nền kinh tế nói chung.
Nhƣợng quyền thƣơng mại là phƣơng thức kinh doanh có lợi cho cả hai bên.
Đối với bên nhƣợng quyền, doanh nghiệp có thể mở rộng mô hình kinh doanh, tăng
doanh thu, tiết giảm chi phí, tăng nhanh uy tín, thƣơng hiệu. Đối với bên nhận
nhƣợng quyền, số vốn đầu tƣ bỏ ra ban đầu thấp lại có thể thu hồi và sinh lợi nhanh
vì đầu tƣ an toàn và có khách hàng ngay; dễ vay tiền ngân hàng, đƣợc chủ thƣơng
hiệu giúp đỡ trong quá trình kinh doanh …
Thấy đƣợc tầm quan trọng và xu thế của thế giới, Chính phủ nhiều nƣớc trong
khu vực Đông Nam Á đã có nhiều chính sách và chiến lƣợc rất cụ thể để giúp đỡ và
khuyến khích mô hình NQTM phát triển tốt nhất.
Kết quả thực tiễn tại nhiều nƣớc trên thế giới chứng minh franchise đã và đang
đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cả một nền kinh tế. Đối với Việt
Nam, thông qua hình thức franchise, bí quyết kinh doanh của những doanh nghiệp
thành công sẽ đƣợc chuyển giao và nhân rộng cho nhiều doanh nghiệp khác và nhƣ
thế sẽ hạn chế nhiều thiệt hại, rủi ro cho nền kinh tế nói chung.
Khái niệm về nhƣợng quyền thƣơng mại – Franchise còn khá mới mẻ đối với
doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ các nhà làm luật. Theo Điều tra của Hội đồng
nhƣợng quyền thƣơng mại thế giới (World Franchise Council), vào năm 2004 thì
Việt Nam chỉ có 70 hệ thống franchising, trong đó đa số là các thƣơng hiệu nƣớc
ngoài nhƣ Dilma, Swatch, Qualitea, KFC, Lotteria… Một số doanh nghiệp Việt
Nam áp dụng franchise thành công, điển hình là việc chuyển nhƣợng thƣơng hiệu cà
phê Trung Nguyên, Công ty bánh ngọt Kinh Đô,và gần đây nhất là thƣơng hiệu Phở
24; những thƣơng hiệu này đã mở rộng ra nƣớc ngoài và có thể sẽ mở rộng ra nhiều
nƣớc khác.
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến mô hình này, đặc
biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đầu hàng Việt Nam chất lƣợng cao, nhƣng
cũng có nhiều doanh nghiệp chƣa có cái nhìn sâu rộng về khái niệm NQTM. Trong
tƣơng lai, Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng phƣơng thức kinh doanh này nhƣ là
một quy luật tự nhiên của quá trình mở cửa và đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị
trƣờng cũng nhƣ có thể phát triển nó một cách bài bản và đúng hƣớng để phục vụ
mục đích tăng trƣởng kinh tế và tối ƣu hoá hiệu quả hoạt động thƣơng mại trong
tƣơng lai. Và chắc chắn khi đó Việt Nam sẽ cần một hành lang pháp lý rõ ràng và
đầy đủ hơn để phƣơng thức kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại có thể đƣợc áp
dụng phổ biến hơn, theo hƣớng có lợi cho cả nền kinh tế.
Để bắt đầu mối quan hệ nhƣợng quyền thƣơng mại, các bên phải ký kết hợp
đồng nhƣợng quyền thƣơng mại và đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
Hợp đồng đƣợc coi là một công cụ quan trọng, cơ bản trong kinh doanh, vì hợp
đồng quy định các quyền, nghĩa vụ giữa các bên, ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các bên. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các
bên, trong hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định khá chặt chẽ các loại hợp đồng.

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định khá đầy đủ
về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại. Đó là Luật Thƣơng mại 2005, quy định tại
chƣơng 8 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Tuy vậy, đây là phƣơng thức kinh
doanh khá mới mẻ do vậy việc áp dụng các quy định pháp luật trong hoạt động
nhƣợng quyền thƣơng mại còn rất nhiều bỡ ngỡ đối với các doanh nghiệp.
Vì những lý do kể trên, tui đã chọn đề tài “ Hợp đồng những quyền thƣơng
mại trong pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu. Vì hợp đồng NQTM là cơ sở pháp lý
đầu tiên để các bên tiến hành hoạt động kinh doanh, thực hiện các quyền, nghĩa vụ
của mình và cũng là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình nếu có phát sinh tranh
chấp.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến hoạt động NQTM đã có rất nhiều các bài báo đƣợc đăng tải
rộng rãi trên các phƣơng tiện báo chí, Internet…. trong đó đáng kể đến là cuốn sách
của Tiến sĩ Lý Quý Trung với nhan đề “ Franchise- bí quyết thành công bằng mô
hình nhƣợng quyền kinh doanh” xuất bản năm 2005; bài viết “Nhƣợng quyền kinh
doanh ở Việt Nam” của Trần Ngọc Sơn- Văn phòng luật sƣ Phạm và Liên danh
đang trên trang Web của Luật sƣ Hà Nội; Bài viết “Franchise với doanh nghiệp Việt
Nam” của Phạm Thị Thu Hà đăng trên tạp chí IP Law & Practice số 03 năm 2005 .
Tuy nhiên, các bài viết kể trên chủ yếu đề cập đến NQTM ở khía cạnh kinh doanh
mà chƣa có nghiên cứu về hợp đồng NQTM ở khía cạnh pháp lý. Các bài báo cũng
chỉ nói về NQTM nhƣ một phƣơng thức đƣa tin mà chƣa có một công trình nghiên
cứu sâu đƣợc công bố cụ thể. Cho đến nay cũng chƣa có một công trình nghiên cứu
nào về hợp đồng NQTM.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích: Qua bài nghiên cứu này, tác giả muốn tìm hiểu và nêu ra một số vấn đề
pháp lý về hợp đồng NQTM, qua đó góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam có
cách hiểu sâu, rộng hơn về hợp đồng NQTM, các quy định pháp luật về hợp đồng
NQTM để từ đó tìm ra cách áp dụng phù hợp nhất, bảo vệ đƣợc lợi ích hợp pháp

cho doanh nghiệp mình. Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ đƣa ra kiến
nghị để hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý cho hợp đồng NQTM, nhằm thúc đẩy hoạt
động NQTM phát triển mạnh mẽ, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hợp đồng NQTM trong pháp luật
Việt Nam
Cụ thể: Chủ thể hợp đồng NQTM, các quy định pháp luật về điều kiện để thực hiện
NQTM, cách thức ký kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thực hiện
hợp đồng, gia hạn hợp đồng, hợp đồng vô hiệu…
- Phạm vi nghiên cứu: Đi sâu vào phân tích cơ sở pháp lý của hợp đồng NQTM,
những ƣu điểm, hạn chế của nó đồng thời so sánh với các quy định về hợp đồng
NQTM của một số nƣớc trên thế giới áp dụng thành công mô hình đó, từ đó tìm
cách vận dụng vào Việt Nam .
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm nghiên
cứu tài liệu, xây dựng khái niệm, suy luận, sƣu tầm, tổng hợp, phân tích tài liệu…
Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm thống kê, so sánh kinh nghiệm quốc tế,
xây dựng mô hình.
5. Những đóng góp của luận văn
- Về mặt khoa học:
+ Nghiên cứu, đề xuất bổ sung những quy định pháp luật về hợp đồng NQTM trong
hệ thống pháp luật Việt Nam
+ Kiến nghị xây dựng các cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn cho hợp đồng NQTM, giảm
thiểu rủi ro cho cả hai phía khi áp dụng.
- Về mặt thực tiễn:
+ Đáp ứng đƣợc nhu cầu tìm hiểu về mô hình NQTM, đặc biệt là chế định hợp đồng
NQTM trong pháp luật Việt Nam của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Điều này cũng phù hợp với chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế của nhà nƣớc ta:
phát huy nguồn nội lực, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; chủ động hội nhập
kinh tế- quốc tế, đƣa nền kinh tế phát triển vững chắc
+ Góp phần nhân rộng mô hình NQTM trên khắp lãnh thổ Việt Nam, phát huy đƣợc
lợi thế của mô hình này.
6. Bố cục của Luận văn
Phần I: Mở đầu
Giới thiệu đề tài tác giả sẽ viết, tình hình nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài, tính
khoa học của đề tài, mục đích, đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu, đóng
góp của luận văn.
Phần II: Nội dung
Bao gồm các chƣơng sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về NQTM và hợp đồng NQTM
Chƣơng 2: Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng NQTM
Chƣơng 3: Giao kết và thực hiện hợp đồng NQTM - Một số vƣớng mắc và kiến
nghị giải quyết.
Phần III: Kết luận
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

qmvu

New Member
Re: Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

link hỏng
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Luận văn Luật 2
T Pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật Việt Nam v Luận văn Luật 0
N Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm Luận văn Luật 0
G Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữ Luận văn Luật 0
X Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai Luận văn Luật 2
T Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Tr Luận văn Luật 2
T Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0
N Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam : Luận Luận văn Luật 0
M Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự : Luận vă Luận văn Luật 0
N Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top