fired_meteora

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật quốc tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Khái quát chung về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng thương mại. Nghiên cứu các vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng nhượng quyền thương mại (HĐNQTM) bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, việc gia hạn, chấm dứt và thời hạn của hợp đồng từ đó giúp các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng hiểu được bản chất của loại hợp đồng này cũng như đưa ra nhận định về quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp liên quan. Phân tích thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh HĐNQTM
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ
HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ................................................. 8
1.1. Khái quát chung về nhượng quyền thương mại.................................. 8
1.1.1.Định nghĩa về nhượng quyền thương mại........................................ 8
1.1.2. Các đặc điểm của nhượng quyền thương mại ................................. 14
1.1.3. Phân loại nhượng quyền thương mại ............................................. 19
1.2. Vai trò của nhượng quyền thương mại............................................... 24
1.2.1.Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với bên nhượng quyền ........ 27
1.2.2. Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với bên nhận quyền ...... 29
1.2.3. Vai trò của nhượng quyền thương mại trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam................................................................. 31
1.3. Khái quát chung về hợp đồng nhượng quyền thương mại.................. 36
1.3.1.Định nghĩa về hợp đồng nhượng quyền thương mại ........................ 36
1.3.2.Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại ........................... 39
1.3.3. Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại ....................... 45
1.3.4. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại....................... 48
1.3.5. Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại......................... 50
1.3.6. Gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại ................................. 51
1.3.7. Chuyển nhượng hợp đồng nhượng quyền thương mại .................... 52
1.3.8. Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại .............................. 53
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA HỢP
ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ............................................... 58
2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền ........................................ 58
2.1.1. Quyền của bên nhượng quyền......................................................... 58
2.1.2. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền..................................................... 61
2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền............................................. 72
2.2.1. Quyền của bên nhận quyền............................................................. 72
2.2.2. Nghĩa vụ của bên nhận quyền......................................................... 73
2.3. Quyền và nghĩa vụ khác .................................................................... 84
2.3.1. Bên nhượng quyền có các quyền và nghĩa vụ ................................. 84
2.3.2. Bên nhận quyền có các quyền và nghĩa vụ: ......................................... 86
2.4. Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại với một số hợp
đồng khác........................................................................................................ 87
2.4.1. Phân biệt với hợp đồng đại lý thương mại ...................................... 88
2.4.2. Phân biệt với hợp đồng phân phối................................................... 89
2.4.3. Phân biệt với hợp đồng chuyển giao công nghệ ............................. 91
2.4.4. Phân biệt với hợp đồng li-xăng quyền sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp ............................................................................................. 91
2.5. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về HĐNQTM………... 93
2.5.1. Khái niệm xung đột pháp luật về HĐNQTM……………………. 93
2.5.2 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng nhượng
quyền thương mại………………………………………………………. 98
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN..... 113
3.1. Thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam............................ 113
3.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh HĐNQTM ở Việt Nam ................... 117
3.2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh HĐNQTM ở Việt Nam……….. 117
3.2.2. Pháp luật của một số nước và các điều ước quốc tế về nhượng
quyền thương mại……………………………………………………… 126
3.3. Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh HĐNQTM 128
3.3.1. Hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ... 128
3.3.2. Hoàn thiện các quy định về thời hạn và chấm dứt hợp đồng ........... 132
3.3.3. Hoàn thiện các quy định về sở hữu trí tuệ điều chỉnh hoạt động
nhượng quyền thương mại........................................................................ 133
KẾT LUẬN.............................................................................................. 135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 139
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Franchise (nhượng quyền thương mại) có nguồn gốc từ tiếng Pháp, có
nghĩa là đặc quyền, ưu đãi là là một hình thức nhân rộng thương hiệu, nhân
rộng mô hình kinh doanh đã được du nhập và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt
Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức Tổ Chức
Thương Mại Thế Giới (WTO). Tuy nhiên, với nhiều quốc gia trên thế giới,
đặc biệt là Mỹ, đất nước có nền kinh tế phát triển cao thì nhượng quyền
thương mại đã xuất hiện từ lâu. Người đầu tiên thực hiện hoạt động nhượng
quyền thương mại là Robert Fulton (quốc tịch Mỹ) với đối tượng kinh doanh
là giấy phép sản xuất tàu thủy chạy bằng hơi nước. Robert Fulton đã gặt hái
được khá nhiều thành công đặc biệt là vào những năm 50, sau khi Đại chiến
thế giới lần thứ 2 kết thúc. Hoạt động nhượng quyền thương mại bùng nổ trên
thế giới vào những năm 60, phát triển ổn định vào những năm 70 và chín
muồi vào thập kỷ 80 và 90. Ngày nay, nhượng quyền thương mại trở thành
một trong những ngành dịch vụ có doanh số rất lớn, tập trung nhiều trong lĩnh
vực kinh doanh đồ uống, đồ ăn nhanh, giáo dục đào tạo, thời trang, bất động
sản, ...với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như KFC, McDonald’s, Qualitea,
Starbuck Cafe, Lotteria, Jollibee, Aptech [33] [34] ... Đơn giản vì đây là
những lĩnh vực có tiềm năng thu được lợi nhuận cao.
Theo Biểu CLX – Việt Nam Phần II- Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ
Danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo Điều II thì Dịch vụ nhượng
quyền thương mại khi các nhà đầu tư tiếp cận thị trường sẽ không hạn chế,
ngoại trừ phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của
phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế
vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ. Kể từ 1/1/2009, không hạn chế. Sau ba năm kể
từ ngày gia nhập, sẽ cho phép thành lập chi nhánh. Như vậy, tại thời điểm
hiện nay, các công ty nước ngoài đã có thể thành lập liên doanh, 100% vốn
nước ngoài ở Việt Nam để kinh doanh theo cách nhượng quyền
thương mại.
Có thể nói những biểu hiện thực tế của hoạt động nhượng quyền
thương mại tuy đã xuất hiện ở Việt Nam gần 10 năm nay, song kinh nghiệm
về hoạt động nhượng quyền thương mại còn nhiều hạn chế cả về lý luận và
thực tiễn. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, không thể phủ nhận được
rằng hệ thống pháp luật về thương mại của Việt Nam đã từng bước được hoàn
thiện nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng đa dạng của hoạt động thương
mại, trong đó có nhượng quyền thương mại, tuy nhiên cơ sở pháp lý cho hoạt
động nhượng quyền thương mại còn khá nhiều bất cập, chưa theo kịp đòi hỏi
của thực tiễn kinh doanh.
Quan hệ nhượng quyền thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực như:
quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, bản thân quyền thương mại lại được hình
thành từ một gói các quyền liên quan đến nhiều đối tượng của quyền sở hữu
trí tuệ, vì vậy việc kiểm soát sở hữu đối với loại tài sản này không dễ dàng.
Do bên nhận quyền cũng độc lập về hoạt động kinh doanh, thường không phải
là công ty con hay công ty bị chi phối bởi bên nhượng quyền nên có xu
hướng muốn được thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập,
không muốn chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Trong khi đó, bên
nhượng quyền thông qua thỏa thuận với bên nhận quyền trên cơ sở
HĐNQTM luôn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và thực hiện việc giám
sát chặt chẽ đối với toàn hệ thống nhượng quyền mà cụ thể là các bên nhận
quyền. Chính vì vậy, mối quan hệ tưởng chừng như được kết nối bởi sự hợp
tác giữa các bên nhượng quyền và nhận quyền lại là mối quan hệ chứa đựng
những khả năng phát sinh tranh chấp. Các tranh chấp cũng có thể phát sinh do
các bên đã không hiểu được hết bản chất của quan hệ, không hiểu được hết

nội dung của hợp đồng khi ký kết dẫn đến việc không và không thể thực hiện
được đúng các cam kết. Thêm vào đó, thực tiễn của hoạt động nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam cho thấy, có nhiều tác động tiêu cực, bắt nguồn từ
việc thực hiện nhượng quyền thương mại, tới các bên chủ thể của quan hệ
nhượng quyền thương mại, người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung, ví dụ
như các vấn đề về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay hạn chế cạnh tranh.
Xuất phát từ thực tế nói trên, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia
nhập WTO, đề tài “Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” được tác giả chọn để nghiên cứu
là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết. Việc nghiên cứu, đánh giá có hệ
thống và toàn diện quy định pháp luật về HĐNQTM, đề ra những giải pháp cụ
thể nhằm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
HĐNQTM là cần thiết, góp phần hoàn thiện pháp luật về thương mại tại Việt
Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động thương mại trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Trên thế giới các công trình nghiên cứu về nhượng quyền thương mại đã
được thực hiện gắn liền với suốt quá trình hình thành và phát triển nhượng quyền
thương mại ở mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, pháp luật về HĐNQTM là một phần của pháp luật về
nhượng quyền thương mại và là nội dung quan trọng của pháp luật thương
mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu và rộng như ngày nay. Vấn đề này
đang được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên
cứu. Với từng phạm vi và mức độ khác nhau, có một số công trình đã được
công bố, đề cập đến một vài khía cạnh kinh tế và pháp lý của hoạt động
nhượng quyền thương mại như: một số công trình nghiên cứu đề cập khái niệm
về nhượng quyền thương mại từ khía cạnh kinh tế với những so sánh giữa nhượng
quyền thương mại với một số hoạt động thương mại khác như bài viết của tác giả
Phạm Thị Thu Hà với tên gọi: Nhượng quyền thương mại với doanh nghiệp Việt
Nam, đăng trên Tờ tin của Hội Sở hữu công nghiệp số 47 – 2005; từ khía cạnh
pháp lý như bài viết của tác giả Bùi Ngọc Cường: Các điều khoản độc quyền
trong HĐNQTM (tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/2007); Hoàn thiện khung
pháp lý về nhượng quyền thương mại (tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 8/2007).
Nhìn nhận hoạt động nhượng quyền thương mại đơn thuần dưới góc độ thương
mại và coi nhượng quyền thương mại là một bí quyết kinh doanh, tác giả Lý Quý
Trung có bài viết với tên gọi: Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình
nhượng quyền kinh doanh (Nhà Xuất bản Trẻ, Hà Nội, 2005). Nội dung của sách
chủ yếu tập trung vào các vấn đề thương mại của nhượng quyền hơn là các
vấn đề pháp lý. Ngoài ra, do tác giả là giám đốc điều hành của một bên
nhượng quyền nên nội dung sách cũng nói nhiều đến các vấn đề của bên
nhượng quyền hơn là bên nhận quyền. Với tư cách là một bên trong
HĐNQTM, bên nhận quyền luôn là bên có nhu cầu cần tìm hiểu thông tin hơn
bên nhượng quyền. Ngoài ra, với cuốn sách Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong
HĐNQTM, của Nhà Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm
2009, tác giả Hằng Nga nghiên cứu nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp
luật cạnh tranh.
Bên cạnh đó, một số công trình tiếp cận nghiên cứu một số nội dung
cụ thể của pháp luật về nhượng quyền thương mại, như: luận văn Thạc sỹ
Luật học của tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ với đề tài Những vấn đề lý luận
và thực tiễn về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Trường Đại học
Luật Hà nội - 2005).
Tuy nhiên, những công trình kể trên dừng lại ở việc nghiên cứu
nhượng quyền thương mại dưới góc độ kinh tế và những ảnh hưởng của
hoạt động thương mại này tới đời sống xã hội. Luận văn này sẽ là công
trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các vấn
đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng về nhượng quyền thương mại và pháp luật
về HĐNQTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở
khoa học của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
HĐNQTM ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau,
như phương pháp tổng hợp và phân tích để phân tích các quy định của pháp
luật Việt Nam trong HĐNQTM để từ đó đánh giá mức độ hiệu quả khi áp
dụng các quy định đó trên thực tiễn áp dụng của các bên trong hợp đồng;
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu các quy đinh của
các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật các
nước, từ đó rút ra những điểm đã đạt được và những điểm cần sửa đổi,
bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐNQTM; phương pháp kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn... Các phương pháp nghiên cứu trong Luận
văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật
biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn
hóa và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu:
Đề tài này tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và các quy định cụ thể về
HĐNQTM theo pháp luật Việt Nam, cụ thể ở đây là HĐNQTM theo Luật
Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong phần nội dung, tác giả sẽ phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản về
HĐNQTM bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, việc
gia hạn, chấm dứt và thời hạn của hợp đồng v.v từ đó giúp các bên khi tham
gia quan hệ hợp đồng hiểu được bản chất của loại hợp đồng này cũng như đưa
ra nhận định về quy định của pháp luật Việt Nam trong từng trường hợp liên
quan. Qua đó, tác giả sẽ nêu lên những kiến nghị có thể được áp dụng trong
việc hoàn thiện pháp luật về HĐNQTM một cách hợp lý, khoa học và phù
hợp với thông lệ quốc tế.
5. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn:
Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật về
HĐNQTM ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận văn cung cấp
cho người đọc một cái nhìn sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của
quan hệ nhượng quyền thương mại, từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản
chất của quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại. Với những phân tích
đối với các điều khoản của HĐNQTM, luận văn sẽ giúp cho những chủ thể có
ý định tham gia ký kết HĐNQTM hiểu rõ hơn về các vấn đề cần đàm phán,
thương lượng trước khi ký kết hợp đồng, đặc biệt hiểu rõ hơn về quyền và
nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
Ngoài ra từ sự đánh giá về thực trạng việc thực hiện các hợp đồng nhượng
quyền thượng mại diễn ra trên thị trường Việt Nam, sự điều chỉnh của pháp luật
có liên quan đến nhượng quyền thương mại, HĐNQTM trong bối cảnh hội nhập
quốc tế và với những đề xuất, kiến nghị, luận văn có thể là tài liệu tham khảo
cho các nhà lập pháp, đặc biệt là các nhà kinh doanh muốn mở rộng mạng lưới
kinh doanh của mình thông qua hệ thống nhượng quyền thương mại và ngược lại
với các nhà đầu tư nhỏ, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm khi tham gia vào các hệ
thống franchise sẽ giúp họ tiết kiệm được tiền bạc, thời gian và giảm thiểu rủi ro
nhanh chóng trở thành những người chủ doanh nghiệp.
6. Cơ cấu luận văn:
Luận văn này được bố cục như sau:
Phần mở đầu
Chương 1 Khái quát chung về nhượng quyền thương mại và hợp đồng
nhượng quyền thương mại
Chương 2. Những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng nhượng quyền
thương mại
Chương 3 Thực trạng việc thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương
mại và giải pháp hoàn thiện
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

qmvu

New Member
Re: Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế : Luận văn ThS. Luật học: 60 38 60

link hỏng\
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật Việt Nam v Luận văn Luật 0
N Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm Luận văn Luật 0
G Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữ Luận văn Luật 0
K Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 2
X Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai Luận văn Luật 2
T Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Tr Luận văn Luật 2
T Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0
N Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam : Luận Luận văn Luật 0
M Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự : Luận vă Luận văn Luật 0
N Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top