fan_tazy

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày những vấn đề lý luận về tội sản xuất, buôn bán hàng giả hiện nay ở Việt Nam. Phân tích các quy định của Bộ Luật Hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay; làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử. Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm
1.4.4. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội sản xuất, buôn bán
hàng giả theo quy định tại Khoản 4 Điều 156 Bộ luật hình sự 52
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI SẢN XUẤT,
BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
53
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội liên quan đến tội phạm sản xuất, buôn
bán hàng giả
53
2.2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối với
tội sản xuất, buôn bán hàng giả. 58
Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN
HÀNG GIẢ
66
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định
của Bộ luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. 66
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định
của Bộ luật Hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả 73
3.2.1. Nâng cao hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật 75
3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng những quy định của pháp
luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả của các cơ quan
bảo vệ pháp luật
78
3.2.2.1 Tòa án nhân dân 78
3.2.2.2. Viện kiểm sát nhân dân 80
3.2.2.3. Cơ quan điều tra 82
3.3. Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. 83
3.4. Đối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh 84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua hai thập kỷ qua, với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thử
thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đạt được những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Với đường lối kinh tế của Đảng ta là đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,
đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, thoát khỏi tình trạng kém phát triển,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Công cuộc đổi mới toàn diện đó, nhất
là đổi mới về quản lý kinh tế, xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, khuyến
khích phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa đất nước ta ra khỏi cuộc khủng
hoảng kinh tế, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và thu được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, tạo ra những chuyển biến tích cực về mọi mặt.
Những thành tựu đạt được đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và
Nhà nước ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Tuy
nhiên, do đặc thù của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh và những
yếu kém trong quản lý kinh tế nên nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm có môi
trường phát sinh, phát triển, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Sản
xuất, buôn bán hàng giả có mặt ở khắp nơi trên thị trường nhưng khâu xử lý
kết quả còn ở mức độ nhất định. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển
kinh tế, tình hình tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như buôn lậu, kinh
doanh trái phép, trốn thuế, quảng cáo gian dối, và sản xuất, buôn bán hàng
giả, … phát triển và diễn biến phức tạp, nhiều vụ án xảy ra, nhiều vụ án đặc
biệt nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển
của nền kinh tế, tới sức khỏe và đời sống của nhân dân.
Sản xuất, buôn bán hàng giả là một lực cản lớn đối với sự phát triển
kinh tế của nước ta. Nhưng để đấu tranh, phòng chống tội phạm sản xuất,
buôn bán hàng giả sẽ thực hiện như thế nào? Cơ sở lý luận về hình sự hoá,
khái niệm hàng giả, quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong Luật Hình
sự như thế nào và việc nhận thức về hàng giả trong thực tiễn ra sao, cũng như
chúng ta cần có những biện pháp nào để phòng, chống tội sản xuất, buôn bàn
hàng giả có hiệu quả? Về mặt lý luận, xung quanh tội sản xuất, buôn bán hàng
giả, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Có thể thấy trong những năm qua, nhất là từ năm 2000 trở lại đây, các
cơ quan bảo vệ pháp luật đã tích cực tổ chức điều tra, khám phá và xử lý kịp
thời nhiều vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả. Song do nhiều nguyên nhân
khác nhau mà tình hình tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn không
giảm, thậm chí còn tăng đến chóng mặt, gây ra nhiều thiệt hại cho các đơn vị
kinh tế, doanh nghiệp và nhân dân. Một số vụ gây hoang mang trong tư tưởng
quần chúng nhân dân, tác động đến sự phát triển của nền kinh tế, đời sống
nhân dân, từ đó ảnh hưởng đến sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Bên cạnh đó, các biện pháp đấu tranh, phòng chống cũng như quá trình
điều tra khám phá loại tội này còn nhiều bất cập, chưa có sự phối hợp cần
thiết giữa các lực lượng thực thi pháp luật, sự hỗ trợ của người tiêu dùng, của
quần chúng nhân dân còn hạn chế, nên hiệu quả xử lý các vụ án sản xuất,
buôn bán hàng giả còn thấp. Tỷ lệ các vụ án được phát hiện thấp, tiến hành
điều tra chậm, đề nghị xử lý bằng hình sự chưa cao.
Nước ta đã trở thành thành viên chính thức Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), một trong những vấn đề Việt Nam cam kết thực hiện là bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp, chống sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm đảm bảo
sự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu
(các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh), quyền và lợi ích của người
tiêu dùng cũng như uy tín của Việt Nam trong hợp tác thương mại quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam đang bước đầu hoàn thiện các văn bản pháp luật cho phù
hợp với sự hội nhập chung của thế giới, thể hiện rõ quyết tâm đổi mới toàn
diện nhằm thiết lập một nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao, đủ
sức hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, từng bước nâng cao
vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cùng với sự hội nhập đó, các sản
phẩm, hàng hóa cũng đa dạng. Từ sự đa dạng đó đã tạo điều kiện cho sản
xuất, buôn bán hàng giả không còn bó hẹp trong phạm vi một số sản phẩm,
mà lan tới hầu hết các chủng loại sản phẩm, đe doạ mọi khía cạnh của hoạt
động kinh doanh, điều này không chỉ gây thất thu thuế cho Nhà nước, mà còn
gây thiệt hại trực tiếp cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy, Đảng và
Nhà nước ta coi việc phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ
quan trọng, cấp bách cần có giải pháp đồng bộ, kiên quyết đấu tranh
ngăn chặn, từng bước đẩy lùi hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả. Mọi
hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả được phát hiện đều
phải xử lý theo pháp luật góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh
phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự xã hội, phục
vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Vì vậy, từ thực tiễn nêu trên đã lý giải cho tác giả chọn đề tài: “Tội
sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
Phòng, chống tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và
tội sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng đã được quy định trong Bộ luật Hình
sự và được một số nhà luật học đề cập một cách khái quát về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả như Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của
Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 1997; Giáo
trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công
an nhân dân, 1998; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 (Phần các
tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. ThS. Phạm Thanh
Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2001,... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này
mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, chưa đề cập một cách trực tiếp, tổng thể
và phương hướng hoàn thiện loại tội phạm này.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn chưa được quan tâm đúng mức,
các nghiên cứu về tội sản xuất, buôn bán hàng giả thường mới chỉ đề cập, tập
trung nghiên cứu chung với các tội phạm khác liên quan đến các đối tượng
hàng giả cụ thể đã được quy định tại các điều luật cụ thể khác hay từ góc độ
khác. Cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu toàn
được giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả khi xử lý
tội phạm. Vì vậy, cần nghiên cứu tội sản xuất, buôn bán hàng giả tương
đối có hệ thống, toàn diện từ góc độ lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đề ra
phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về tội sản
xuất, buôn bán hàng giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp, những định hướng và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm sản xuất,
buôn bán hàng giả.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả hiện nay ở Việt Nam.
- Phân tích các các quy định của Bộ luật hình sự về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Hình sự
đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam; làm sáng tỏ thực tiễn áp
dụng loại tội phạm này, nêu lên những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét
xử.
- Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng
giả, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài những vấn đề lý luận, thực tiễn đối
với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay và định hướng về tổ
chức cuộc đấu tranh của toàn xã hội với hiện tượng tội phạm nói chung và tội
phạm trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu tội sản xuất,
buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 156 chương XVI-BLHS năm 1999.
Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu tình hình thực tiễn, những quy định của
pháp luật hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm làm rõ các dấu
hiệu pháp lý và những nội dung cần nghiên cứu về mặt lý luận trên lĩnh vực
này nhằm phục vụ tốt hơn cho việc xác định tội phạm sản xuất, buôn bán
hàng giả, cho cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm trong nền kinh tế thị
trường.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân, và về xây dựng pháp luật
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vinnycoi

New Member
Re: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

minh xin link download cua bai nay nhe, Thank chu dien dan !
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên Luận văn Luật 2
S Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự năm 1999 Luận văn Luật 0
C Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự lý luân và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 2
D Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn Luật 0
D Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự việt nam Luận văn Luật 0
D Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (điều 226b) Luận văn Luật 0
D Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình, thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đấu tra Văn hóa, Xã hội 0
D Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Luận văn Luật 0
D TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Luận văn Luật 0
T Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa Luận văn Luật 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top