daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc tác dụng kéo dài là dạng bào chế mới đang được các nhà sản xuất dược
phẩm tại nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Do thuốc tác dụng kéo dài
có nhiều ưu điểm: duy trì nồng độ dược chất trong máu trong vùng điều trị một thời
gian dài, kéo dài thời gian điều trị, giảm số lần dùng thuốc cho người bệnh, giảm tác
dụng không mong muốn, do đó nâng cao hiệu quả điều trị, mang lại nhiều lợi ích
cho người bệnh về việc chăm sóc sức khỏe và khả năng kinh tế.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, tính chất công việc cũng đem lại cho
con người ngày càng nhiều áp lực. Đi kèm với nó, trên thế giới hiện nay xuất hiện
nhiều bệnh là hậu quả của thời đại công nghiệp như: bệnh về tim mạch, bệnh tiểu
đường, bệnh về thần kinh,…trong đó, số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường đang gia
tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây, đặc biệt là bệnh tiểu đường typ 2. Hiện
nay ở Việt Nam bệnh đái tháo đường là một căn bệnh phổ biến, thường gặp, chiếm
từ 1-2,5% dân số và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết. Trên thị
trường đã có nhiều dạng biệt dược với các dược chất và dạng bào chế đa dạng điều
trị đái tháo đường typ 2, trong đó có metformin. Hiện nay, ngoài dạng bào chế giải
phóng nhanh, metformin đang được nghiên cứu để phát triển dạng bào chế giải
phóng kéo dài.
Vì vậy, chúng tui tiến hành đề tài “Nghiên cứu bào chế pellet metformin
hydroclorid giải phóng kéo dài” với các mục tiêu sau:
1. Xây dựng được công thức bào chế pellet metformin hydroclorid giải phóng
kéo dài.
2. Đề xuất được tiêu chuẩn cơ sở cho pellet bào chế được.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Sơ lƣợc về pellet
1.1.1. Khái niệm
Pellet là những “hạt thuốc nhỏ” có dạng hình cầu hay gần như hình cầu,
thường có đường kính từ 0,25 đến 1,5 mm, được hình thành do quá trình liên kết
của các tiểu phân dược chất với các tá dược khác nhau. Pellet không phải là một
dạng bào chế hoàn chỉnh mà chỉ là những chế phẩm trung gian được đóng vào nang
cứng hay dập thành viên nén. Pellet thường được bao màng bảo vệ, kháng dịch vị
hay kiểm soát giải phóng [2], [5], [25].
1.1.2. Ưu nhược điểm của pellet
Ưu điểm:
- Hạn chế được tác dụng kích ứng tại chỗ của dược chất, giảm bớt nguy cơ
gây tổn thương niêm mạc dạ dày do pellet dễ dàng phân tán đều khắp trong dạ dày.
- Giúp quá trình hấp thu dược chất xảy ra nhanh hơn, triệt để hơn.
- Khắc phục hiện tượng dồn liều hay hiện tượng viên không rã trong dịch
ruột.
- Kết hợp được các dược chất tương kị với nhau trong cùng một viên hay
nang thuốc.
- Thuận lợi cho việc bao màng.
- Dễ dàng thu được các nang thuốc hay viên nén có khối lượng hay hàm
lượng dược chất có độ đồng nhất và độ lặp lại cao hơn so với bột thuốc hay hạt
thuốc.
- Điều khiển được quá trình giải phóng dược chất từ dạng thuốc để tạo ra các
chế phẩm thuốc có tác dụng kéo dài [2], [5].
Nhược điểm:
- Quy trình bào chế thường kéo dài và chi phí khá cao.
- Pellet mới chỉ là sản phẩm trung gian. Muốn trở thành chế phẩm thuốc phải
đưa các pellet vào nang cứng hay dập viên.

- Khi xây dựng công thức bào chế pellet với dược chất có hoạt tính mạnh cần
phải thêm một lượng tá dược trơ pha loãng thích hợp với kích thước vỏ nang dự
định dùng để đóng pellet đó [5].
1.1.3. Thành phần của pellet
Tá dược đưa vào giúp cho pellet có độ bền cơ học thích hợp, không bị vụn bở
trong quá trình sản xuất, đảm bảo độ đồng nhất về hình dạng, tính chất bề mặt, kích
thước và tốc độ giải phóng dược chất. Các tá dược thường dùng trong pellet gồm:
[2], [5].
Bảng 1: Một số tá dược dùng trong công thức bào chế pellet
Loại tá
dược Vai trò Một số tá dược thường dùng
Tá dược
độn
Tá dược độn làm tăng khối lượng của
pellet khi lượng dược chất quá nhỏ,
đồng thời giúp cho quá trình tạo pellet
được thuận lợi. Tùy theo liều lượng
mong muốn, tá dược độn có thể chiếm
từ 1- 99% tổng khối lượng pellet.
Lactose, manitol, …
Tá dược
dính
Tá dược dính giúp các tiểu phân dược
chất và tá dược liên kết với nhau, tạo độ
bền cơ học thích hợp. Tá dược dính
thường được dung ở nồng độ 2 – 10 %.
Phối hợp ở dạng lỏng cho khả năng liên
kết tốt hơn khi dùng ở dạng bột.
Một số polyme như
hydroxypropylmethylcellulose
(HPMC), polyvinylpyrolidon
(PVP)…
Tá dược
trơn, tá
dược
chống
dính
Tá dược trơn có tác dụng giảm ma sát
giữa các tiểu phân với nhau và giữa các
tiểu phân với bề mặt của thiết bị tạo
pellet.
Talc, magnesi stearat…
Tá dược rã
Tá dược rã giúp cho các dược chất trong
pellet giải phóng tức thời. Cơ chế rã của
pellet có thể theo cơ chế trương nở, dẫn
nước vào trong lòng pellet, hòa tan.
Thường dùng natri starch
glyconat, cros povidon, cros
carmellose…
Tá dược
tạo cầu
Giúp tạo hình các pellet thành dạng
hình cầu hoàn chỉnh.
Tá dược tạo cầu sử dụng
nhiều nhất là cellulose vi tinh
thể (tên thương mại là
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top