daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………… 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN………………………………………………...... 2
1.1. Thực vật học…………………………………………………………..... 2
1.1.1 Vị trí phân loại của chi Callisia Loefl…………………………………. 2
1.1.2. Đặc điểm chung của chi Callisia Loefl……………………………….. 2
1.1.3. Đặc điểm chung của loài Callisia fragrans (Lindl.)
Woodson.......................................................................................................... 3
1.2. Công dụng của cây Lược vàng dùng trong dân gian…………………… 3
1.2.1.Trên thế giới………………………………………………………....... 3
1.2.2. Ở Việt Nam………………………………………………………....... 4
1.2.3. Các chế phẩm của cây Lược vàng……………………………………. 4
1.3. Các nghiên cứu trên thế giới về thành phần hóa học và tác dụng dược
lý của cây Lược vàng……………………………………………………….. 6
1.3.1. Nghiên cứu thành phần hóa học…………………………………........ 6
1.3.2. Nghiên cứu về tác dụng dược lý……………………………………… 9
Chƣơng II.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và thiết bị…………………………………………………. 12
2.1.1. Nguyên liệu…………………………………………………………… 12
2.1.2. Hóa chất và thuốc thử………………………………………………… 12
2.1.3. Thiết bị và máy móc sử dụng trong nghiên cứu……………………… 12
2.2. Nội dung nghiên cứu………………………………………………….... 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….. 13
2.3.1. Phương pháp chiết xuất……………………….................................. 13
2.3.2. Phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập chất
sạch…………………………………………………………………………... 13
2.3.3. Kĩ thuật kết tinh……………………………………………………….. 15
2.3.4. Các phương pháp xác định cấu trúc………………………………...... 15
2.3.4.1. Phổ khối lượng (MS)…………………………………………… 15
2.3.4.2. phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)…………………………… 15
Chƣơng III: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Điều chế các cắn chiết từ vòi cây Lược vàng (Callisia fragrans (Lindl.)
Woodson)…………………………………………………………………….. 16
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của cắn chiết etyl axetat……………… 17
3.2.1.Khảo sát cắn etyl axetat bằng sắc kí lớp mỏng……………………...... 18
3.2.2.Phân tách cắn etyl axetat để phân lập các chất sạch………………..... 18
3.2.2.1. Tiến hành chạy sắc kí cột………………………………………….. 19
3.2.2.2. Tinh chế các phân đoạn…………………………………………….. 19
3.2.3. Xác định cấu trúc của các chất đã phân lập…………………………. 25
3.2.3.1. Cấu trúc của VLV3………………………………………………… 25
3.2.3.2. Cấu trúc của VLV2………………………………………………… 29
3.2.3.3. Cấu trúc của VLV4………………………………………………… 32
3.2.3.4.Cấu trúc của VLV5……………………………………………......... 34
3.3. Bàn luận………………………………………………………………… 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………………………... 39
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa, các dân tộc Châu Á đã biết sử dụng các loại cỏ, cây, hoa, lá trong tự
nhiên để chữa trị bệnh tật. Tuy nhiên, sự kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc cây cỏ
chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm dân gian về công dụng của các loại thảo dược.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu hiểu biết của con nguời về
các loại thảo dược cũng ngày càng đòi hỏi sâu sắc hơn. Việc đi sâu nghiên cứu
thành phần hóa học để hiểu rõ nguồn gốc hoạt tính của các cây thuốc chữa bệnh đã
trở thành một lĩnh vực thu hút được nhiều sự chú ý của giới khoa học.
Ở nước ta, việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh rất phổ biến trong dân gian. Thời
gian gần đây có nhiều thông tin về tác dụng chữa bệnh có hiệu quả của cây Lược
vàng còn gọi là Lan vòi. Đây là một loài cây thuộc họ Thài Lài (Commelinaceae)
vốn có nguồn gốc từ Trung Mỹ với tên khoa học là Callisia fragrans (Lindl.)
Woodson . Trong dân gian, Lược vàng đã được sử dụng rất rộng rãi trong việc hỗ
trợ và chữa trị các bệnh như: ung thư, bỏng, viêm, nhiễm, lao phổi, bệnh tim
mạch…
Tuy nhiên, phần lớn các thông tin về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng là
thông tin truyền miệng còn chưa được chứng minh rõ ràng bằng các nghiên cứu
khoa học. Chính vì vậy, Hội người cao tuổi Việt Nam đã đề nghị Viện Hàn lâm
Khoa Học và Công nghệ Việt Nam xúc tiến nghiên cứu về cây Lược vàng để tìm ra
những hoạt chất có tác dụng chữa bệnh nhằm chứng minh và làm sáng tỏ các tác
dụng chữa bệnh của cây Lược vàng.
Theo hướng nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các cây
thuốc có công dụng quý báu và kết hợp với đề tài nghiên cứu khoa học của Viện
Hóa sinh biển - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chúng tui đã lự
ng nghiên cứu của khóa luận này với tiêu đề
“Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Lược vàng” theo các mục tiêu sau:
- Phân lập các chất có trong cắn etyl axetat;
- Xác định cấu trúc các chất phân lập được.
Chƣơng I: TỔNG QUAN
1.1. Thực vật học
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Callisia Loefl.
Cây Lược vàng thuộc chi Callisia Loefl., một chi thuộc họ Thài lài
(Commelinaceae). Vị trí của chi Callisia Loefl. trong hệ thống phân loại thực vật được
tóm tắt như sau [1]:
Giới: Plantae
Ngành: Angiospermae (Ngọc lan)
Lớp: Monocotyledones (Hành)
Phân lớp: Commelinidae
Bộ: Commelinales
Họ: Commelinaceae
Chi: Callisia Loefl.
Cây Lược vàng còn có tên gọi là Lan vòi, Địa lan vòi, Lan rủ, Bạch tuộc giả khóm…
1.1.2. Đặc điểm chung của chi Callisia Loefl.
Callisia Loefl. là một chi nhỏ thuộc họ Thài lài (Commelinaceae). Chi này
có khoảng 20 loài tập trung ở châu Mỹ với trung tâm phân bố ở Mexico. Những loài
thuộc chi có dạng thân thảo, sống nhiều năm hiếm khi là cây một năm. Rễ mảnh,
vài loài có dạng củ. Thân trườn hay bò sát. Lá lưỡng phân hay xếp xoắn ở ngọn,
không cuống. Cụm hoa dạng xim như tán, xếp xít, không cuống, được bao bọc bởi
lá bắc, hoa mọc ở nách lá hay ở ngọn, thường gồm nhiều chùy hay gié, đơn vị
được tạo bởi các cặp xim. Lá bắc khó nhận, nhỏ hơn 1 cm; không có lá mo; có các
lá dạng lá bắc tồn tại. Hoa lưỡng tính, đối xứng tỏa tròn; đài rời, gần bằng nhau;
cánh hoa rời, màu trắng hay hồng (hiếm khi có màu xanh), dài bằng nhau [13].
Đa số các loài thuộc chi Callisia Loefl. được trồng làm cảnh như: Callisia
repens (Jacquin) Linnaeus, Callisia elegans Alexander ex H. E. Moore… Ở Trung
Quốc chỉ có một loài được nhập trồng làm cảnh là Callisia repens (Jacquin)
Linnaeus [12]. Ở Việt Nam, chưa phát hiện thấy các loài thuộc chi này phân bốtrong tự nhiên. Trong vài năm trở lại đây, loài Callisia fragrans (Lindl.) Woodson
được nhập trồng vào nước ta với tên gọi là Lược vàng hay Lan vòi.
1.1.3. Đặc điểm của loài Callisia fragrans (Lindl.) Woodson
Cây Lược vàng Vòi Lược vàng
Hình 1.1. Cây Lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woodson
Cây thảo nhiều năm, thân mọng nước có thể dài tới 100 cm hay hơn, phân
nhánh với thân bò ở gốc. Lá mọc tập trung ở ngọn thân, rải rác ở phía dưới, dạng mác
thuôn, dài 18-25 cm, rộng 3,5-4cm, cuống lá có gân rõ, ôm thân, có lông mịn và
thường có sọc tía. Hoa mọc thành cụm 2-3 hoa dạng xim trên phát hoa hình chùy dài
tới 60 cm, mỗi cặp xim được ôm bởi các lá bắc dạng răng cưa (3 răng) dài 10-15mm;
lá đài trong suốt, màu trắng, khô xác, dạng mác, dài 5-6mm; cánh hoa bóng, trong
suốt, màu trắng, mỏng, có dạng trứng hẹp; nhị 6. Cây ra hoa vào mùa xuân [13].
Cây ưa những nơi đất màu mỡ, ẩm, thoát nước tốt và che bóng một phần.
Nếu trồng ở nơi nhiều ánh sáng, lá thường chuyển sang màu tía và thân mọc thấp.
Cây được nhân trồng bằng hạt và cành giâm.
Lược vàng được trồng làm cảnh ở nhiều nước bởi có thân bò khá đẹp và dễ
trồng. Người ta thường trồng Lược vàng trong các chậu treo để thân buông rủ tạo
dáng hay phủ kín mặt đất tạo thảm xanh trong vườn nhà. Do khả năng phát triển
nhanh, ở Florida - Mỹ, loài cây này được xếp vào danh sách “Các loài thực vật nhập
trồng xâm lấn”.
1.2. Công dụng của Lƣợc vàng dùng trong dân gian
1.2.1. Trên thế giới

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Lựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị - Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh ở kênh thương mại điện tử Shopee, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa Y dược 1
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ Y dược 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học của cây dây thần thông (tinospora cordifollia) Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinamilk tại TPHCM Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của ba loài thuộc chi bách bộ (stemona) mọc ở lào Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top