daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 2
1.1. Tổng quan về cây rau má ........................................................................ 2
1.1.1. Vị trí phân loại chi Centella (L.) trong hệ thống phân loại thực vật ...... 2
1.1.2. Đặc điểm hình thái cây rau má................................................................ 2
1.1.3. Phân bố và sinh thái ................................................................................ 3
1.1.4. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến.......................................................... 3
1.1.5. Thành phần hóa học ................................................................................ 4
1.1.6. Tác dụng dược lý..................................................................................... 6
1.1.7. Công dụng ............................................................................................... 8
1.2. Tổng quan về asiaticosid........................................................................ 10
1.2.1. Công thức hóa học, tính chất hóa lý...................................................... 10
1.2.2. Định tính................................................................................................ 11
1.2.3 Định lượng ............................................................................................. 11
1.2.4. Tác dụng dược lý và công dụng............................................................ 12
1.2.5. Một số nghiên cứu về chiết xuất và tinh chế asiaticosid từ rau má ...... 13
1.3. Tổng quan về tối ƣu hóa và áp dụng trong chiết xuất tối ƣu............. 15
1.3.1. Tối ưu hóa ............................................................................................. 15
1.3.2. Áp dụng trong nghiên cứu chiết xuất tối ưu ......................................... 17
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 18
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị..................................................................... 18
2.1.1. Nguyên vật liệu và hóa chất.................................................................. 18
2.1.2. Máy móc, thiết bị .................................................................................. 19
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu................................................. 19
2.2.1. Khảo sát một số điều kiện chiết xuất tối ưu asiaticosid từ rau má ....... 19
2.3.2. Nghiên cứu tinh chế phân đoạn giàu asiaticosid................................... 21
2.3.3. Phương pháp đánh giá........................................................................... 23
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................. 26
3.1. Khảo sát một số điều kiện chiết xuất tối ƣu asiaticosid từ rau má ... 26
3.1.1. Thiết kế mô hình chiết xuất................................................................... 26
3.1.2. Áp dụng phần mềm INForm trong tối ưu hóa ...................................... 27
3.1.3. Thực nghiệm kiểm chứng ..................................................................... 27
3.2. Nghiên cứu tinh chế phân đoạn giàu asiaticosid trong cao rau má .. 28
3.2.1. Phương pháp chiết phân đoạn ............................................................... 28
3.2.2. Phương pháp tinh chế dùng nhựa hấp phụ lỗ xốp lớn .......................... 29
3.2.3. Định tính các mẫu cao thu được……………………………………....32
3.2.4. Định lượng các mẫu cao thu được………………………………….…33
3.3. Bàn luận .................................................................................................. 35
3.3.1. Về khảo sát một số điều kiện chiết xuất tối ưu asiaticosid từ rau má... 35
3.3.2. Về nghiên cứu tinh chế phân đoạn giàu asiaticosid.............................. 36
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 38
1. Kết luận ...................................................................................................... 38
2. Đề xuất........................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta có nguồn dược liệu phong phú và nền y học cổ truyền lâu đời.
Cùng với sự phát triển của ngành dược Việt Nam, nghiên cứu sử dụng các
dược liệu sẵn có dựa trên sự kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại
đóng vai trò rất quan trọng.
Cây rau má (Centella asiatica (L.) Urb.) là cây thuốc mọc hoang và được
trồng ở khắp nước ta, được sử dụng với nhiều tác dụng quý như giải nhiệt,
giải độc, thông tiểu, dùng để chữa sốt, rôm sảy, mẩn ngứa, các bệnh về
gan,…Trong y học hiện đại, cao rau má với hoạt chất chính là asiaticosid
được ứng dụng nhiều trong điều trị bỏng, làm lành vết thương, điều trị lao,
phong,…[10] Với sự phát triển của công nghệ bào chế, rau má được sử dụng
làm thuốc dưới nhiều dạng bào chế khác nhau, trong đó dạng cao khô được sử
dụng phổ biến. Tuy nhiên, việc chiết xuất các hoạt chất trong rau má, đặc biệt
là asiaticosid hiện nay chưa đạt hiệu suất cao. Với hàm lượng rất thấp trong
dược liệu, cùng với công nghệ chiết xuất truyền thống, các sản phẩm cao khô
trên thị trường hiện nay có hàm lượng asiaticosid thấp. Vì vậy, chúng tui thực
hiện đề tài “Nghiên cứu chiết xuất chọn lọc và tinh chế asiaticosid từ cây
rau má (Centella asiatica (L.) Urb.)” với các mục tiêu:
- Khảo sát một số điều kiện chiết xuất tối ưu asiaticosid từ rau má.
- Nghiên cứu tinh chế phân đoạn giàu asiaticosid.
2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về cây rau má
Cây rau má (còn gọi là tích tuyết thảo, liên tiền thảo) thuộc chi Centella (L.)
họ Hoa tán (Apiaceae).
1.1.1. Vị trí phân loại chi Centella (L.) trong hệ thống phân loại thực vật
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan, chi Centella (L.) thuộc họ Hoa tán
(Apiaceae). Vị trí phân loại của loài Centella asiatica (L.) Urb. trong hệ thống
phân loại thực vật có thể tóm tắt như sau:
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Thù du (Cornidae)
Bộ Nhân sâm (Hoa tán) (Apiales)
Họ Hoa tán (Apiaceae)
Chi Centella (L.)
- Tên khoa học cây rau má: Centella asiatica (L.) Urb., còn có tên khoa học
khác như Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinesis Lour.
- Tên gọi khác: Tích tuyết thảo, liên tiền thảo.
- Tên nước ngoài: Phanok (Lào), Rachiek kranh (Campuchia)[1], [16].
1.1.2. Đặc điểm hình thái cây rau má
Rau má là loài cỏ mọc bò trên mặt đất, cho thân đứng ngắn, phân nhánh
nhiều, có rễ ở các mấu, thân gầy, nhẵn, chia thành các đốt dài, thân non phủ
lông mềm. Lá mọc thành chụm, phiến lá đơn, hình tròn, gần tròn hay hình
thận, rộng 1-7 cm, mép khía tai bèo, gân chân vịt, góc rộng, chóp tròn, gân từ
đáy 5, gân phụ 1-2 cặp, mặt dưới có lông ở gân chính. Cuống lá dài 10-12 cm
hay cuống dài bằng phiến lá. Cụm hoa hình tán đơn mọc ở kẽ lá, gồm 2-3
hoa nhỏ không cuống, hay hoa ở giữa gần như không cuống, các hoa ở bên
cạnh có cuống ngắn. Hoa lưỡng tính, mẫu 5, đài tiêu giảm. Cánh hoa gần tròn
hay hình trứng, dài 1-1,5 mm màu xanh nhạt, hồng nhạt hay đỏ. Nhị xen
giữa các cánh hoa. Bầu nhụy một ô, vòi nhụy xẻ 2. Quả gần hình cầu với
nhiều rãnh dọc. Hạt dẹp. Lá mầm hình trứng rộng hay hình bầu dục [3], [4],
[5], [6], [10].
1.1.3. Phân bố và sinh thái
Chi Centella (L.) có khoảng 40 loài, phân bố tập trung ở vùng Bắc Phi, còn
loài rau má kể trên chỉ thấy ở vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam châu Á, các
tỉnh nam Trung Quốc, bao gồm cả đảo Hải Nam [10], [16].
Ở Việt Nam, cây rau má mọc tự nhiên khắp nơi. Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng,
thường mọc thành đám ở vườn, bãi sông suối, nương rẫy, bờ ruộng cao và ven
rừng [4], [16].
Rau má sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, đến mùa đông (ở miền Bắc)
hay mùa khô (ở miền Nam), cây có hiện tượng bán tàn lụi. Cây ra hoa và quả
nhiều vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Do
có khả năng đẻ nhánh khỏe, cây rau má thường mọc thành từng đám dày đặc
nên lấn áp các loài cỏ khác [16].
Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng ở nhiều nước như Madagasca, Srilanka,
Philippin và cả miền Nam Việt Nam, người ta đã tiến hành trồng rau má để
làm thuốc hay nước giải khát. Ở Việt Nam, cây rau má chủ yếu mới được
khai thác sử dụng tại chỗ, chưa trở thành mặt hàng thương mại hóa [16].
1.1.4. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Bộ phận dùng của rau má là toàn cây. Rau má có thể thu hái quanh năm. Để
làm thuốc, rau má thường dùng tươi hay sao vàng [10].
Ngoài ra, rau má cũng được sử dụng như loại rau thường ngày. Rau má
được dùng xay nhỏ hay giã nát, lọc lấy nước, thêm đường làm nước giải khát,
tiêu độc [4].
1.1.5. Thành phần hóa học
Rau má chứa những hợp chất thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau.
Triterpenoid
Đây là thành phần chính và quan trọng nhất của rau má, được dùng làm chất
đối chiếu hay “dấu vân tay” của rau má trong lĩnh vực kiểm nghiệm. Các
triterpenoid có cấu trúc là dẫn chất pentacyclic nhóm ursan và oleanan, gồm 4
chất chính là asiaticosid, madecassosid, acid asiatic và acid madecassic, ngoài
ra còn có triterpenoid khác như asiaticosid (B, C, D, E, F), brahmosid,
brahminosid, thankunisid, isothankunisid, indocentellosid, centellosid,
scheffurosid B, scheffurosid A, acid 3-o-[α-1-arabinopyransyl] -2α, 3β, 6β,
23-α-tetrahydroxyurs-12-en-28-oic, 23-o-acetyl madecassosid, 23-o
acetylasiaticosid B, acid brahmic, acid isobrahmic, acid madasiatic, acid
centic, acid canellic, acid centoic, acid betulinic, acid betulic, acid indocentic,
acid indocentoic, acid terminolic, acid 6β-hydroxyasiatic, centellasapogenol
A [16], [22] .
Flavonoid
Bên cạnh nhóm chất chính triterpenoid, một số tác giả đã chứng minh trong
rau má có chứa nhiều hợp chất flavonoid.
Zainol và cộng sự (2003) đã phân lập thành công 5 flavonoid từ rau má, đó
là quercetin, kaempferol, catechin, rutin và naringin. Đây là các chất chính
thuộc nhóm polyphenolic, có vai trò quan trọng trong tác dụng chống oxy hóa
và hoạt động ngăn chặn gốc tự do của dịch chiết rau má [47].
Matsuda và cộng sự (2001) đã phân lập được một flavonol có tên là
petuletin và kaempferol 3-O-β-D-glucuronid từ phần trên mặt đất của rau má
trồng ở Việt Nam [30].
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quy trình chiết tách tinh dầu quế Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc các hoạt chất từ cây Bách bộ (Stemona pierrei Gagn) ở Lào Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng VCB Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu alkaloid và quy trình tách chiết một số chất có bản chất là alkaloid Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu chiết xuất chất màu betacyanin từ vỏ quả thanh long Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu chiết tách polyphenol từ lá chè xanh và ứng dụng trong bảo quản thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 2
K tốt nghiệp: Khảo sát, đánh giá và nghiên cứu xử lý nước thải chiết suất Chitin từ vỏ đầu tôm (công s Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chiết xuất và tinh chế phospholipid từ lòng đỏ trứng bằng phương pháp c02 ở trạng thái si Y dược 2
R Nghiên cứu kỹ thuật chiết xuất rutin từ hoa hòe ( Sophora Japonica L . - Fabaceae ) Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top