Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


THƯƠNG MẠI
1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại
6
1.1.1. Vị trí, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 6
1.1.2. Khái niệm đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại
9
1.1.2.1. Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại 9
1.1.2.2. Phân loại cho vay 13
1.1.3. Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 14
1.2. Một số biện pháp bảo đảm tiền vay cơ bản 16
1.2.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay 16
1.2.2. Sự cần thiết phải có bảo đảm tiền vay 20
1.2.3. Phân loại bảo đảm tiền vay 21
1.2.3.1. Bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật 21
1.2.3.2. Bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm không bằng tài sản bảo đảm 22
1.3. Thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại
28
1.3.1. Khái niệm thế chấp tài sản 28
1.3.2. Đặc điểm thế chấp tài sản 29
1.3.3. Phân loại thế chấp tài sản 31
1.3.3.1. Thế chấp toàn bộ bất động sản và thế chấp một phần 31
1.3.3.2. Thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho chính mình và thế chấp
bảo đảm nghĩa vụ cho người thứ ba
31
1.4. Mối liên hệ giữa thế chấp tài sản và hoạt động cho vay
của ngân hàng thương mại
32
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
34
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về
thế chấp tài sản ở Việt Nam
34
2.2. Pháp luật hiện hành về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay
của ngân hàng thương mại tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng
41
2.2.1. Chủ thể trong quan hệ thế chấp 41
2.2.1.1. Bên thế chấp 41
2.2.1.2. Bên nhận thế chấp 47
2.2.2. Tài sản thế chấp và định giá tài sản thế chấp 47
2.2.2.1. Tài sản thế chấp 47
2.2.2.2. Các điều kiện đối với tài sản thế chấp 49
2.2.2.3. Định giá tài sản thế chấp 62
2.2.2.4. Phạm vi bảo đảm nghĩa vụ của tài sản thế chấp 55
2.2.2.5. Quản lý và thụ hưởng tài sản thế chấp 56
2.2.3. Nội dung thế chấp 59
2.2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp 59
2.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp 62
2.2.3.3. Các quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp 65
2.2.4. Hình thức thế chấp 66
2.2.4.1. Hợp đồng thế chấp 66
2.2.4.2. Yêu cầu về công chứng, xác nhận hợp đồng thế chấp, đăng
ký thế chấp
68
2.2.5. Xử lý tài sản thế chấp 72
2.2.5.1. Các nguyên tắc cơ bản để xử lý tài sản thế chấp 72
2.2.5.2. cách và thủ tục xử lý tài sản bảo đảm 74
2.2.5.3. Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản thế chấp 78
2.2.6. Chấp dứt thế chấp 79
2.3. Một số vấn đề đặt ra là từ thực tiễn áp dụng pháp luật về thế
chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
80
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM
87
3.1. Cơ sở để hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
87
3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong
hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
88
3.3. Một số kiến nghị - đề xuất cụ thể về pháp luật thế chấp tài
sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở
Việt Nam
93
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu về vốn
cho phát triển, mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,
thành phần kinh tế là rất lớn, cùng với các định chế tài chính như: Các công
ty tài chính, thị trường chứng khoán,… thì hệ thống ngân hàng ( thay mặt là
các ngân hàng thương mại) là các "kênh" cung cấp vốn chủ yếu cho các
doanh nghiệp, các thành phần kinh tế…
Với vai trò, vị trí của mình, các ngân hàng thương mại có chức năng
đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia, nó là đòn bẩy cho nền
kinh tế phát triển. Các ngân hàng thương mại - với tư cách là một trung gian
tài chính - là nơi được thực hiện huy động tiền gửi từ phía công chúng - có
trách nhiệm hoàn trả vốn vay của người gửi, thực hiện cho vay đối với khách
hàng có nhu cầu về vốn.
Cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng
thương mại. Để đảm bảo cho ngân hàng thương mại có thể duy trì và phát
triển vững chắc đòi hỏi hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại phải an
toàn và hiệu quả. Để bảo đảm vốn vay của mình, thì toàn bộ các khâu trong
quy trình cho vay phải được tuân thủ nghiêm ngặt (từ khâu nhận hồ sơ vay
vốn đến ra quyết định cho vay, kể cả việc xử lý tài sản bảo đảm việc thực
hiện nghĩa vụ trả nợ…).
Cấp tín dụng dưới hình thức cho vay là hoạt động của ngân hàng
thương mại, thông qua việc cho vay ngân hàng thực hiện việc điều hòa vốn
trong sản xuất kinh doanh dưới hình thức phân phối vốn nhàn rỗi huy động
được từ tiền gửi trong công chúng (có thời hạn) nhằm đáp ứng nhu cầu về
vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội.

Trong mối quan hệ này thì các ngân hàng thương mại là người cho
vay. Có quyền lựa chọn khách hàng (người vay) để cho vay dựa trên các điều
kiện, yêu cầu nhất định, có thể là yêu cầu về tài sản bảo đảm hay cho vay
không có bảo đảm… Đây là các cơ sở pháp lý bảo đảm cho phía các ngân
hàng thương mại thu hồi được vốn (gốc + lãi) theo thời hạn đã thỏa thuận
trước, qua đó cũng phân biệt quan niệm cho vay với việc cấp phát của ngân
sách nhà nước bởi đặc trưng của cho vay là việc phải có sự hoàn trả.
Hoạt động cho vay luôn luôn tiềm ẩn các rủi ro, bởi đây là yếu tố gắn
liền với mọi hoạt động kinh doanh nói chung. Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu
quả và hạn chế đến mức tối đa rủi ro trong hoạt động cho vay, ở tất cả các
nước trên thế giới đều có các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn trong
hoạt động cho vay, trong đó đặc biệt chú trọng đến các vấn đề cho vay có bảo
đảm bằng việc thế chấp tài sản. Trong trường hợp này thì tài sản bảo đảm tiền
vay là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ. Cần lưu ý rằng sự bảo đảm này là cơ sở để ngân hàng có thêm
nguồn thu nợ thứ hai (bởi nếu nguồn thu từ hiệu quả dự án đầu tư, quá trình
sản xuất kinh doanh đưa lại) không đạt kết quả cao, việc cho vay có bảo đảm
bằng tài sản chỉ áp dụng với những khách hàng không có uy tín không cao
đối với các ngân hàng.
Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về thế chấp tài
sản bảo đảm tiền vay trong các ngân hàng thương mại có thể tiếp cận một cách
có hệ thống các quy định pháp luật quốc tế cơ bản điều chỉnh về vấn đề này.
Đặc biệt hiện nay chúng ta đang thực hiện những cam kết quốc tế về
lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) đã và đang đặt ra cho hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Trong đó,
ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO của Việt
Nam. Đến năm 2010, lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn các dịch vụ

cho khối ngân hàng nước ngoài [13]. Vì vậy, việc nghiên cứu về hợp đồng
cho vay thuộc ngân hàng thương mại nói chung và thế chấp tài sản trong
hoạt động cho vay thuộc ngân hàng thương mại nói riêng là rất cấp thiết,
trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập của pháp luật Việt Nam về thế chấp tài
sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại; đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại. Với lý do trên, tui đã chọn đề tài
"Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại ở Việt Nam" để thực hiện luận văn thạc sĩ Luật học.
+ Làm rõ các vấn đề lý luận về thế chấp tài sản như: khái niệm, đặc
điểm, vai trò, thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật Việt Nam; có so
sánh với pháp luật quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm
tiền vay nói chung và thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay đã được đề cập ở rất
nhiều công trình nghiên cứu trong: sách, báo, tạp chí như: Tạp chí ngân
hàng, báo Diễn đàn doanh nghiệp, Thời báo ngân hàng, sách chuyên khảo:
"Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng" do
TS. Lê Thị Thu Thủy làm chủ biên, Nxb Tư pháp, 2006 - Nội dung tác giả
đã đề cập một cách có hệ thống, các biện pháp bảo đảm tiền vay của các tổ
chức tín dụng, chỉ ra những thiếu sót và hướng khắc phục, hoàn thiện pháp
luật về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, có so sánh với các biện
pháp bảo đảm tiền vay của các nước trên thế giới như: Nhật Bản, Liên bang
Nga, Mỹ, Pháp… Cuốn sách: "Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân
hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", của TS. Ngô
Quốc Kỳ, Nxb Tư pháp, 2005, tác giả đã đề cập đến các hoạt động có tính
chất nghiệp vụ của ngân hàng thương mại và pháp luật điều chỉnh hoạt động
của ngân hàng thương mại kiến nghị và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật

về hoạt động của ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy, các đề tài, công trình
nghiên cứu trên do thời gian nghiên cứu cách đây nhiều năm do đó không
đáp ứng được tính thực tiễn. Mặt khác, nhu cầu về vốn của khách hàng vay
ngày càng tăng, nhu cầu mở rộng cho vay của các ngân hàng thương mại
luôn đòi hỏi tính an toàn, hiệu quả, tính cạnh tranh trong xu thế hội nhập giữa
các ngân hàng.
Do đó, việc nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp
luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương
mại có ý nghĩa rất lớn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài, đó là: Các quy định pháp luật về thế
chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
và mối quan hệ giữa pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay
với các quy định khác về bảo đảm tiền vay.
4. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về thế chấp
tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại: khái niệm, đặc
điểm, thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập của pháp luật Việt
Nam về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại;
có đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thế chấp
tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá, đối chiếu, so sánh, tổng hợp…
dựa trên nền tảng cơ bản đó là: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
\
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thế chấp tài sản trong hoạt động
cho vay của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động
cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động
cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top