anh_peo

New Member

Download miễn phí Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa





 
MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 7
1.1. Quan điểm mácxít về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 7
1.2. Vị trí, vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 16
Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH THANH HÓA 27
2.1. Thực trạng nguồn nhân lực và vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thanh Hóa 27
2.2. Đánh giá chung về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa 58
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH THANH HÓA 76
3.1. Phương hướng 76
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thanh Hóa 92
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. Việc sản xuất của Thanh Hóa cũng luôn vươn tới cái đích chung đó. Vì vậy, Thanh Hóa nhất thiết phải tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ ba là, do nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống: Tăng cường sức khỏe, mở rộng trí thức, nâng cao tay nghề... Việc này xuất phát từ chính nhu cầu của con người, điều đó tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Mong muốn của toàn Đảng, toàn dân là nâng cao chất lượng cuộc sống. Nên Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đều hướng tới việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ tư, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa hiện nay thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chất lượng hiệu quả chưa cao, chưa đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều đó cho thấy nền kinh tế - xã hội Thanh Hóa muốn phát triển được thì Thanh Hóa cần nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bởi nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển.
Thứ năm, Thanh Hóa cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì nguồn nhân lực ở Thanh Hóa chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Thanh Hóa có một đội ngũ lao động đông nhưng không mạnh, yếu về trình độ, bất cập về cơ cấu, già hóa về đội ngũ. Tỉ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Thanh Hóa rất cao 86,80% (1625811 người), lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 13,20% (247 242 người). Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp.
Với đội ngũ lao động của Thanh Hóa như hiện nay thì Thanh Hóa khó có thể tiến hành CNH, HĐH được. Trước tình hình đó Thanh Hóa cần đầu tư cho giáo dục - đào tạo nhằm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, phục vụ cho CNH, HĐH.
Nhưng một thực tế đặt ra là nền kinh tế ở Thanh Hóa còn yếu kém, cơ sở vật chất thấp. Nếu Thanh Hóa đào tạo ra đội ngũ lao động chất lượng cao thì liệu có phát huy được không (giải quyết việc làm)? Chúng ta cần nhận thức rằng, muốn phát triển, muốn CNH, HĐH thì phải có nền kinh tế tri thức. Hiện Thanh Hóa là tỉnh kém phát triển nên càng cần nắm bắt tri thức, và để nắm bắt kịp nền kinh tế tri thức thì phải phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao. Dù cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn thấp kém, nhưng để "đi tắt", "đón đầu" trong quá trình công nghiệp hóa, để tiến tới nền kinh tế tri thức thì trước hết Thanh Hóa phải thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ sáu, trong điều kiện hiện nay sự giao lưu kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ với sự mở cửa, hội nhập, chuyển giao công nghệ hợp tác liên doanh, đầu tư cùng phát triển thì Thanh Hóa phải có sự chuẩn bị về nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực vừa nắm được tri thức khoa học công nghệ hiện đại, vừa có sức khỏe, vừa có tính tổ chức cao, mạnh dạn trong sáng tạo biết kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, biết tiếp thu chọn lọc những giá trị, tinh hoa văn hóa của thế giới; nguồn nhân lực chất lượng cao được chuẩn bị là để đón nhận, tranh thủ và vận dụng khoa học công nghệ vào lao động, sản xuất nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Thanh Hóa là một việc làm cần thiết.
2.2.2. Những thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Thanh Hóa
* Thành tựu:
Để có được nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH, tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa đã xác định quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với quá trình phát triển nguồn nhân lực. Do đó trong quá trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể:
Thanh Hóa là một tỉnh có quy mô dân số lớn và ngày càng tăng. Dân số càng nhiều thì nguồn nhân lực càng dồi dào. Nhưng dân số tăng nhanh quá sẽ gây áp lực lớn về đảm bảo đời sống và cải thiện đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, tỉnh đảng bộ Thanh Hóa đã triển khai và thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình hạ thấp được tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh từ 14,04% năm 2000 xuống còn 10,80% năm 2004 (bình quân mỗi năm giảm được 0,99%).
Việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu dân số kế hoạch hóa gia đình góp phần thiết thực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời trực tiếp đóng góp mức tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm sức ép về sự gia tăng dân số và những yêu cầu bức xúc về chi phí cho các nhu cầu xã hội do sự gia tăng dân số, góp phần ổn định đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo.
Thanh Hóa có nguồn nhân lực lớn, nhưng chủ yếu tập trung trong nông nghiệp. Vì vậy tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa đã chú trọng thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Đưa ứng dụng tiến bộ sinh học về cây trồng vật nuôi trên diện rộng và thu kết quả cao. Đồng thời chuyển dịch một số diện tích trồng cây lương thực sang trồng cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản... góp phần tăng GDP trong nông -lâm - ngư nghiệp từ 0,7 % năm 2000 lên 5,2% năm 2004, và làm giảm lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp xuống 2,7% (năm 2004 so với năm 2000). Đồng thời trong công nghiệp đã tập trung phát triển các ngành có lợi thế: sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp (Nghi Sơn, Lễ Môn), phát triển vùng nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Châu Lộc, vùng nguyên liệu mía cho nhà máy đường Lam Sơn, Thạch Thành thu hút được nhiều lao động. Ngành dịch vụ tuy chưa tạo được bước đột phá nhưng cũng đã thu hút được 118,2% ngàn người lao động tham gia, tổng doanh thu năm 2003 đạt 5009,3 tỷ đồng.
Để tạo nền tảng cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực, Thanh Hóa đã chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo và đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang triển khai phổ cập phổ thông cơ sở. Có thể nói trình độ học vấn của nguồn nhân lực Thanh Hóa ngày càng được nâng cao do thực hiện tốt chương trình phổ cập tiểu học và xóa mù chữ, tỷ lệ người không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ngày càng giảm. Năm 1999 tỉ lệ này là 6.3%, năm 2002 là 5,2% và năm 2004 là 4,8%. Trong khi đó tỉ lệ này của cả nước bình quân là 4,44% (năm 2004). Số người tốt nghiệp THCS và PTTH của Thanh Hóa không ngừng tăng. Tổng số học sinh các cấp phổ thông đậu tốt nghiệp (2004) là 8216926 người.
Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh được nâng lên một bước, không chỉ được thể hiện ở mặt bằng dân trí - phổ cập giáo dục phổ thông mà nó còn thể hiện ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Thanh Hóa ngày càng được nâng cao, từ 10,44% năm 1996; lên 13,04% năm 2000; và năm 2004 là 13,20% trong tổng số lao động. Tỷ lệ này bình quân của cả nước là: 12,31% - 15,51% và 22,57%. Tuy trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực Thanh Hóa hàng năm vẫn tăng, nhưng tăng chậm hơn so với c
 

donghea

New Member
Re: [Free] Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa

Bạn ơi mình rất cần tài liệu này
Bạn up giùm mình nhé.
Thank bạn rất nhiều !
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty cổ phần Bình Dương Star Quản trị Chất lượng 0
D Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên kinh doanh của công ty TNHH manulife Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phần buông phòng của kháchsạn Brilliant Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
C Em nhờ ad tải hộ em giúp tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Sinh viên chia sẻ 1
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác Quân sự Quốc phòng địa phương Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top