Bavol

New Member
Download miễn phí Đồ án Thiết kế hệ điều khiển lọc bụi tĩnh điện



Mục lục
Lời nói đầu
Chương I. Tổng quan về công nghệ lọc bụi tĩnh điện .1
1.1. Giới thiệu chung về công nghệ lọc bụi tĩnh điện .1
1.2. ứng công cụ thể của các thiết bị lọc bụi tĩnh điện .1
1.3. Ưu nhược điểm chung của thiết bị lọc bụi tĩnh điện .2
1.4. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện .2
1.4.1. Nguyên lý cơ bản của thiết bị lọc bụi tĩnh điện .2
1.4.2. Các bộ phận chính của thiết bị lọc bụi .3
1.5. Nguyên lý làm sạch bụi bằng điện .7
1.6. Quá trình chính khi làm sạch khí bằng điện .8
1.6.1. Sự tích điện cho các hạt bụi 8
1.6.2. Sự chuyển động của các hạt bụi trong điện trường .9
1.6.3. Sự lắng bụi trên bề mặt của điện cực lắng .10
1.6.4. Đặc tính Volt - Ampe của quầng sáng .10
1.6.5. Hiệu suất thu bụi .11
1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến thiết bị lọc bụi tĩnh điện 11
1.7.1. ảnh hưởng các tính chất khí cần làm sạch 11
1.7.2 ảnh hưởng của lớp bụi trên các điện cực tới sự hoạt động của thiết bị .12
1.7.3. ảnh hưởng của hàm lượng bụi ban đầu trong khí .12
1.7.4. ảnh hưởng làm bẩn điện cực quầng sáng và điện cực lắng đến hiệu suất thu bụi 13
1.8. ứng công cụ thể của phương án đối với yêu cầu lọc bụi .13
1.9. Mô tả công nghệ lọc bụi tĩnh điện ở nhà máy phân đạm Hà Bắc .14
1.9.1. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển lọc bụi của nhà máy 14
1.9.2. Các bộ phận của hệ thống .15
1.9.3. Thuyết minh nguyên lý của bộ Controller 15
1.9.4. Các chế độ vận hành của hệ thống 16
Chương II. Phân tích cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc bụi tĩnh điện 19
2.1. Cấu trúc tổng quan của hệ thống lọc bụi tĩnh điện .19
2.2. Các khối chức năng của hệ thống lọc bụi tĩnh điện .20
2.2.1. Các phần tử mạch động lực . 20
2.2.2. Các phần tử mạch điều khiển và bảo vệ .20
Chương III. Tính chọn các phần tử mạch động lực .22
3.1. Sơ đồ mạch động lực 22
3.2. Bộ điều áp xoay chiều một pha 22
3.3. Máy biến áp .24
3.4. Mạch chỉnh lưu 24
3.5. Tính toán các phần tử trong mạch 26
3.5.1. Tính chọn đi-ốt chỉnh lưu phía thứ cấp máy biếp áp 26
3.5.2. Tính toán máy biến áp chỉnh lưu .28
3.5.3. Tính chọn Thyristor .39
3.6. Bảo vệ quá áp và quá dòng cho van 40
3.6.1. Bảo vệ quá dòng cho van.41
3.6.2. Bảo vệ quá điện áp cho van.41
3.6.3. Bảo vệ xung điện áp từ lưới điện .41
3.7. Thiết bị bảo vệ .42
3.7.1. Sơ đồ mạch động lực có các thiết bị bảo vệ 42
3.7.2. Bảo vệ quá nhiệt cho các van bán dẫn .44
3.7.3. Bảo vệ quá dòng điện cho van bán dẫn .45
Chương IV. Tính toán chọn các phần tử mạch điều khiển .47
4.1. Cấu trúc tổng quan mạch điều khiển .47
4.1.1. Nguyên lý hoạt động .48
4.1.2. Một số phương pháp cấp nguồn cơ bản .48
4.1.3. Phương pháp điều khiển tự động 48
4.1.4. Nguyên tắc điều khiển điện áp xoay chiều một pha .49
4.2. Tính toán các phần tử trong mạch .49
4.2.1. Nguồn cung cấp cho toàn bộ mạch điều khiển .49
4.2.2. Khối phản hồi để đo dòng điện sơ cấp .50
4.2.3. Khâu xử lý và hiển thị dòng điện phản hồi cao áp .51
4.2.4. Khâu xử lý và hiển thị điện áp phản hồi cao áp .53
4.2.5. Khâu tạo điện áp đặt Uđ .55
4.2.6. Khâu đồng pha .55
4.2.7. Khâu xử lý tạo điện áp điều khiển .57
4.2.8. Khâu so sánh và phát xung điều khiển .58
4.2.9. Tính biến áp xung và khuếch đại xung .59

Kết luận
Tài liệu tham khảo

Phía dưới vỏ là các bunke chứa bụi. Vỏ phải có cấu trúc thuận lợi cho việc lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị. Phía ngoài vỏ được bọc cách nhiệt.
b. Cơ cấu phân phối khí vào thiết bị
Cơ cấu phân phối khí vào thiết bị đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của thiết bị. Cơ cấu phân phối khí được đặt trước vùng thu bụi. Thực chất thì cơ cấu này là hệ thống lưới hay tấm có đục lỗ để phân phối lượng khí đi qua mặt các bản cực. Phía trước lưới là các cánh chỉnh hướng dòng khí. Để thuận tiện cho việc sửa chữa và vận hành thì mỗi điện trường sẽ có một bunke chứa bụi. Bunke trong cơ cấu có tác dụng để hứng bụi sau khi bụi đã được lắng ở điện cực lắng. Cấu trúc của bunke được chọn theo tính bám dính của bui. Tuy nhiên, do bụi lắng lại và bám vào bunke và mặt bản cực nên cần có một cơ cấu rung, gõ theo chu kỳ vào điện cực và bunke để làm sạch điện cực không cho bụi bám vào bề mặt cực. Khi tháo bunke không tránh được việc không khí qua bunke vào thiết bị và do đó làm giảm hiệu suất hoạt động của thiết bị. Hệ thống rung, gõ cần được đặt tại vùng bụi chuyển động có hiệu quả và máy rung chỉ được phép rung khi cửa thải bụi của bunke mở và nếu bụi không chuyển động được mà máy rung cứ làm việc thì bụi sẽ bị nén chặt.
c. Điện cực lắng
Do điện cực lắng là nơi thu bụi nên nó phải có hình dáng sao cho thuận tiện cho việc thu bụi và làm sạch điện cực. Thông thường thì nó có dạng hình trụ tròn có đường kính 200 á 300 mm, chiều dài từ 3 á 5 m. Đôi khi có thể sử dụng các điện cực lắng có tiết diện vuông, sáu cạnh. Các điện cực lắng là các tấm phẳng đôi khi chỉ sử dụng trong thiết bị lọc ướt vì nếu dùng trong các thiết bị khô khi rung cơ học để tách bụi thì khó tránh khỏi bụi cuốn theo khí ra ngoài. Do đó người ta thường gắn thêm vào điện cực lắng các túi chứa hay màng chứa bụi.
d. Điện cực quầng sáng
Điện cực quầng sáng là nơi xảy ra các quá trình phóng điện nên phải có cấu trúc thích hợp sao cho hiệu suất của thiết bị là đạt tới mức cao nhất để tạo ra sự phóng điện quầng sáng đều và có cường độ lớn. Điện cực quầng sáng phải bền cơ học, phải cứng vững, chịu được tác động của cơ cấu rung lắc, phải chống được sự ăn mòn và bền ở nhiệt độ cao. Ta có thể phân điện cực quầng sáng thành hai loại chính:
Loại không có điểm phóng điện: Các điện cực quầng sáng không có các điểm định vị phóng điện trên điện cực mà sự phóng điện phân bố đều theo chiều dài điện cực.
Loại có điểm phóng điện: Các điện cực quầng sáng có các điểm phóng điện cố định phân bố dọc theo chiều dài của điện cực. Các điểm phóng điện là các mũi nhọn, các mấu nhọn phân bố trên bề mặt của điện cực.
e. Hệ thống rung, gõ
Để thiết bị lọc bụi hoạt động ở hiệu suất tối ưu, lượng bụi lắng trên cực góp và các hệ thống phóng điện cần được ưu tiên tháo bỏ, để chúng gây tác động nhỏ nhất đến điều kiện hoạt động điện. Trong thiết bị lọc bụi khô việc tháo bỏ thường được thực hiện bằng các tác động rung gõ cơ khí.
Trong các thiết bị lọc bụi khô, việc rung gõ được thực hiện bằng một búa lăn quay tròn hay nâng hạ thanh năng trên một cái đe được nối với các bộ phận đang được rung gõ. Hệ thống búa thông thường được hoạt động thông qua một trục động cơ điều khiển và thanh nâng hạ cũng được điều khiển bằng trục cam động cơ điều khiển hay một cơ cầu nâng điện từ.
f. Phễu
Các phần tử bị đánh bật ra khỏi hệ thống các cực góp ban đầu phải được chứa trong một thiết bị chứa. Những thiết bị này dạng phễu hình chóp hay các máng xối đặt ở dưới các trường của thiết bị lọc bụi. Để chắc chắn các phần tử bụi có thể được lấy ra tử đó, cần mở cửa thải ở đáy dẫn đến một hệ thống rửa trôi cuối cùng. Phễu phải được đốt nóng để duy trì bụi ở trên nhiệt độ kết dính, việc đốt nóng được thực hiện bằng các dây hay các tấm điện được điều khiển bằng nhiệt tĩnh tiêu thụ 1.5 kW/ m2, hay bằng các bao giảm nhiệt. Để việc thu bụi từ phễu hiệu quả hơn, một vài phễu có các cơ cấu rung và búa gõ đặt ở thành phễu. Nhưng đôi khi việc sử dụng búa gõ lại có hại vì làm các phần tử dính kết với nhau, do đó việc sử dụng phải được đặt tuỳ từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể.
g. Thiết bị tạo điện áp cao
Độ ổn định của điện áp cao, hiệu suất của cả quá trình lọc bụi phụ thuộc vào giá trị điện áp đặt trên điện cực. Khi làm việc điện áp cần được giữ ngay dưới giới hạn phóng điện đánh thủng. Giá trị của điện áp phóng điện đánh thủng phụ thuộc vào các điều kiện vật lý, hoá học của các khí và vào mật độ thu bụi. Vì không thể đo được điện áp đánh thủng tức thời, nó chỉ có thể được xác định bởi sự đạt tới phóng điện đánh thủng. Bộ phận này có nhiệm vụ điều khiển và giữ ổn định cho điện áp cao 1 chiều.
Điện áp càng cao thì hiệu suất càng tốt tuy nhiên không được vượt quá điện áp đánh thủng, phóng hồ quang. Bộ điều khiển điện áp cao làm tăng điện áp lọc bụi tới sự phóng điện đánh thủng. Sau khi xảy ra đánh thủng, điện áp bị ngắt trong một thời gian ngắn và điện áp phụ thuộc vào dãy đánh thủng và vào mật độ đánh thủng đã lựa chọn. Nếu điện áp đánh thủng nằm ở trên điện áp có thể đạt được thì sự đánh thủng không thể xảy ra.
h. Phân bố điện áp cao
Mỗi trường hợp có riêng chuyển mạch 3/5 điểm. Khoá này có thể thao tác từ bên ngoài rào bảo vệ của buồng điện áp cao. Nó dùng để nối thiết bị phát điện áp cao với trường nào đó hay để nối trường điện nào đó với đất.
i. Khoá nối đất và hệ thống nối đất
Tất cả các phần chịu điện áp cao của lọc bụi tĩnh điện sẽ đưộc nối đất nhờ khóa nối đất khi có nguy hiểm về nổ. Khi khóa đóng thì hệ thống phóng điện đó được nối đất và không có hiệu ứng vầng quang hay các hồ quang xảy ra bên trong lọc bụi. Do đó, ngăn ngừa được sự nổ của hỗn hợp khí.
Trước khi đi vào bên trong bộ lọc bụi, tất cả các bộ phận chịu điện áp cao cần được nối đất bằng tay ở ngay cửa kiểm tra. Điều này là rất quan trọng để bảo vệ người, chống lại việc đóng vào điện áp cao do sai lầm nào đó. Thiết bị nối đất gồm cáp nối đất, gậy nối đất, các chốt nối đất ở các cửa kiểm tra và các chốt nối đất ở các khung và các điện cực phóng điện.
j. Hệ thống cài đặt cơ khí
Các cửa kiểm tra của thiết bị lọc bụi được khoá bởi một hệ thống cài đặt cơ khí để chống lại sự mở không được phép. Chúng chỉ có thể được mở sau khi cắt điện áp cao và các phần chịu điện áp cao đó được nối đất. Ngược lại, đi


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

aladin303

New Member
Re: Thiết kế hệ điều khiển lọc bụi tĩnh điện

Cho minh xin link download voi.
Xin cam ơn
 

tctuvan

New Member
Re: Thiết kế hệ điều khiển lọc bụi tĩnh điện

Trích dẫn từ aladin303:
Cho minh xin link download voi.
Xin cam ơn

Sau không cần đăng email nhé
Bạn download tại đây:
 

chungtc13

New Member
Re: Thiết kế hệ điều khiển lọc bụi tĩnh điện

anh AD ơi, em download cùng với aladin303 nhưng nội dung không đúng. Anh có tài liệu đúng với nội dung như trên ko? cho em xin vs. Thank anh
 

daigai

Well-Known Member
Re: Thiết kế hệ điều khiển lọc bụi tĩnh điện

Trích dẫn từ chungtc13:
anh AD ơi, em download cùng với aladin303 nhưng nội dung không đúng. Anh có tài liệu đúng với nội dung như trên ko? cho em xin vs. Thank anh


anh tải về thì đúng đề tài thiết kế lọc bụi tĩnh điện còn gì
 

chungtc13

New Member
thì đúng là lọc bụi tĩnh điện. Nhưng nội dung không đúng từng phần như bài đăng của anh AD.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top