Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý nguồn nhân lực nói chung và công chức nói riêng là một hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung. Mỗi nội dung có một vị trí nhất định và có mối quan hệ mật thiết với nhau giúp hoàn thiện bộ máy tổ chức và quản lý cán bộ, công chức của nhà nước ta.
Từ thực trạng trong công tác tổ chức và hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức của nhà nước hiện nay, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần có những văn bản pháp luật quy định chặt chẽ về cán bộ, công chức để hoạt động quản lí hành chính của nhà nước ta có hiệu quả hơn nữa. Chính vì vậy Luật cán bộ, công chức đã ra đời thay thế cho Pháp lệnh cán bộ, công chức không còn phù hợp với yêu cầu quản lí của nhà nước nữa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm em xin chọn đề tài: “Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức và chỉ ra những điểm mới so với khái niệm cán bộ, công chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức”.

NỘI DUNG
I. PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THEO LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (Luật CBCC):
Ngày 13/11/2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII, đã thông qua Luật cán bộ, công chức. Đây là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đến nay (luật) và cắt nghĩa được rõ ràng về các khái niệm cán bộ, công chức.
1. Khái niệm cán bộ:
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Luật CBCC 2008:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Qua khái niệm, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm của cán bộ dưới các góc độ sau:
a) Chế độ bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cán bộ:
Cán bộ là những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Riêng với cán bộ cấp xã thì chỉ được bầu cử không có chế độ phê chuẩn hay bổ nhiệm.
Tuy nhiên, bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm còn phụ thuộc vào việc đó sẽ là cán bộ của Đảng cộng sản Việt Nam, của tổ chức, chính trị - xã hội hay thuộc Nhà nước. Bởi bầu cử, phê chuẩn hay bổ nhiệm cán bộ còn chịu sự tác động của quy định, điều lệ đối với từng cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.
Ví dụ: Điều 23 Luật CBCC 2008 qui định: “Việc bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội được thực hiện theo quy định của điều lệ và pháp luật có liên quan”. Theo đó, Đảng viên có quyền ứng cử, đề cử, bầu các chức danh, chức vụ trong cơ quan lãnh đạo của Đảng như Tổng Bí thư.
Theo Điều 24 Luật CBCC 2008 qui định: “Việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước từ trung ương đến cấp huyện được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật kiểm toán nhà nước, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân”.
Ví dụ: “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội do UBTV Quốc hội giới thiệu. Theo đề nghị của Chủ tịch nước, Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh”. (Điều 81 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001).
b) Phạm vi hoạt động của cán bộ:
Cán bộ giữ các chức vụ, chức danh và hoạt động trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội.
Ví dụ: Cán bộ hoạt động trong cơ quan nhà nước như: Tổng kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước; cán bộ hoạt động trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam ở cấp ủy như: bí thư, các phó bí thư tỉnh ủy, huyện ủy.


c) Thời gian công tác của cán bộ:
Cán bộ công tác theo nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ là thời hạn giữ chức danh,chức vụ. Thời hạn đó thường được định ra trước trong các văn bản chính thức.
Ví dụ: Nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán Nhà nước là 7 năm, có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ (khoản 3 Điều 17 Luật kiểm toán nhà nước năm 2005).
d) Chế độ lao động:
Cán bộ được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo Điều 12 Luật CBCC thì cán bộ “Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hay trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Và được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.”



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

VJCKY_90

New Member
Re: Tiểu luận Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức và những điểm mới so với khái niệm cán bộ, công chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức

xin
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Phân tích các khái niệm: "Tổ chức sản xuất, Tổ chức quản lý" và sự thể hiện trong thực tế hoạt động Luận văn Kinh tế 0
B Khái quát hoá cơ sở lý luận của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản Việt nam trong thời gian qua (1998 - 2002) Luận văn Kinh tế 2
A Vận dụng khái niệm phủ định biện chứng để phân tích quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Khái niệm phủ định biện chứng với việc phân tích quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Tài liệu chưa phân loại 0
M Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
M Phân tích các khái niệm: Tổ chức sản xuất, Tổ chức quản lý và sự thể hiện trong thực tế hoạt động củ Tài liệu chưa phân loại 0
M Phân tích khái niệm, đặc điểm va bộ máy của công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 0
A Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lý nhà Luận văn Luật 6
K Tiểu luận: Phân tích khái niệm và đặc điểm của các cơ quan hành chính nhà nước, Chứng minh rằng: Cơ Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top