daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


LỜI GIỚI THIỆU
Độc giả đang có trong tay một cuốn sách đặc biệt: đây vừa là một cuốn sách về
Toán, lại vừa là một cuốn tiểu thuyết mà nhân vật chính của nó là Bài toán Phécma.
Ai cũng biết, Bài toán Phécma là một trong những bài toán khó và nổi tiếng nhất của
toán học, là “nhân vật chính” của Toán học trong suốt hơn ba thế kỷ. Tác giả đã
thông qua cuộc đời của nhân vật chính đó để mô tả cho độc giả một bức tranh toàn
cảnh về lịch sử phát triển của nhiều ngành toán học trong ba thế kỷ qua. Sự lựa chọn
của tác giả thật là hợp lý, bởi lẽ Bài toán Phécma là “con gà đẻ trứng vàng của Toán
học hiện đại”. Những cố gắng của các nhà toán học nhằm giải Bài toán Phécma đã
làm nẩy sinh nhiều lý thuyết mới. Những lý thuyết này sẽ còn mãi với toán học, cả
khi Bài toán Phécma đã được giải xong. Chứng minh “Định lý cuối cùng của Phéc
ma” mà Andrew Wiles trình bày là một chứng minh rất khó, vận dụng hầu hết
những kiến thức của nhiều ngành toán học hiện đại. Nói như Ken Ribet, chỉ có
khoảng một phần nghìn nhà toán học có thể hiểu chứng minh đó. Vậy mà cuốn sách
này được viết cho một đối tượng rất rộng rãi: cho bất kỳ ai yêu thích toán học! Công
việc khó khăn đó được hoàn thành một cách tài tình: tác giả đã làm cho người đọc
hiểu được con đường dẫn đến chứng minh của A. Wiles, thậm chí hiểu được tư
tưởng chính của chứng minh. Đây là cuốn “tiểu thuyết lịch sử” (toán học) mà bạn có
thể đọc đi đọc lại nhiều lần. Mỗi khi trình độ toán học của bạn nâng cao hơn một
bước, bạn lại hiểu sâu hơn một điều nào đó trong sách. Và điều quan trọng hơn nữa
là cuốn sách này sẽ làm bạn thêm yêu toán học, một ngành khoa học không những
cần thiết cho cuộc sống, mà còn chứa đầy chất thơ, đầy những cuộc phiêu lưu, và
thậm chí cả âm mưu nữa!
Mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những cuốn sách như thế này, những cuốn sách
góp phần lôi cuốn các bạn trẻ đi vào khoa học. Vì thế, chúng ta hết sức trân trọng sự
giúp đỡ của Liên minh doanh nghiệp Mỹ vì nền giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản
“Bốn bức tường Tám cửa sổ” đã tạo điều kiện để các bạn trẻ Việt Nam có được
cuốn sách này, và những cuốn khác trong tương lai. Cần nói thêm rằng, việc dịch
một cuốn sách “vừa toán, vừa tiểu thuyết” như thế này là một việc làm rất khó khăn.
Nó đòi hỏi người dịch cũng phải “vừa là nhà văn, vừa là nhà toán học”. Bản dịch của
Giáo sư Trần Văn Nhung và các cộng sự có thể xem là khá thành công.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
GS. TSKH. HÀ HUY KHOÁI
LỜI NGƯỜI DỊCH
Trong lịch sử toán học không thể có bài toán nào khác so sánh được với Bài toán
Phécma (Fermat). Nó được phát biểu một cách đơn giản đến mức ngay cả một học
sinh trung học cơ sở cũng có thể hiểu được, nhưng việc tìm lời giải đã thách thức trí
tuệ nhân loại biết bao nhiêu thế hệ suốt hơn ba thế kỷ rưỡi vừa qua và người hoàn
tất chặng đường cuối cùng vào năm 1993 là GS.TS. Andrew Wiles. Ông sinh tại
Cambridge (Anh), nhận bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Tổng hợp Cambridge và sau
đó sang giảng dạy và nghiên cứu toán học tại Trường Đại học Tổng hợp Princeton
(Hoa Kỳ). Cũng chính tại đây, sau 8 năm lao động liên tục, bền bỉ và khốc liệt ông đã
giải quyết xong Bài toán Phécma.
Ở Việt Nam chúng ta cũng có nhiều người (làm toán hay không làm toán), nói
riêng là các em học sinh và các thầy cô giáo phổ thông hay các bạn sinh viên và giảng
viên đại học, cao đẳng, rất thích thú tìm hiểu, theo dõi quá trình giải quyết siêu bài
toán này và trên thực tế cũng đã có một số ít người thử giải nó!
Theo chúng tui được biết thì ở nước ta, một số nhà toán học có uy tín làm việc
trong các lĩnh vực gần gũi với Bài toán Phécma, như hình học đại số, giải tích
Điôphăng.... đã nắm được lược đồ và phương pháp chứng minh của Andrew Wiles.
Chúng tui bày tỏ sự Thank tới bà Barbara Stewart, Chủ tịch Liên minh doanh
nghiệp Mỹ vì nền giáo dục Việt Nam, người đã tặng chúng tui cuốn sách gốc bằng
tiếng Anh và tích cực giúp đỡ trong việc liên hệ với Nhà xuất bản “Bốn bức tường
Tám cửa sổ” cho phép dịch cuốn sách sang tiếng Việt và in tại Việt Nam. Đồng thời,
chúng tui cũng xin Thank Nhà xuất bản Giáo dục, ông Giám đốc Ngô Trần ái, Phó
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Năm 1993, tại một hội nghị khoa học ở nước Anh, một nhà toán học đến từ thành
phố Princeton (Hoa Kỳ) đã làm chấn động dư luận. Ông đã giải quyết được một
trong những vấn đề toán học cực kỳ huyền bí, điều mà hàng ngàn nhà toán học đã
bó tay trong suốt hơn 350 năm qua : ông đã chứng minh được Định lý cuối cùng của
Fermat (Phécma) trong một bài báo dài 200 trang. Việc chứng minh định lý đã ngốn
mất của ông 7 năm trời và sau đó phải thêm một năm nữa để ông hoàn thiện chứng
minh của mình. Định lý cuối cùng của Fermat là một câu chuyện về con người, về
lịch sử và về các nền văn hóa nằm ẩn ở đằng sau thành tựu khoa học vang dội này.
Được viết bởi một học giả Pháp thế kỷ thứ XVII, định lý phát biểu lên nghe có vẻ
đơn giản: bình phương của một số số nguyên có thể phân tích thành tổng hai bình
phương của hai số nguyên khác - chẳng hạn, năm bình phương (25) bằng bốn bình
phương (16) cộng ba bình phương (9) - nhưng điều tương tự không xảy ra đối với lũy
thừa bậc ba hay các lũy thừa bậc cao hơn. Sau khi Fermat qua đời, rất nhiều nhà toán
học đã dành cả cuộc đời để cố chứng minh định lý này.
Định lý có nguồn gốc từ thời xa xưa. Khoảng 2000 năm trước Công nguyên, người
Babylon đã tìm cách phân tích một số chính phương thành tổng của hai số chính
phương. Vào thế kỷ VI trước Công nguyên, nhà toán học Hy Lạp Pythagoras đã khái
quát điều này thành một định lý nổi tiếng của ông và định lý này đã mở đường cho
Fermat.
Mấy thế kỷ sau khi Fermat qua đời, vào năm 1955, với một bước tiến khá xa, hai
nhà toán học Nhật Bản đã đưa ra một phỏng đoán tuyệt vời về khả năng có mối liên
hệ giữa hai ngành toán học khác hẳn nhau. 40 năm sau đó chính công trình của họ đã
giúp cho Andrew Wiles, nhà toán học của thành phố Princeton, chứng minh được
Định lý cuối cùng của Fermat.
Cuốn sách này kết hợp triết học với một môn khoa học rất khó, cộng với văn
phong kiểu phóng sự mang màu sắc khảo cứu nhằm dựng nên câu chuyện rất thực
về trí tuệ nhân loại.
NXB Bốn bức tường Tám cửa sổ
LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ
Tháng 6 năm 1993. Tom Schulte, một người bạn cũ của tui ở Califomia đã đến
Boston thăm tôi. Chúng tui ngồi trong một quán cà phê tràn đầy ánh nắng trên phố
Newbury với các ly đồ uống lạnh ở trước mặt. Tom mới ly dị vợ và anh mang một vẻ
mặt trầm ngâm. Anh quay về phía tôi. “Dẫu sao”, anh nói, “Định lý cuối cùng của
Fermat cũng đã được chứng minh”. Lại một trò đùa mới, tui nghĩ trong khi Tom lại
nhìn ra vỉa hè.
20 năm trước, Tom và tui là hai người bạn ở chung một phòng, cả hai chúng tôi
cùng là sinh viên toán của Trường Đại học Tổng hợp California tại Berkeley. Định lý
cuối cùng của Fermat là đề tài chúng tui thường bàn luận. Chúng tui cũng thường
tranh luận về hàm số, về tập hợp, về trường số, và cả về tôpô nữa. Ban đêm chẳng
sinh viên toán nào đi ngủ sớm vì các bài tập rất khó. Điều này đã làm cho chúng tôi

khác biệt với sinh viên trong các lĩnh vực khác. Đôi khi chúng tui phát điên đầu với
toán học... cố chứng minh định lý này hay định lý kia để nộp đúng hạn vào sáng
ngày hôm sau. Còn Định lý cuối cùng của Fermat thì sao? Chẳng bao giờ chúng tôi
tin là chúng tui sẽ chứng minh được. Một định lý mới khó làm sao và suốt hơn 350
năm biết bao người đã cố gắng chứng minh. Chúng tui đã phát hiện ra một điều lý
thú là kết quả của các nỗ lực nhằm chứng minh định lý này đã làm cho tất cả các bộ
môn toán học phát triển. Nhưng mọi cố gắng lần lượt đều thất bại, hết người này
đến người khác. Định lý cuối cùng của Fermat đã trở thành biểu tượng cho mục tiêu
mà con người không thể nào đạt tới được. Thậm chí có lần tui đã dùng tính không
chứng minh được của định lý này để tạo lợi thế cho mình. Chuyện là vài năm sau,
cũng tại Berkely, tui tiếp tục chương trình thạc sĩ sau khi đã tốt nghiệp đại học. Một
gã sinh viên sau đại học ngành toán không biết trình độ toán học của tui tỏ ý muốn
giúp tui làm toán khi chúng tui gặp nhau ở Ký túc xá Quốc tế - nơi hai chúng tôi
cùng ở. “tui làm toán học lý thuyết.”, - anh ta nói, “nếu gặp vấn đề toán học nào mà
anh không thể giải quyết được, hãy cứ hỏi tôi, đừng ngại.” Lúc anh ta chuẩn bị đi tôi
nói “Hm, vâng. Có vấn đề mà anh có thể giúp tôi...”. Anh ta quay lại hỏi: “Gì vậy?
Chắc chắn là tui sẽ giúp. Hãy cho tui biết việc gì nào.” tui với lấy một tờ giấy ăn và
mở ra - lúc đó chúng tui đang ở trong phòng ăn. tui chậm rãi viết lên tờ giấy:
X Y Z n n n   không có nghiệm nguyên khi n lớn hơn 2.
“tui đang cố gắng chứng minh điều nay từ tối hôm qua”, tui nói rồi đưa cho anh
ta tờ giấy ăn. Mặt anh ta tái đi như cắt không còn giọt máu. “Định lý cuối cùng của
Fermat”, anh ta lầm bầm. “Đúng vậy” - tui nói, “anh làm toán học lý thuyết mà. Anh
có thể giúp tui chứ ?”. Sau lần ấy tui chẳng bao giờ còn nhìn thấy anh ta đến gần tôi
nữa.
“tui nói chuyện nghiêm túc đây”, Tom nói rồi uống cạn ly của mình. “Andrew
Wiles là người vừa tháng trước đã chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat tại
Cambridge. Hãy nhớ lấy cái tên ấy. Anh sẽ còn nghe thấy nó nhiều lần”. Tối hôm ấy
Tom đã bay trở về California. Mấy tháng sau tui đã rõ là Tom không đùa, và tui đã
dõi theo một chuỗi các sự kiện. Trước tiên là Wiles được ca ngợi. Thế rồi một kẽ hở
trong chứng minh của ông đã bị phát hiện. Sau đó Wiles mất thêm một năm trời để
rồi cuối cùng đã trình làng một chứng minh hoàn hảo. Nhưng qua tìm hiểu câu
chuyện về sự thành công này tui thấy rằng Tom đã sai ở chỗ là Andrew Wiles không
phải là cái tên duy nhất mà tui cần lưu tâm tới. tui và cả thế giới cần thấy rõ là
chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat không phải là công lao chỉ của một nhà
toán học. Wiles đương nhiên là người đáng ca ngợi nhất, nhưng vinh quang còn
thuộc về cả Ken Ribet, Barry Mazur, Goro Shimura, Yutaka Taniyama, Gerhard
Frey, và nhiều người khác nữa. Cuốn sách này sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện, kể cả
những điều thực sự xảy ra ở đằng sau sự thành công này, những gì chưa lọt vào tầm
ống kính của phương tiện thông tin đại chúng và ánh sáng đèn chiếu. Đây còn là một
câu chuyện đề cập đến sự dối trá, mưu đồ và cả sự phản bội nữa.
Amir D.Aczel
“Có lẽ tốt nhất tui sẽ trình bày kinh nghiệm làm toán của mình giống như việc đi
vào một lâu đài tối om. Bạn bước vào phòng thứ nhất và trong đó tối đen như mực.
Bạn bước đi loạng choạng, va đập vào đồ đạc trong phòng. Dần dần, bạn cũng biết
được vị trí của từng thứ một. Và cuối cùng, sau khoảng sáu tháng bạn lần ra công tắc
đèn rồi bật lên. Ngay lập tức mọi thứ được soi tỏ và bạn thấy rõ mình đang ở đâu.
Thế rồi bạn bước vào phòng tiếp theo và ở đó lại chỉ là bóng tối...”
Đó là cách mà Giáo sư Andrew Wiles đã miêu tả quá trình 7 năm trời ông miệt
mài làm việc để khám phá ra điều huyền bí vĩ đại của toán học.
*
* *
Sáng sớm tinh mơ ngày 23/6/1993, Giáo sư John Conway tới tòa nhà đã xỉn màu
của Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Princeton. Ông mở cửa lớn rồi bước vội
vào phòng làm việc của mình. Suốt mấy tuần nay, trước cuộc đến thăm nước Anh
của Andrew Wiles - người bạn đồng nghiệp của ông, liên tiếp những tin tức bán tín
bán nghi đang lan truyền trong cộng đồng toán học thế giới. Conway cảm giác có
một điều gì đó quan trọng sẽ xảy ra. Nhưng ông không đoán được đó là điều gì. Ông
bật máy vi tính, rồi ngồi xuống nhìn chằm chằm vào màn hình. 5 giờ 53 phút sáng,
một bức thư điện tử ngắn gọn từ bờ bên kia Đại Tây Dương chợt hiện lên: “Wiles
chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat”.
Cambridge, Anh, tháng 6/1993

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Nhờ hội giải đáp hộ tôi có đọc ở đâu đó quy định chi phí quản lý TK 642 cuối năm phải tính hết vào k Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
M Du Lịch Đảo Lý Sơn Nhất Định Phải Đến Những Nơi Này Địa lý & Du lịch 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Luận văn BIẾN PHỨC, ĐỊNH LÝ VÀ ÁP DỤNG Khoa học Tự nhiên 0
D PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ ĐẦU TƯ THEO HỢP ĐỒNG BOT VÀ BTO Luận văn Kinh tế 0
D Những vấn đề lý luận về nguyên tắc quyền định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính việt nam Luận văn Luật 0
A Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số hydroxide cấu trúc lớp kép ứng dụng trong xử lý môi trường Khoa học Tự nhiên 0
A Giáo án Vật lý 10 bài 52: Định luật bảo toàn cơ năng Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh Trường THCS Thái Nguyên thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top