daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của hai loài Desmodium triflorum (L.) DC. và Desmodium heterophyllum (Willd.) DC., họ đậu (Fabaceae)

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là một bệnh lý thường gặp trên đường tiết niệu, sỏi gây tắc
nghẽn đường tiết niệu mà hậu quả có thể dẫn đến ứ nước thận và hủy hoại tổ chức
thận, gây nhiễm khuẩn và gây đau, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người
bệnh [37]. Đặc biệt sỏi tiết niệu có nguy cơ tái phát cao (50% sau 10 năm và 70%
sau 20 năm) [25], [33]. Những vùng có tỷ lệ sỏi tiết niệu cao trên thế giới được gọi
là vành đai sỏi gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Bắc Âu và các nước Địa Trung
Hải,… Việt Nam nằm trong vùng vành đai sỏi của thế giới với tỷ lệ sỏi tiết niệu
chiếm khoảng 2 - 12% trong cộng đồng dân cư [5].
Do gây ra những tác hại và biến chứng nguy hiểm như vậy nên hiện nay đã
có nhiều phương pháp điều trị và dự phòng sỏi tiết niệu được áp dụng, gồm cả điều
trị nội khoa và ngoại khoa [37]. Tuy nhiên các phương pháp điều trị ngoại khoa như
tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật lấy sỏi…thường đi kèm nhiều tác
dụng không mong muốn như gây ra các tổn thương thận, suy thận, tạo nhiều sỏi nhỏ
gây tắc nghẽn niệu quản, nhiễm trùng…[25], [37]. Trong khi các tác nhân dược lý
để điều trị nội khoa như muối natri citrat hay các thuốc lợi tiểu thiazid cho hiệu quả
hạn chế và khả năng dung nạp kém. Vì vậy, việc tìm kiếm và phát triển các dược
liệu có hiệu quả trong điều trị và dự phòng tái phát sỏi tiết niệu với khả năng dung
nạp tốt và ít gây ra các tác dụng không mong muốn là một yêu cầu cấp thiết hiện
nay [23], [38]. Theo kinh nghiệm chữa bệnh dân gian, có rất nhiều cây thuốc và bài
thuốc đã được sử dụng để điều trị sỏi tiết niệu, trong đó có Kim tiền thảo
(Desmodium styracifolum (Osbeck) Merr., họ Đậu (Fabaceae)). Tác dụng này đã
được chứng minh trên in vitro và in vivo [41], do đó, hiện nay, từ dược liệu này có
rất nhiều chế phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường. Cũng trong chi Desmodium
Desv. có hai loài Desmodium heterophyllum (Willd.) DC. và Desmodium triflorum
(L.) DC. cũng được người dân ở một số vùng sử dụng để điều trị sỏi tiết niệu rất
hiệu quả. Trong khi đó hiện nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá
tác dụng này của hai loài trên. Do đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác
dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của hai loài Desmodium triflorum (L.) DC. và
Desmodium heterophyllum (Willd.) DC., họ Đậu (Fabaceae)” được thực hiện với
2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu và so sánh đặc điểm thực vật của hai loài Desmodium triflorum
(L.) DC. và Desmodium heterophyllum (Willd.) DC.
2. Đánh giá ảnh hưởng trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro của dịch
chiết toàn phần và các phân đoạn dịch chiết của hai loài Desmodium triflorum (L.)
DC. và Desmodium heterophyllum (Willd.) DC.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về sỏi tiết niệu
1.1.1. Khái niệm về sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện của sỏi trong đường tiết niệu. Sỏi ở
vị trí nào thì có tên gọi theo vị trí giải phẫu đó như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng
quang [2].
1.1.2. Dịch tễ bệnh sỏi tiết niệu
- Theo khu vực: Sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến trong các bệnh đường tiết niệu,
chiếm khoảng 10 - 12% dân số ở các nước phát triển [18], [33], [37]. Ở Mỹ, sỏi tiết
niệu làm ảnh hưởng tới 10 - 15% dân số của đất nước này [21], [31], [38]. Ở Châu
Á tỷ lệ này là 1 - 5%, ở Châu Âu là 5 - 9%, ở Trung Đông là 20 - 25% [25], [31],
[36], [40]. Tại Việt Nam, trong 5 năm (1991 - 1996) có 2256 bệnh nhân nằm viện ở
Bệnh viện Bạch Mai có viêm thận - bể thận, trong đó có tới 216 bệnh nhân bị bệnh
do sỏi (chiếm tỷ lệ 9,5%) [8].
- Theo độ tuổi, giới tính: Tuổi mắc bệnh trung bình từ 20 - 40 tuổi [18], [33].
Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cũng lớn hơn ở nữ giới [25]. Tại Mỹ: tỷ lệ mắc bệnh ở
nam là 12%, trong khi đó ở nữ là 5 - 6% [23]. Tuy nhiên, sỏi thận đang gia tăng ở
nữ và tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cũng lớn hơn so với người lớn [35].
1.1.3. Phân loại sỏi và tỷ lệ mắc bệnh
Có 5 loại sỏi thường gặp là: sỏi calci, sỏi acid uric, sỏi struvit
(MgNH4PO4.6H2O), sỏi oxalat và sỏi cystin [8], [21], [37].
1.1.3.1. Sỏi calci: Calci có thể kết hợp với oxalat, phosphat hay acid uric. Thường là
do nước tiểu quá bão hòa muối calci. Nguyên nhân nữa có thể do thiếu, giảm citrat
niệu. Citrat có tác dụng ức chế kết tinh các muối calci. Khi có toan máu, nhiễm
khuẩn tiết niệu, hạ K+ máu, citrat niệu thường giảm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tạo sỏi [8]. Sỏi calci oxalat gồm 2 dạng là calci oxalat monohydrat (COM) và calci
oxalat dihydrat (COD) với hình ảnh thể hiện trên hình 1.1.
- COM (Whewellite): hình que dài 6 cạnh hay hình bầu dục có nhân, có khả
năng kết tụ cao, khả năng gắn chặt vào tế bào biểu mô ống thận, giữ lại tạo điều
kiện hình thành sỏi [17], [32].
- COD (Weddellite): hình vuông, góc kết nối bằng đường giao nhau, không
kết tụ thành các khối bền vững, không gắn vào tế bào biểu mô ống thận, dễ dàng bị
cuốn theo nước tiểu, khó tạo thành sỏi tiết niệu [19].
(a) (b) (c) (d)
Hình 1.1. Hình ảnh tinh thể dạng COM (a, b) và COD (c, d) dưới kính hiển vi điện tử quét
1.1.3.2. Sỏi acid uric: Do tăng acid uric máu (bệnh Gút) gây nước tiểu quá bão hòa
acid uric và tạo sỏi. Trong điều kiện nước tiểu acid thì acid uric càng dễ kết tinh.
1.1.3.3. Sỏi struvit: Nguồn gốc là nhiễm khuẩn tiết niệu. Vi khuẩn tiết ra men urease
làm phân hủy urê, tạo thành amoniac (NH4OH). Amoniac bị phân hủy tạo thành
amonium NH4+ và OH- gây kiềm hóa nước tiểu. Struvit (MgNH4PO4.6H2O) được
tạo thành và trong điều kiện nước tiểu kiềm hóa thì khó hòa tan và tạo sỏi.
1.1.3.4. Sỏi oxalat: Nguồn gốc có thể do di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường
gây loạn dưỡng oxalat. Tăng oxalat niệu tạo điều kiện tạo sỏi oxalat calci ngậm 1
phân tử nước. Sỏi oxalat phối hợp hằng định với lắng đọng calci.
1.1.3.5. Sỏi cystin: Do rối loạn vận chuyển cystin ở ống thận và ở niêm mạc ruột,
nguyên nhân do di truyền gen lặn nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể thứ 14.
Sỏi cystin thường đi kèm với một bệnh cảnh bệnh lý ống thận di truyền (đa niệu, hạ
K+ máu).
Trên thực tế lâm sàng, sỏi thận tiết niệu thường là sỏi hỗn hợp. Từ một sỏi
đầu tiên không có calci (sỏi struvit, acid uric, cystin) nhưng sau đó lắng đọng calci.
Vì vậy sỏi thận tiết niệu thường là sỏi cản quang [8].

Sỏi calci oxalat là sỏi phổ biến nhất trên toàn thế giới và chiếm 60 - 90% của
sỏi niệu ở trẻ em [31], [35], [36]. Sỏi struvit tạo thành khoảng 1 - 18%, sỏi calci
phosphat chiếm 10 - 20%, acid uric tạo thành 5 - 10%, cystin 1 - 5% và sỏi hỗn hợp
chiếm 4% của sỏi trẻ em [31], [36].
Ở nhiều nước đang phát triển, do không có sẵn các công cụ chẩn đoán cần
thiết nên tỷ lệ mắc bệnh thực tế có thể lớn hơn so với các số liệu thống kê [36].
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.1.4.1. Nguyên nhân
Sự phát sinh và hình thành sỏi có nhiều nguồn gốc khác nhau, có 3 nguyên
nhân như sau [3]:
- Các chất hòa tan trong nước tiểu như calci, oxalat, phosphat, urat…vượt
qua ngưỡng (cao hơn nồng độ hòa tan).
- Khi pH nước tiểu toan hóa hay kiềm hóa: toan hóa (pH<6) thì dễ kết tinh
sỏi urat và sỏi acid uric; kiềm hóa (pH>6,5) thì dễ kết tinh sỏi oxalat và sỏi
phosphat.
- Yếu tố di truyền: đối với sỏi cystin và sỏi acid uric yếu tố di truyền đóng
vai trò quan trọng.
1.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh
Sỏi tiết niệu là một quá trình phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, trong đó có 3
giai đoạn chính [3], [6]:
- Giai đoạn chưa bão hòa: chưa có sự kết tinh của tinh thể.
- Giai đoạn trung gian: khi đó tinh thể chỉ kết tinh lúc có một chất khởi
xướng để hình thành một nhân dị chất.
- Giai đoạn không bền: trong đó các tinh thể kết tinh tự nhiên từ một nhân dị
hay đồng chất.
Ngoài cơ chế chung nêu trên mỗi loại sỏi lại có đặc thù riêng:
+ Sỏi acid uric xuất hiện khi sự chuyển hóa purin tăng do chế độ ăn hay do
nguyên nhân nội sinh và khi pH nước tiểu <5,3. Với pH bình thường nước tiểu bệnh

nhân chứa một hỗn hợp acid uric và urat, khi pH hạ acid uric ít hòa tan sẽ tủa trong
khi urat dễ hòa tan lại giảm đi rõ rệt.
+ Sỏi struvit được hình thành khi bệnh nhân tiết lượng acid phosphat và
amoni khá lớn kèm theo sự tăng pH nước tiểu lên > 7,2. Sở dĩ pH nước tiểu tăng là
do nhiễm khuẩn, vì vậy sỏi này cũng được gọi là sỏi nhiễm khuẩn.
1.1.5. Điều trị nội khoa và ngoại khoa
1.1.5.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa nhằm giải quyết nguyên nhân và cơ chế tạo sỏi, có tác dụng
hạn chế tái phát sỏi, giảm bớt các chỉ định ngoại khoa và tránh các biến chứng ngoài
thận. Nguyên tắc chung trong điều trị nội khoa là [3]:
- Giảm đau (khi có chẩn đoán cụ thể).
- Kháng sinh chống viêm nhiễm khi cần thiết.
- Thay đổi pH nước tiểu, uống nhiều nước (> 2 lít/ngày).
- Chế độ ăn uống phù hợp.
1.1.5.2. Điều trị ngoại khoa [8]
- Tán sỏi ngoài cơ thể: đối với sỏi < 2cm, vị trí: sỏi ở bể thận, hay đoạn đầu,
đoạn cuối niệu quản.
- Tán sỏi qua nội soi: sỏi bàng quang hay sỏi niệu quản đoạn cuối.
- Lấy sỏi qua soi niệu quản: áp dụng trong trường hợp sỏi nhỏ, sỏi đã xuống
thấp ở đoạn cuối niệu quản và không có nhiễm khuẩn bàng quang.
- Lấy sỏi niệu đạo: trong trường hợp sỏi nhỏ, ra sát ngoài niệu đạo.
1.1.6. Quan niệm của Y học cổ truyền
1.1.6.1. Quan niệm về sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu được mô tả trong chứng thạch lâm của Y học cổ truyền (thạch
lâm: tiểu ra sỏi) [3].
- Thạch lâm là một trong năm chứng lâm được Y học cổ truyền gọi là ngũ
lâm, đó là: nhiệt lâm , cao lâm, huyết lâm, thạch lâm, lao lâm. Những viên sỏi lớn
gọi là thạch lâm, sỏi nhỏ là sa lâm.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cao đặc hai loài diệp hạ châu quy mô pilot Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu đặc tính của chitinase tự nhiên và biểu hiện chitinase tái tổ hợp từ chủng nấm Lecanicillium lecanii Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top