daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa, kết quả điều tra tại
16 tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ mù 2 mắt ở Việt Nam tuy đã giảm nhiều song vẫn
còn cao, chiếm 3,1% ở người từ 50 tuổi trở lên, nhưng số tồn đọng vẫn còn nhiều.
Ước tính ở Việt Nam có khoảng 380.000 người mù do nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó khoảng 250.000 người mù do đục thủy tinh thể 2 mắt, chưa kể số
mới mắc hàng năm khoảng 1% (80.000 người) [7]. Để điều trị đục thủy tinh thể thì
phương pháp duy nhất là phẫu thuật.
Năm 1992 phương pháp mổ lấy thủy tinh thể ngoài bao để đặt thủy tinh thể
nhân tạo đã được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. So với phương pháp mổ thủy tinh
thể trong bao (đường mổ rộng, loạn thị cao sau mổ, thời gian phẫu thuật kéo dài, thị
lực thấp, phải mang kính sau mổ, gây khó khăn cho người bệnh, nhất là người mới
mổ 1 mắt) thì phương pháp này có nhiều ưu việt hơn. Phacoemulsification (Phaco)
là phương pháp mổ tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm, một kỹ thuật giới thiệu
vào năm 1964. Với phương pháp này việc mổ lấy thủy tinh thể ngoài bao được thực
hiện qua đường mổ nhỏ từ 2,8mm – 3mm, tiền phòng luôn được duy trì ổn định, vết
mổ không cần khâu, nhanh phục hồi thị lực, bệnh nhân không cần nằm bất
động trong khi thời gian nằm viện ngắn [14][22][35][39].
Từ năm 1995 bệnh viện Mắt Hà Nội, một trong những bệnh viện chuyên khoa
hàng đầu trong nước điều trị các bệnh về mắt, đã áp dụng thành công phương pháp
tán nhuyễn thủy tinh thể, đặt thể thủy tinh nhân tạo và đã đem lại kết quả đáng
khích lệ cho bệnh nhân [1][21][25]. Tuy nhiên để tiếp cận các dịch vụ tiên tiến này
cần đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại dẫn đến chi phí bệnh nhân trả cho phẫu
thuật cao. Việc quản lý, cân đối chi phí trong phẫu thuật này có nghĩa quan trọng
nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm
bảo chi phí thấp nhất cho người bệnh mà vẫn tiếp cận được với kỹ thuật cao. Đó là
nội dung của Chính sách quốc gia về phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt ở Việt

Nam giai đoạn 2010–2013. Đề tài “Phân tích chi phí trực tiếp dịch vụ phẫu thuật
Phaco tại bệnh viện mắt Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2012” được thực hiện với
mục tiêu:
Xác định cơ cấu chi phí trực tiếp của dịch vụ phẫu thuật Phaco tại bệnh viện
Mắt Hà Nội qua các năm 2010 đến 2012.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí cho bệnh nhân phẫu
thuật Phaco.
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ bệnh đục thủy tinh thể
1.1.1. Trên thế giới
Ước tính đầu tiên về mù lòa vào năm 1978 chỉ ra có khoảng 28 triệu người mù
trên toàn thế giới (thị lực thấp hơn 3/60). Vào năm 1984 con số này tăng lên 31 triệu
và năm 1995 có khoảng 45 triệu người mù [43]. Theo khảo sát gần đây của Tổ chức
Y tế thế giới WHO về mù lòa và giảm thị lực ở 55 quốc gia vào năm 2002 cho thấy
có khoảng 37 triệu người mù và 124 triệu người có thị lực kém. Mức độ mù lòa
khác nhau từ 0,2% ở các Tây Âu và Bắc Mỹ đến 1% ở châu Phi. Trong 37 triệu
người mù có 1,4 triệu người nằm trong độ tuổi từ 0-14; 5,2 triệu người từ 15-49 tuổi
và 30,3 triệu người trên 50 tuổi [41][45].
Hình 1.1: Nguyên nhân gây mù lòa
Nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa là đục thủy tinh thể (51%), glaucom (8%),
các bệnh lý võng mạc (3%), thoái hóa điểm vàng (5%), do bẩm sinh (4%) và đau
mắt hột (3%). Ngoài ra còn có 21% mù lòa chưa xác định được nguyên nhân
[34][47].
Đục thủy tinh thể (và mù do đục thủy tinh thể) xảy ra ở các nước đang phát
triển nhiều hơn các nước phát triển. Khảo sát mù lòa ở Nepal cho thấy tỷ lệ mù do
đục thủy tinh thể là 2,8% dân số. Tỷ lệ đục thủy tinh thể chiếm 4,3% dân số ở mọi
lứa tuổi và 13,5% trong dân số trên 30 tuổi ở Ấn Độ. Ở một số địa phương ngoại ô
Bắc Kinh, Trung Quốc tỷ lệ đục thủy tinh thể là 6,0% trên tổng dân số và 18,6% ở
người có trên 40 tuổi [42].
Ước tính hàng năm tại Ấn Độ, đục thủy tinh thể là nguyên nhân làm mất
khoảng 4,4 tỷ USD do sự nghỉ việc của bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân,
mất mát tổng cộng cho quãng đời còn lại của bệnh nhân khoảng 22,2 tỷ USD [35].
Tại Pháp với hơn 500.000 lượt phẫu thuật hằng năm thì phẫu thuật đục TTT là phẫu
thuật phổ biến nhất trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp mổ Phaco. Nghiên cứu
trên 125 bệnh nhân, các tác giả đã tính được chi phí trực tiếp trung bình cho một
phẫu thuật Phaco là 366€ [48]. Ngoài ra, theo một nghiên cứu về chi phí phẫu thuật
đục TTT vào năm 2008 ở châu Âu đã chỉ ra có sự chênh lệch tới 3 lần giữa các
nước trong khu vực, cao nhất ở Italy là 1087€, thấp nhất là 318€ ở Hungari. Chi phí
trung bình cho phẫu thuật phẫu thuật đục TTT là 714€ trong đó gồm có đặt IOL là
157€, chi phí cho chăm sóc sức khỏe bệnh nhân là 221€, còn lại là chi phí khác
[32].
Mặc dù hàng triệu ca phẫu thuật được thực hiện mỗi năm trên toàn thế giới
song mù do đục thủy tinh thể không được phẫu thuật vẫn là nguyên nhân hàng đầu
gây mù lòa. Có khoảng 5 triệu người ở Ấn Độ và 2 triệu người ở Trung Quốc mù do
không phẫu thuật đục thủy tinh thể [42].
1.1.2. Tại Việt Nam
Năm 2007, được sự giúp đỡ của Tổ chức Attlantic Philanthropies, một cuộc
điều tra dịch tễ học trên diện rộng ở 16 tỉnh thành cả nước được tiến hành đã cho
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top