gia_bang

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của
nhiều ngƣời, một phần do điều kiện kinh tế ngày càng đƣợc cải thiện, một phần vì
du lịch là một trong những hình thức hữu hiệu giúp con ngƣời giải tỏa những căng
thẳng, ƣu phiền trong cuộc sống hiện đại nhiều áp lực và tái tạo nguồn năng lƣợng
sống. Trong các loại hình du lịch, du lịch thông qua lễ hội là một trong những hình
thức hấp dẫn đối với nhiều du khách. Tại Việt Nam, số lƣợng du khách đến với các
lễ hội và đình, đền, chùa, miếu chiếm một tỷ lệ rất lớn, đặc biệt là khách du lịch
trong nƣớc. Nắm bắt đƣợc nhu cầu này, nhiều địa phƣơng đã tổ chức phục dựng các
lễ hội truyền thống, khai thác lễ hội thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách
trong nƣớc và quốc tế đến với địa phƣơng.
Với bề dày truyền thống văn hóa lịch sử trải dài hàng nghìn năm, trên đất
nƣớc Việt Nam đã hình thành rất nhiều lễ hội truyền thống giá trị. Tuy nhiên, do
chiến tranh liên miên và những biến cố lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống đã dần bị
mai một, thậm chí có những lễ hội bị hoàn toàn biến mất trong đời sống của nhân
dân. Trƣớc thực trạng này, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm đầu tƣ
phục dựng nhiều lễ hội. Bên cạnh đó, nhiều địa phƣơng cũng đã chủ động, nỗ lực
“làm sống lại” những lễ hội truyền thống từng là niềm tự hào của họ.
Theo đó, nhiều lễ hội truyền thống đã đƣợc tái hiện với quy mô lớn, góp
phần làm cho bức tranh lễ hội ở Việt Nam trở nên đa dạng. Tuy nhiên, không phải
lễ hội nào cũng đƣợc phục dựng thành công, mang tính tích cực. Do thiếu hiểu biết
về di sản văn hóa, do xu hƣớng thƣơng mại hóa và chính trị hóa của những ngƣời
thực hiện, một số lễ hội đƣợc phục dựng với nội dung và hình thức bị sai lệch, mang
đến những hệ lụy đáng tiếc, nhận lại những phản hồi tiêu cực từ cộng đồng và du
khách. Rút kinh nghiệm từ một số địa phƣơng đi trƣớc, tỉnh Hà Nam đã phục dựng
khá thành công một số lễ hội truyền thống đƣa vào phục vụ phát triển du lịch, trong
đó tiêu biểu là Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn và lễ phát lƣơng đền Trần Thƣơng.

Hà Nam là tỉnh có bề dày truyền thống văn hiến, có lịch sử hình thành và
phát triển lâu đời, có vị trí địa lý - văn hoá khá đặc biệt trong khu vực đồng bằng
châu thổ sông Hồng. Hiện ở Hà Nam còn lƣu giữ đƣợc nhiều di sản quý trải suốt
chiều dài lịch sử hàng mấy ngàn năm dựng nƣớc, giữ nƣớc nhƣ trống đồng Ngọc
Lũ, chùa Đọi Sơn, từ đƣờng Nguyễn Khuyến, đình Vị Hạ, đình Đồng Du Trung,
đền Trần Thƣơng, đền Trúc, chùa Bà Đanh… Hàng năm, trên 100 lễ hội đƣợc tổ
chức ở các làng xã trong tỉnh. Thời gian qua, tại Hà Nam nhiều di tích đã đƣợc bảo
quản, trùng tu, tôn tạo và khai thác có hiệu quả, nhiều lễ hội truyền thống đƣợc bảo
tồn và khôi phục. Đặc biệt, năm 2009 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam đã
khôi phục Lễ hội Tịch Điền - Đọi Sơn, năm 2010 tỉnh khôi phục Lễ phát lƣơng đền
Trần Thƣơng. Việc tái hiện hai lễ hội này đã giúp đa dạng hóa và nâng cao chất
lƣợng sản phẩm du lịch của tỉnh, đáp ứng phần nào nhu cầu hƣởng thụ văn hóa tâm
linh của du khách cũng nhƣ mong mỏi của nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy
giá trị lễ hội truyền thống, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nhân văn, tăng sức hút
cho điểm đến du lịch Hà Nam.
Mặc dù vậy, việc phục dựng lễ hội truyền thống đƣa vào phục vụ phát triển
du lịch của Hà Nam vẫn chƣa tránh khỏi một số ý kiến trái chiều. Điều này có nghĩa
là công tác phục dựng lễ hội của tỉnh Hà Nam cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu, điều
chỉnh, bổ sung nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của du khách và nhân dân.
Tác giả lựa chọn đề tài này với mong muốn việc phục dựng lễ hội truyền
thống sẽ góp phần vào phát triển Du lịch của địa phƣơng đồng thời góp phần bảo
tồn, phục dựng di sản văn hóa của Hà Nam. Với nghiên cứu này, tác giả hi vọng
thông qua đây đƣa ra giải pháp về cơ chế chính sách, liên kết vùng, điểm Du lịch,
liên kết, phối hợp giữa cá thành phần kinh tế, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng Du
lịch và cộng đồng địa phƣơng, giải pháp về quảng bá, xúc tiến, nâng cao năng lực
cạnh tranh… có thể góp phần bổ sung hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lƣợng lễ
hội truyền thống phục vụ phát triển Du lịch góp phần phát triển Du lịch văn hóa tỉnh
Hà Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việt Nam trải qua bốn nghìn năm chiều dài của lịch sử với bao biến cố thăng
trầm nhƣng vẫn xây dựng riêng cho mình nền tảng văn hóa riêng với những đặc
trƣng riêng biệt tạo nên tài nguyên Du lịch nhân văn vô cùng quý giá cho thế hệ
tƣơng lai. Năm 1992, Đào Duy Anh xuất bản cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương”
do nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Trần Quốc Vƣợng và Trần
Ngọc Thêm có cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” với 2 góc độ nghiên cứu khác nhau
nhƣng cùng có một mục đích là giúp cho độc giả hiểu thêm về Cơ sở văn hóa Việt
Nam. Ngoài ra, Trần Ngọc Thêm năm 1997 còn có cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa
Việt Nam”, năm 1998 Phan Ngọc có cuốn “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Từ năm
1915 Phan kế Bình đã cho xuất bản cuốn “Việt Nam phong tục”…. Những tác phẩm
trên đã cung cấp nhiều quan điểm, lý luận để tác giả có thể học hỏi, nghiên cứu giúp
cho đề tài đƣợc thực hiện tốt hơn.
Lễ hội từ trƣớc đến nay là sản phẩm tinh thần không thể thiếu đƣợc của nhân
dân ta, đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả viết về lễ hội truyền thống nhƣ
“Lễ hội cổ truyền” của Viện Văn hóa dân gian xuất bản năm 1992, năm 1997 Lê
Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dƣơng với “Lịch lễ hội”, năm 1993 Bùi Thiết với “Từ
điển lễ hội Việt Nam” và “Hội hè Việt Nam” của Trƣơng Thìn (chủ biên) năm 1990,
năm 1993 Tô Ngọc Thanh có “Niềm tin và lễ hội”, trích trong: Đinh Gia Khánh, Lê
Hữu Tầng (chủ biên) với “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại”, luận
án tiến sỹ tại viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam năm 2006 Bùi Hoài Sơn nghiên
cứu về “Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945
đến nay”, năm 2009 ông có “Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt”… Những
năm gần đây cùng với sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, kinh tế xã hội ngày càng phát
triển, đời sống vật chất và tinh thần đƣợc cải thiện nâng cao, nhu cầu vui chơi, du
lịch ngày càng lớn. Nhiều lễ hội cổ truyền đƣợc phục dựng, các tour tuyến du lịch
đƣợc hình thành. Các công trình nghiên cứu lễ hội gắn với du lịch cũng đƣợc nhiều
học giả quan tâm, đặc biệt là các lễ hội lớn ở các địa phƣơng trên khắp địa bàn cả
nƣớc, tiêu biểu có các công trình phục dựng lễ hội truyền thống của Bùi Quang
Thắng, năm 2005 “Phục dựng lễ hội Xuân Phả, Thọ Xuân, Thanh Hóa”, “Phục
dựng lễ hội Lam Kinh, Thanh Hóa”, năm 2006 “Phục dựng lễ hội Kiếp Bạc, Hải
Dương”, năm 2009 là “Phục dựng lễ hội đền Lảnh Giang, Duy Tiên, Hà Nam”.
Ngoài ra còn nhiều bài viết nghiên cứu về du lịch học, du lịch văn hóa, về lễ
hội và du lịch nhƣ Nhập môn khoa học du lịch của Trần Đức Thanh năm 2000, năm
2004 Dƣơng Văn Sáu với “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển Du lịch”; Trần
Nhoãn năm 2002 với “Đa dạng hoá các hoạt động di tích - lễ hội qua con đường du
lịch"; Trần Nhạn với “Du lịch và kinh doanh du lịch” năm 2005, năm 2008 Nguyễn
Phạm Hùng chủ biên đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng
sông Hồng”, năm 2009 Lƣơng Hồng Quang viết “Festival Huế: Câu chuyện hội
nhập và phát triển văn hóa (Các đánh giá chính sách và định hình mô hình tổ chức
gắn với hội nhập và phát triển”, năm 2010 ông viết “Báo cáo Phát triển các ngành
công nghiệp văn hóa ở Việt Nam” và năm 2011 ông viết“Có phải lễ hội truyền
thống như một hiện tượng tâm linh và có tính truyền thống, năm 2012 với “Các kinh
nghiệm và bài học rút ra từ việc xây dựng mô hình tổ chức lễ hội đền Trần”và
“Quản trị lễ hội và hình ảnh điểm đến (Quản trị giúp gì cho việc xây dựng hình ảnh
điểm đến”, năm 2013 có kỉ yếu Hội thảo quốc tế “Du lịch lễ hội và sự kiện” của Đại
học Kinh tế Huế & Trƣờng Quản lí Công nghiệp Du lịch, ĐH Hawaii, năm 2013 Bùi
Quang Thắng có bài viết về “Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện”.
Những năm gần đây ngành Du lịch nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của
Đảng và Nhà nƣớc, tạo cơ chế, chính sách để ngành Du lịch có điều kiện phát triển,
bắt kịp với xu hƣớng phát triển kinh tế thế giới, nâng cao vị thế quốc gia. Trong
những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã phê duyệt nhiều chính sách tạo hành lang
pháp lý cho ngành Du lịch phát triển nói chung và phát triển sản phẩm Du lịch nhân
văn nói riêng. Năm 2003 có “Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành”;
năm 2005 có “Luật Du lịch”. Năm 2013 Thủ tƣớng Chính phủ thông qua Quyết
định số 201/QĐ-TTg về “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trƣớc đó năm 2012 UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt
Quyết định số 1393/QĐ-UBND về “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.
Năm 2000, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Duy Tiên đã cho xuất bản cuốn
“Lịch sử Đảng bộ huyện Duy Tiên” và năm 2005 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lý
Nhân có cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Lý Nhân”, trong cuốn “Địa chí Hà Nam”
xuất bản năm 2005… đã nêu lên quá trình hình thành và phát triển của Duy Tiên và
Lý Nhân với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân nơi đây là tiền đề cho nền
tảng văn hóa tạo nên bề dày văn hóa - sức hấp dẫn của điểm đến Du lịch văn hóa
tỉnh Hà Nam. “Hà Nam thế và lực trong thế kỷ XXI” năm 2005 do Công ty cổ phần
thông tin kinh tế đối ngoại, nhà xuất bản chính trị quốc gia đã đánh giá tiềm năng
phát triển Du lịch lễ hội của Hà Nam. Năm 2004 có “Hà Nam di tích và danh
thắng” và “lễ hội Hà Nam” do Sở VH,TT&DL Hà Nam xuất bản đã nêu lên khả
năng phát triển Du lịch lễ hội của Hà Nam.
Sau khi nghiên cứu lịch sự nghiên cứu vấn đề, tác giả nhận thấy lễ hội truyền
thống rất có khả năng trở thành sản phầm Du lịch nhân văn đặc biệt là tại một tỉnh
có nhiều tiềm năng nhƣ Hà Nam.
Nhƣng qua đây tác giả cũng nhận thấy việc sử dụng lễ hội truyền thống trong
phát triển Du lịch là bƣớc đi đầu tiên, vẫn trong quá trình vừa thực hiện vừa học hỏi
đang gặp phải nhiều quan điểm, nhiều tranh luận khác nhau. Nhƣng điều đó cũng
chứng tỏ đây là vấn đề mới thu hút đƣợc sự quan tâm của các chuyên gia và những
nhà hoạt động Du lịch.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội đền Trần Thƣơng vẫn đang trong quá
trình thử nghiệm, vừa phục dựng vừa điều chỉnh để phù hợp nhằm đạt đƣợc kết quả
tốt hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình phục dựng lễ hội truyền thống phục vụ phát triển Du
lịch tại lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội đền Trần Thƣơng, thông qua đó xác định
các điều kiện nhằm khai thác và sử dụng các lễ hội truyền thống cho mục tiêu phát
triển Du lịch trong phạm vi tỉnh Hà Nam, góp phần tăng tỉ trọng của Du lịch tại một
tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên Du lịch nhân văn nhƣ Hà Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan và tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về di sản
văn hóa, lễ hội truyền thống.
- Đánh giá, phân tích điều kiện, thực trạng của quá trình phục dựng lễ hội
truyền thống phục vụ cho phát triển Du lịch ở Hà Nam.
- Đề xuất môṭ số giải pháp góp phần phát triển lịch lễ hội truyền thống cũng
nhƣ bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch của Tỉnh , đặc biệt là tại lễ hội Tịch điền
Đọi Sơn và lễ hội đền Trần Thƣơng.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình phục dựng lễ hội truyền thống tại lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ
hội đền Trần Thƣơng, tỉnh Hà Nam nhằm phát triển Du lịch.
- Quá trình các lễ hội đƣợc sử dụng trở thành sản phẩm Du lịch thu hút khách
Du lịch. Đánh giá tài nguyên Du lịch nhân văn tỉnh Hà Nam thông qua tiềm năng di
sản văn hóa, cơ chế chính sách, quy hoạch Du lịch; khả năng liên kết, phối hợp giữa
các thành phần kinh tế; khả năng liên kết vùng, tuyến, điểm Du lịch; nâng cao năng
lực cạnh tranh về mặt con ngƣời lẫn tài chính; nâng cao chất lƣợng môi trƣờng lễ
hội cả về môi trƣờng tự nhiên lẫn môi trƣờng xã hội; quảng bá, xúc tiến; sự tham dự
cộng đồng.
- Đề xuất các các giải pháp để khai thác lễ hội truyền thống trở thành sản
phẩm Du lịch đặc trƣng của Du lịch tỉnh Hà Nam thông qua lễ hội Tịch điền Đọi
Sơn và lễ hội đền Trần Thƣơng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu thƣc ̣ tế hoaṭ đôn ̣ g phục dựng lễ hội truyền
thống phục vụ phát triển Du lịch đối với lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội đền Trần
Thƣơng, tỉnh Hà Nam.
- Phạm vi thời gian: Quá trình phục dựng lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội
đền Trần Thƣơng từ năm 2009 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thƣc ̣ hiên ̣ đề tài này tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau
để thu thập, xử lý, phân tích các thông tin để hoàn thành đề tài
- Phƣơng pháp liên ngành.
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa.
- Phƣơng pháp quan sát tham dự.
- Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của đề tài này gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Vai trò của di sản lễ hội đối với phát triển Du lịch.
Chƣơng 2: Quá trình phục dựng lễ hội truyền thống nhằm phát triển Du lịch.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp phát triển Du lịch dựa vào tiềm năng lễ hội
7. Đóng góp của đề tài
- Đánh giá vai trò của di sản văn hóa – tài nguyên Du lịch nhân văn, lễ hội
truyền thống trong phát triển Du lịch tỉnh Hà Nam.
- Thông qua lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội Trần Thƣơng nghiên cứu thực
trạng phục dựng lễ hội truyền thống phục vụ phát triển Du lịch, góp phần phát triển
Du lịch và bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất môṭ số giải pháp , kiến nghị với hi vọng có thể nâng cao chất lƣợng
dịch vụ của sản phẩm Du lịch lễ hội tại điểm nghiên cứu.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phucndo2o

New Member
ad ơi, link tải tài liệu bị hỏng rồi. Bạn upload lại giúp mình với.
Many thanks!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây Dựng lại quy trình đón tiếp và phục vụ khách trong thời gian lưu trú tại bộ phận lễ tân trong kh Luận văn Kinh tế 0
D xây dựng hệ chuyên gia tư vấn chọn trang phục mặc Công nghệ thông tin 0
V Xây dựng chương trình quản lý phục vụ quá trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tạ Luận văn Kinh tế 0
J Xây dựng phương án huy động vốn phục vụ việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ ph Luận văn Kinh tế 0
H Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phục vụ xây dựng cánh đồng có giá trị kinh tế cao Luận văn Kinh tế 0
H Xây dựng chương trình đào tạo cho nhân viên ngành thép Việt Nam phục vụ công tác áp dụng iso 14001 : Khoa học Tự nhiên 0
T Bước đầu đánh giá công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ cho dự án xây dựng các công trình cơ s Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho đánh giá đất sản xuất nông nghiệp huyện Đồng H Khoa học Tự nhiên 0
L Xây dựng trang WEB trong hệ thống mạng nội bộ của ngành phục vụ công tác tra tìm căn cước theo vân t Công nghệ thông tin 0
C Điều tra, nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ công tác giáo dục, quy hoạch sử dụng hợp Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top