Download miễn phí Đề tài Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước





Ngoài ra, đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ thường có giá trị lớn nên doanh nghiệp phải có lượng hàng lớn để kịp thời cung ứng. Số lượng hàng lớn mà thời gian cung ứng lại gắn nên bản thân từng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khó lòng đảm đương nổi. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm xem xét khả năng hợp tác với nhau, cùng đầu tư trang thiết bị chuyên dùng một cách đồng bộ để có thể sản xuất những lô hàng có tiêu chuẩn giống nhau nhằm thực hiện đơn hàng lớn từ nước bạn.

Đồng thời, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cần tăng cường hoạt động hơn nữa, từng bước góp phần khắc phục những điểm yếu hiện nay của ngành dệt may. Mặt khác, là thay mặt cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Hiệp hội cần tích cực tham gia hoạt động với các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan đến lĩnh vực dệt may như Hiệp hội Dệt May ASEAN, diễn đàn ngành Dệt may vùng Châu á Thái Bình Dương.để trao đổi thông tin và truyền đạt những kiến nghị của ngành dệt may trong quá trình kinh doanh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trí mạch tích hợp (sẽ thực thi sau 24 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực).
Chương III gồm 11 điều và các phụ lục F,G quy định những vấn đề liên quan đến thương mại dịch vụ, trong đó hai bên cam kết đưa vào Hiệp định các quy định trong khuôn khổ Hiệp định về thương mại và Dịch vụ (GATS) bao gồm quy chế Tối huệ quốc, chế độ Đãi ngộ quốc gia và pháp luật quốc gia...
Ngoài ra, phụ lục G đi kèm với Hiệp định còn nêu cụ thể những cam kết của Việt Nam cho các công ty dịch vụ Hoa Kỳ vào hoạt động theo lộ trình và những giới hạn Việt Nam đặt ra đối với những loại hình đầu tư dịch vụ như dịch vụ pháp lý, dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ về vi tính, dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ kỹ thuật , dịch vụ về vi tính và các dịch vụ khác liên quan, dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng.....Ví dụ sau đây là quy định cụ thể đối với các dịch vụ kế toán, kiểm toán: Việt Nam cho phép công dân Hoa Kỳ thành lập công ty 100% vốn của Hoa Kỳ. Việc cấp giấy phép sẽ được xét duyệt trên cơ sơ từng trường hợp trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các công ty kiểm toán có vốn đầu tư của Hoa Kỳ chỉ được phép cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án có sự tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam.
Chương IV về sự phát triển quan hệ đầu tư, gồm 15 điều và hai Phụ lục H,I, chủ yếu nêu rõ việc hai bên cam kết đối xử với các dự án đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi hơn với chính dự án đầu tư trong nước hay dự án của nước thứ ba trên lãnh thổ của mình, tuỳ từng trường hợp vào cái nào thuận lợi hơn. Vì cam kết như vậy có nghĩa là các dự án đầu tư của Hoa Kỳ cũng chỉ cần đăng ký thành lập mà không cần xin cấp giấy phép đầu tư chẳng hạn, nên đi kèm với chương này còn có một phụ lục nêu rõ những lĩnh vực mà Việt Nam không áp dụng cách đối xử nói trên như: phát thanh, truyền hình, in ấn, ngân hàng, khai thác mỏ, địa ốc...Phía Hoa Kỳ cũng loại trừ những nghành như năng lượng nguyên tử, dịch vụ tài chính...
Hiệp định này cũng ghi cụ thể những loại dự án Việt Nam chỉ đăng ký nếu đi kèm phát triển vùng nguyên liệu như sản xuất giấy, đường...hay phải xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm như xi măng, thuốc lá, phân bón, bột giặt.
Chương này cũng quy định rõ các công ty Hoa Kỳ phải góp ít nhất 30% vốn trong liên doanh, chưa được thành lập công ty cổ phần và chưa được phát hàng cổ phiếu ra công chúng, chưa được mua quá 30% vốn của một công ty cổ phần hoá. Những rằng buộc này được duy trì trong vòng 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Các bức thư giữa Bộ trưởng Bộ thương mại Vũ Khoan và bà Barshefsky sau khi ký Hiệp định về chế độ cấp giấy phép đầu tư được xem là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
Chương V về tạo thuận lợi cho kinh doanh, gồm 3 điều khoản chủ yếu đề cập tới những cam kết của hai bên sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của nhau. Phía Hoa Kỳ cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và công ty Việt Nam hoạt động tại Hoa Kỳ như các công ty Hoa Kỳ sở tại. Việt Nam đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, cá nhân của Hoa Kỳ có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi tại Việt Nam.
Chương VI về các quy định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyền khiếu nại, gồm 8 điều khoản, chủ yếu đề cập đến việc nghĩa vụ của các bên phải công bố kịp thời những luật, quy định và thủ tục hành chính có tính chất áp dụng chung, liên quan đến những vấn đề được quy định trong Hiệp định cũng như trách nhiệm công bố của các bên mỗi khi có sự thay đổi về luật pháp, quy định mà ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Việc công bố phải được phải được thực hiện trước khi thay đổi đó có hiệu lực. Đồng thời, các bên phải cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin, dữ liệu về kinh tế, cho phép các doanh nghiệp được tham gia góp ý kiến vào những dự thảo luật, quy định, thủ tục hiện hành liên quan đến hoạt động của họ.
Chương VII gồm 8 điều khoản quy định về những điều khoản chung được áp dụng trong Hiệp định như: giao dịch và chuyển tiền qua biên giới, an ninh quốc gia, các ngoại lệ chung, thuế, tham vấn, quan hệ giữa Chương IV. Phụ lục H, Thư trao đổi, điều khoản cuối cùng, hiệu lực, thời gian, đình chỉ và kết thúc.
II. Tình hình quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ sau khi ký kết hiệp định
1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết và phê chuẩn và chính thức có hiệu lực từ ngày 10-12-2001. Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ đã mở ra triển vọng giao lưu thương mại giữa hai nước. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng tăng. Một phần là do sau khi hiệp định thương mại Việt Hoa Kỳ có hiệu lực thì hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã được hưởng quy chế tối huệ quốc. Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam có thể giảm tương đối mức giá bán ra do mức thuế quan bao gồm trong giá đã giảm xuống. Vì thế, theo lý thuyết của kinh tế học vi mô, ứng với mỗi mức giá bán ra của doanh nghiệp Việt Nam, lượng cầu của thị trường Hoa Kỳ sẽ thay đổi. Cụ thể, khi hàng hoá của Việt Nam bán với mức giá thấp hơn trước kia (do được hưởng quy chế tối huệ quốc) thì số lượng người mua ở Hoa Kỳ đối với hàng hoá của Việt Nam sẽ tăng. Trên đồ thị ta có thể thấy, khi hàng hoá của Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc, thì giá cả của hàng hoá Việt Nam sẽ bán với mức giá P1 và ứng với mức giá đó, nhu cầu trên thị trường Mỹ sẽ là Q1. Cung-Cầu cân bằng tại điểm N. Sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, thì hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi do quy chế tối huệ quốc mang lại, điều này làm cho giá cả hàng hoá bán ở thị trường Mỹ giảm (do thuế là một trong những yếu tố cấu thành nên giá bán) xuống mức giá Po, ứng với mức giá đó, nhu cầu trên thị trường Mỹ sẽ tăng lên đến Qo. Do nhu cầu tăng mạnh, sẽ dẫn đến các nhà sản xuất Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đường cung sẽ dịch chuyển từ S sang S’. Cung-Cầu sẽ cân bằng tại điểm M.
Đồ thị cung cầu của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, có và không có MFN
P
S
S’
P1 N
Po M
D
0 Q1 Qo Q
S: Đường cung khi không có MFN
S':Đường cung khi có MFN
D:Đường cầu
P1:Giá bán ra khi chưa được hưởng MFN
Q1: Số lượng hàng hoá bán được khi chưa được có MFN
Po: Giá bán ra khi được hưởng MFN
Qo: Số lượng hàng hoá bán được khi có MFN
Về lý thuyết, sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chắc chắn sẽ tăng lên, lợi nhuận thu được trên mỗi đơn vị hàng hoá cũng tăng, điều này tạo nên động lực khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sản xuất để đáp ứng được nhu cầu trên thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp sẽ tăng thêm số nhân công, đồng thời tăng cường việc sử dụng các yếu tố đầu v...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top