Download miễn phí Hoàn thiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam





LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 3

1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế: 3

1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế: 3

1.1.2. Nội dung của hoạt động thanh toán quốc tế 4

1.1.3. Đặc điểm của thanh toán quốc tế: 5

1.2. Tổng quan về an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại. 6

1.2.1. Khái niệm an toàn trong thanh toán quốc tế 6

1.2.2. Sự cần thiết phải đảm bảo an toàn trong thanh toán quốc tế: 6

1.2.3. Mức độ an toàn của một số cách thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến: 8

1.2.4. Các biện pháp đảm bảo an toàn trong Thanh toán quốc tế: 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 19

2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương: 19

2.1.1. Về tổng nguồn vốn: 20

2.1.2. Về dư nợ tín dụng cho nền kinh tế: 21

2.1.3. Về lợi nhuận của NH: 22

2.2. Thực trạng về an toàn trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam: 23

2.2.1. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế: 23

2.2.2. Các rủi ro thường phát sinh gây mất an toàn trong thanh toán quốc tế: 25

2.2.3. Nguyên nhân gây nên rủi ro - mất an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế: 37

2.3. Thực trạng các biện pháp Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam thực hiện để phòng ngừa các rủi ro nêu trên và bảo đảm an toàn trong thanh toán quốc tế: 40

2.3.1. Ban hành mới, sửa đổi và bổ sung quy trình tác nghiệp: 40

2.3.2. Thay đổi mô hình hoạt động: 41

2.3.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý: 42

2.3.4. Hiện đại hoá công nghệ thông tin: 43

2.3.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ: 43

2.3.6. Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro: 44

2.3.7. Định kỳ kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh: 44

2.4. Đánh giá công tác bảo đảm an toàn trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam: 45

2.4.1. Các kết quả đạt được: 45

2.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân: 45

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 47

3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: 47

3.2. Quan điểm và mục tiêu trong việc đưa ra biện pháp: 48

3.2.1. Quan điểm của đề xuất: 48

3.2.2. Mục tiêu của đề xuất: 49

3.3. Một số biện pháp cụ thể: 49

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Rủi ro tác nghiệp:
Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro hình thành do những sai sót mang tính kỹ thuật nghiệp vụ trong bất kỳ khâu nào của quá trình giao dịch TTQT. Đây là loại rủi ro phổ biến trong hoạt động TTQT và xảy ra ở tất cả các cách TTQT.
Trong cách chuyển tiền, NH đóng vai trò thực hiện thanh toán theo chỉ dẫn của khách hàng, rủi ro xảy ra khi cán bộ NH thực hiện sai chỉ dẫn trên lệnh chuyển tiền của khách hàng dẫn đến người thụ hưởng không nhận được tiền. Ở NHNT chi nhánh Hà Nội, khi nhận được lệnh chuyển tiền của khách hàng yêu cầu chuyển cho người thụ hưởng ở Thái Lan nhưng do sơ suất cán bộ thanh toán đã chuyển số tiền đó sang Ngân hàng Sumitomo của Singapore thay vì Ngân hàng Sumitomo ở Thái Lan. Người thụ hưởng khiều nại không nhận được tiền, NHNT Hà Nội kiểm tra lại hồ sơ và 3 ngày sau nhận được khoản thoái hối của Ngân hàng Sumitomo Thái Lan sau khi đã trừ đi USD 25.00 điện phí. NHNT Hà Nội phải chịu khoản phí phát sinh do việc chuyển trả nhầm của mình.
Rủi ro cũng có thể xảy ra khi NH vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ. Theo lệnh cấm vận này, mọi khoản thanh toán bằng USD qua hệ thống thanh toán bù trừ của Mỹ cho những người hưởng trong danh sách cấm vận đều bị phong toả tại Mỹ. Khi thực hiện một số lệnh thanh toán, một số cán bộ NH đã sơ suất không tư vấn cho khách hàng chuyển sang thanh toán bằng các loại ngoại tệ khác như EUR hay GBP mà vẫn thực hiện theo chỉ dẫn thanh toán bằng USD, các giao dịch này khi thực hiện bù trừ tại Mỹ đã bị hệ thống điện tử phát hiện và khoản tiền này bị phong toả. Có trường hợp, cán bộ NH không nắm rõ danh sách cấm vận của Mỹ nên khi nhận được lệnh chuyển tiền cho người hưởng ở Myanmar vẫn tiến hành theo chỉ dẫn của khách. Đến khi nhận được khiếu nại của khách hàng và nhận được điện thông báo của NH đại lý bên Mỹ, NH mới kiểm tra lại danh sách cấm vận của Mỹ. Trong các trường hợp này, lỗi hoàn toàn do các cán bộ thanh toán đã không cẩn trọng đúng mức khi kiểm tra lệnh chuyển tiền và tư vấn khách hàng cũng như không cập nhật thường xuyên thông tin chỉ dẫn đến việc tiền không đến tay người hưởng và các NH phải dùng tiền của mình để thanh toán cho người hưởng lợi.
Trong cách nhờ thu, rủi ro thường gặp là NH với vai trò là NH nhờ thu thực hiện sai chỉ thị thanh toán, nhầm lẫn từ D/P trả ngay sang D/P trả chậm, D/P trả chậm sang D/A. Còn với vai trò là NH gửi nhờ thu, không kiểm tra kỹ địa chỉ NH thu hộ trên các phần mềm tra cứu khiến cho bộ chứng từ nhờ thu có thể bị trả về do sai địa chỉ và NH phải chịu chi phí phát sinh.
cách tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động TTQT và cũng là cách mang lại cho NH nhiều rủi ro nhất.
Đối với L/C nhập khẩu, rủi ro xảy ra khi:
- Hành động không theo UCP: Theo UCP 600, NH phát hành L/C được miễn trách nhiệm thanh toán nếu chứng từ xuất trình có khác biệt với các điều kiện và điều khoản của L/C và phải thông báo cho NH nước ngoài trong vòng 5 ngày làm việc. Trên thực tế có trường hợp cán bộ TTQT nhận được bộ chứng từ xuất trình không kịp thời kiểm tra hay phát hiện sai sót nhưng để quên không lập điện từ chối NH thương lượng/thanh toán trong vòng 5 ngày làm việc tức là NH đã mất quyền từ chối bộ chứng từ. Có trường hợp bất hợp lệ của bộ chứng từ xuất trình bị NH thương lượng/thanh toán phủ nhận và điện từ chối trở nên vô giá trị. Người nhập khẩu hoàn toàn có quyền từ chối bộ chứng từ trên còn NH Việt Nam vẫn phải tiến hành thanh toán theo đúng tinh thần UCP và TTD đã mở. hay người nhập khẩu một thời gian sau mới chấp nhận thanh toán, NH vẫn phải chịu rủi ro vì trả lãi chậm thanh toán cho NH nước ngoài.
- Không tư vấn cho khách hàng khi ký kết hợp đồng mở L/C. Việc thanh toán L/C hoàn toàn dựa theo chứng từ, tách rời hàng hoá và hợp đồng nên người nhập khẩu cần có đủ kiến thức và kinh nghiệm để quy định các điều kiện và điều khoản của L/C sao cho phản ánh đầy đủ và chính xác các cam kết trong hợp đồng, đảm bảo rằng thông qua các chứng từ xuất trình có thể kiểm soát được việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng của người xuất khẩu. Trách nhiệm của cán bộ NH là phải tư vấn cho người nhập khẩu khi mở L/C hay từ khi ký kết hợp đồng. Nếu cán bộ TTQT không nghiên cứu kỹ những điều khoản hợp đồng để dành lợi thế cho khách hàng, không gây rủi ro cho NH hay chỉ căn cứ vào đơn xin mở L/C, kể cả khi có những điều khoản không chặt chẽ mà vẫn đồng tình thì có thể gặp những rủi ro đáng tiếc.
Đối với L/C xuất khẩu, NH gặp rủi ro khi:
- Thông báo L/C không đảm bảo tính chân thực bên ngoài. Nếu NH tiếp nhận L/C giả mạo mà không xác minh được tính chân thực của L/C đó, vẫn tiến hành thông báo cho khách hàng không kèm theo ghi chú về tình trạng của L/C theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
- Không tư vấn cho khách hàng về điều khoản bất lợi của L/C: Khi tiếp nhận L/C một số NH thường coi nhẹ công tác tư vấn, chỉ thực hiện đúng theo nguyên tắc kiểm tra tính chân thực bề ngoài của TTD để thông báo cho người thụ hưởng. Do sự yếu kém về trình độ và yếu thế trong tương quan thương mại nên người xuất khẩu không lường hết được những khó khăn trong việc giao hàng và lập chứng từ thậm chí không thể lập bộ chứng từ hoàn hảo hay chấp nhận những L/C có điều khoản thanh toán bất lợi.
- Đôi khi một số TTD quy định các điều khoản mâu thuẫn đều không lưu ý, chỉ đến khi người xuất khẩu giao hàng và trình bộ chứng từ thì NH mới phát hiện ra bất đồng. Thời điểm này đã quá muộn để tu chỉnh L/C mà người xuất khẩu phải chấp nhận rủi ro đòi tiền bằng bộ chứng từ không hoàn hảo. Nếu cán bộ thanh toán không xem xét đến khả năng tài chính của NH phát hành thì nhiều bộ chứng từ sẽ không được thanh toán hay thanh toán chậm do NH phát hành khó khăn về tài chính.
- Đến giai đoạn tiếp nhận chứng từ, một số NH không làm tròn nghĩa vụ kiểm tra chứng từ nhằm tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu có thể kịp thời sửa chữa các sai sót trong bộ chứng từ, tránh những tranh chấp đáng tiếc xảy ra.
- Khi tiến hành chiết khấu bộ chứng từ cho người xuất khẩu do không cẩn thận, cán bộ thanh toán của NH không phát hiện ra bất đồng bộ chứng từ mà vẫn ứng tiền cho người xuất khẩu và gửi bộ chứng từ đòi tiền NH phát hành. Đến khi nhận được điện từ chối của NH phát hành, NH ở Việt Nam mới kiểm tra lại và phát hiện quả thật những bất đồng mà NH nước ngoài nêu ra hoàn toàn đúng. Do lỗi của cán bộ NH nên NH không thể truy đòi người xuất khẩu mà trông chờ vào thiện chí của người nhập khẩu. Điều này khiến cho uy tín của các NHTM bị giảm sút đồng thời NH cũng sẽ gánh chịu một số chi phí do NH nước ngoài chậm thanh toán, các khoản lãi phát sinh của bộ chứng từ chiết khấu cũng không thể thu từ người xuất khẩu.
2.2.2.2. Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng phát sinh khi NHTM cấp tín dụng cho người xuất khẩu, nhập khẩu nhưng đối tác không thực hiện được cam kết như đã thoả thuận khiến cho NH không thu hồi được vốn đúng hạn hay khô...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Vietcombank Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chế độ kế toán các khoản đầu tư vào Công ty liên kết Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong tiến trình hội nhập – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp thủy sản Tỉnh Bạc Liêu Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương Luận văn Kinh tế 1
A Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp XNK trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top