Sugn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phân tích tài chính - Một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. 2
I. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp 2
1. Khái niệm: 2
2. Các bước tiến hành phân tích tài chính trong doanh nghiệp 3
2.1.Thu thập thông tin: 3
2.2.Xử lý thông tin: 3
2.3.đoán và quyết định: 3
II. Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp. 4
1. Đối với bản thân doanh nghiệp: 4
2. Đối với các chủ nợ: 5
3. Đối với nhà đầu tư : 6
4. Đối với các cơ quan chức năng: 7
III. Những yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính trong doanh nghiệp. 8
1. Nguồn thông tin: 8
1.1. Các nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp: 9
1.2. Các nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp: 10
2. Phương pháp phân tích: 11
2.1. Phương pháp so sánh: 11
2.2 Phương pháp phân tích tỉ lệ : 12
2.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont: 13
3. Chất lượng cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp 13
IV. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp 15
1. Phân tích khái quát Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 15
2. Phân tích các nhóm chỉ tiêu: 16
2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: 16
2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn hay cơ cấu vốn: 19
2.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động: 20
2.4 . Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi: 22
Lợi nhuận sau thuế 22
Lợi nhuận sau thuế 23
3. Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn: 23
3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh: 25
Chương2 28
Phân tích tình hình hoạt động của công ty xây dựng công trình và thương mại giao thông vận tải 28
I. Sự hình thành và phát triển của công ty Xây Dựng Công Trình và thương mại giao thông Vận Tải 28
1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
2 Đặc điểm về bộ máy quản lý: 31
III. Phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng công trình và thương mại giao thông vận tải 37
1. Nguồn thông tin sử dụng trong PTTC của Công ty. 37
2. Phân tích khái quát vể hoạt động về hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 42
2.1. Doanh thu: 42
2.2. Chi phí: 43
3. Phân tích chỉ tiêu trong hoạt động tài chính . 44
3.1 Một số chỉ tiêu về hoạt động sử dụng vốn năm 2000 44
4. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn. 47
5. Phân tích việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 48
6. Đánh giá tình hình tài chính của công ty. 49
6.1. Thành công. 49
6.2. Hạn chế 50
Chương III 52
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc phát triển tài chính của công ty 52
I. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 52
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chínhtại công ty xây dựng công trình và thương mại giao thông vận tải 52
1 Biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh 52
1.1 Biện pháp nhằm nâng cao doanh thu,lợi nhuận 52
1.2 Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn 53
1.3 Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân 54
2. Các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng công trình và thương mại giao thông vận tải 54
2.1. Nguồn thông tin sử dung trong phân tích: 54
2.2. Nhân sự cho quá trình phân tích: 55
2.3. Hoàn thiện qui trình phân tích tài chính: 56
2.4. Lập kế hoạch tài chính: 58
Kết luận 60
Chương I
Phân tích tài chính - Một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp.
I. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp
1. Khái niệm:
Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó trước khi lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp cần nghiên cứu báo cáo tài chính của kỳ thực hiện. Các báo cáo tài chính được soạn thảo theo định kỳ phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả kinh doanh...bằng các chỉ tiêu giá trị, nhằm mục đích thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho người lãnh đạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của đơn vị mình, chuẩn bị căn cứ lập kế hoạch cho kỳ tương lai.
Tuy vậy, tất cả các số liệu của kỳ thực hiện là những tài liệu có tính chất lịch sử và chưa thể hiện hết những nội dung mà người quan tâm đòi hỏi. Vì vậy người ta phải dùng kỹ thuật phân tích để thuyết minh các mối quan hệ chủ yếu, giúp cho các nhà kế hoạch đoán và đưa ra các quyết định tài chính cho tương lai, bằng cách so sánh, đánh giá xem xét xu hướng dựa trên các thông tin đó.
Phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm các phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp
2. Các bước tiến hành phân tích tài chính trong doanh nghiệp
2.1.Thu thập thông tin:
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình đoán tài chính. Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị... trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
2.2.Xử lý thông tin:
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra: xử lý thông tin là quá trình xắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình đoán và quyết định.
2.3.đoán và quyết định:
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề cần thiết để người sử dụng thông tin đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định tài chính.
Thông tin có giá trị nhất đối với các nhà sử dụng báo cáo tài chính là những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó, các tỷ số có được do phân tích tài chính sẽ giúp những nhà sử dụng báo cáo đoán tương lai bằng cách so sánh, đánh giá và phân tích xu thế. Các quyết định tài chính được đặt trên cơ sở nền tảng của công tác hoạch định. Công tác này thường có hai mức: cấp chiến lược và cấp chiến thuật. Hoạch định chiến lược xác định tuyến kinh doanh, các hoạt động dài hạn và các chính sách tài chính của doanh nghiệp. Các kế hoạch chiến thuật có hiệu lực trong thời gian ngắn hơn và thường ảnh hưởng trong lĩnh vực nhỏ hơn của doanh nghiệp so với các quyết định chiến lược. Phân tích tài chính doanh nghiệp là trọng tâm của cả hoạch định chiến lược và chiến thuật.
II. Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp chính là để đạt mục đích cao nhất là đánh giá thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp từ đó giúp những người ra quyết định đoán và lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu.
Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: Chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng...kể cả các cơ quan Nhà nước và những người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau:
1. Đối với bản thân doanh nghiệp:
ã Đối với các chủ Chủ doanh nghiệp và những người quản lý doanh nghiệp:
Đối với các chủ doanh nghiệp và những người quản lý doanh nghiệp thì mục tiêu hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng tài trợ. Một doanh nghiệp nếu làm ăn thua lỗ liên tục thì các nguồn lực sẽ cạn kiệt và sẽ buộc phải đóng cửa, một doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ cũng sẽ dẫn đến chỗ phải phá sản. Bên cạnh đó, Chủ doanh nghiệp và những người quản lý doanh nghiệp còn quan tâm đến các mục tiêu khác như: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo công ăn việc làm, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường... Do ở trong doanh nghiệp nên các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý có thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, họ có lợi thế để phân tích tài chính tốt nhất. Việc phân tích tài chính giúp cho họ trong nhiều vấn đề như: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả không, có đạt lợi nhuận không, tương lai sẽ có nhiều triển vọng hay khó khăn; Khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn ra sao; vốn được huy động từ những nguồn nào và đầu tư vào đâu để thu lợi nhuận cao nhất...
ã Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp:
Như chúng ta đã biết lương là khoản thu nhập chính của những người làm công. Ngoài ra, theo quy định doanh nghiệp luôn luôn giữ một phần được gọi là cá nhân người hưởng lương góp cho doanh nghiệp.Như vậy, người hưởng lương buộc phải quan tâm tới tình hình tài chính công ty vì đó cũng chính là tình hình tài chính của họ. Cách quan tâm của người hưởng lương tới tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng chính là phân tích tài chính.
2. Đối với các chủ nợ:
Các chủ nợ bao gồm các Ngân hàng, các doanh nghiệp cho vay, ứng trước hay bán chịu. Họ phân tích tài chính chủ yếu là để quan tâm đến khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đi vay. Đối với các khoản vay ngắn hạn thì người cho vay đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tức là khả năng ứng phó của các doanh nghiệp đôí với món nợ này khi đến hạn. Còn đối với các khoản nợ dài hạn thì người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi lại phụ thuộc vào chính khả năng sinh lời đó. Việc phân tích tài chính thay đổi theo bản chất và thời hạn của khoản vay nhưng dù cho đó là vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay. Như vậy, trước khi chấp nhận cho vay, người cho vay phải phân tích tài chính của doanh nghiệp vì việc phân tích đó sẽ giúp họ trong các vấn đề như: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn hay không, tổng nợ của doanh nghiệp so với tổng tài sản của doanh nghiệp là cao hay thấp, nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp như thế nào, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top