H_T

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Đông Nam Á
Miêu tả:Trình bày cơ sở lý thuyết của chính sách ngôn ngữ (CSNN) và cảnh huống ngôn ngữ ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo. Trình bày khái niệm, tiêu chuẩn và sự lựa chọn ngôn ngữ quốc gia ở các nước Đông Nam Á hải đảo như: tiếng Melayu, tiếng Tagalog và CSNN của các quốc gia hải đảo từ sau khi giành được độc lập và triển khai nghiên cứu CSNN ở các nước này trên hai mặt: chính sách đối với ngôn ngữ quốc gia và với tiếng Anh. Phân tích CSNN của các nước Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei, Darussalam và Philippines trong việc lựa chọn, phổ biến và phát triển ngôn ngữ quốc gia. Đồng thời đề cập đến vị trí và vai trò của tiếng Anh đối với đời sống xã hội và văn hóa của người dân các nước này, tìm ra những lý do cơ bản làm cho tiếng Anh trở thành một trong hai ngôn ngữ quốc gia của Philippines, một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore, ngôn ngữ giáo dục thứ hai của Malaysia và Brunei Darussalam và là ngoại ngữ số một của Indonesia
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nhu cầu cần có một phương tiện giao tiếp chung luôn luôn tồn tại giữa các
dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc. Đối với các nước Đông Nam Á hải
đảo, nhu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bởi vì ngôn ngữ không chỉ là
phương tiện giao tiếp chủ yếu mà còn là công cụ đoàn kết dân tộc, là nhân tố
quyết định sự phát triển của một quốc gia. Cho nên việc xây dựng và lựa chọn
một ngôn ngữ đảm bảo được những yêu cầu trên là một trong những nhiệm vụ
quan trọng nhất của chính sách ngôn ngữ. Mặt khác sự phân chia thoả đáng
quyền lực giữa ngôn ngữ quốc gia và tiếng nước ngoài, cụ thể là tiếng Anh
cũng là một thách thức lớn đối với tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
của các nước này. Hơn thế nữa, xu thế hội nhập, liên kết, hợp tác đang trở
thành một xu thế tất yếu và được đặt ra mạnh mẽ trong quá trình phát triển
của các quốc gia.
Sở dĩ chúng tui chọn đề tài nghiên cứu về “Một số vấn đẽ về bối cảnh
và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo” là có những lý
do nhất định. Từ khi đất nước ta trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhu cầu hiểu biết về các nước trong khu
vực càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt đối với cộng đồng
Melayu, một cộng đồng lớn ở Đông Nam Á hải đảo, có tính khu vực và mang
tính xuyên quốc gia thì việc tìm hiểu ngôn ngữ và CSNN của họ càng trở
thành một nhu cầu cấp thiết. Hơn thế nữa, việc tìm hiểu CSNN của các nước
này sẽ giúp chúng ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc thực
thi CSNN, vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với bối cảnh đa ngôn ngữ,
đa dân tộc ở Việt nam.
Đề tài là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho sinh viên
chuyên ngành Đông Nam Á, Khoa Đông Phương học nói riêng và sinh viên
Khoa Đông Phương học nói chung. Đề tài cũng là một phần tư liệu quan
trọng trong việc triển khai làm luận án của tác giả.
Chúng tui cũng hy vọng rằng, những đóng góp của đề tài sẽ góp một
phần nhỏ bé vào việc xây dựng một nguồn tư liệu cho những người quan tâm
3
đến mảng đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề:
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ý thức giác
ngộ dân tộc và là đặc trưng dân tộc. Đồng thời ngôn ngữ vừa là phương tiện
thống nhất đoàn kết dân tộc, củng cố và phát triển xã hội tộc người, vừa là cái
bảo tồn văn hoá dân tộc. Đối với các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa văn
hoá, đa tôn giáo như các quốc gia Đông Nam Á hải đảo, vấn đề ngôn ngữ và
dân tộc bao giờ cũng là vấn đề chính trị xã hội, văn hoá phức tạp và hết sức
nhạy cảm, nhất là ở những nước còn có sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, các
ngôn ngữ , các tôn giáo mà đằng sau nó là xung đột chính trị. Chính vì vậy,
việc xây dựng chính sách ngôn ngữ dân tộc là một trong những vấn đề hàng
đầu trong sự phát triển đất nước của các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.
Nhận thức được tầm quan trọng như vậy nên đã từ lâu CSNN đã được
các học giả phương Đông và phương Tây quan tâm xem xét. Tuy nhiên trong
lịch sử nghiên cứu cũng chỉ được khảo sát và nghiên cứu riêng biệt từng nước
hay chỉ xem xét từng mặt của vấn để chứ chưa đưa ra được một cái nhìn tổng
quan về CSNN trên tất cả các mặt.
Tại Việt nam, việc nghiên cứu ngôn ngữ và CSNN ở các nước này mới
bắt đầu được chưa lâu.
Năm 1997, Viện Ngôn ngữ học đã cho ra đời cuốn sách “cảnh huống
và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc” được thực hiện trong
khuôn khổ của chương trình hợp tác Việt-Nga về điều tra, nghiên cứu các
ngôn ngữ. Đây là một tập hợp các bài viết, chủ yếu của các nhà ngôn ngữ học
Nga về các vấn đề liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn
ngữ ở một số quốc gia đa dân tộc trên thế giới như cảnh huống ngôn ngữ,
xung dột ngôn ngữ, các đạo luật về ngôn ngữ, xây dựng luật ngôn ngữ, chính
sách ngôn ngữ, kế hoạch hoá ngôn ngữ, sự đảm bảo pháp luật đối với ngôn
ngữ (ở Liên bang Nga, Thái lan, Lào, Philipines, Canada, Trung hoa, Châu
Phi...).
Đến năm 1998, Viện Ngôn ngữ học đã hoàn thành chương trình cấp nhà
nước: “Chính sách của nhà nước CHXHCN Việt Nam trong lĩnh vực ngôn
ngữ” trong đó có một đề tài nhánh là “Mợ? số vấn đê vé chính sách ngôn ngữ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hongma

New Member
Bạn ơi mình đang rất cần tài liệu này, bạn up link cho mình với. Mình Thank bạn nhiều <3
 

hongma

New Member
Mừng quá đi :))) Mình tải được tài liệu r. Còn lo lâu mới được rep :v. Thank bạn nhiều nhé, có tài liệu mình cũng sẽ lên chia sẻ ^^
Muộn rồi chúc bạn ngủ ngon :)))
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top