Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:Luận văn ThS. Du lịch -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Tổng hợp cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch văn hóa tâm linh của Nam Định; Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định. Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tâm linh của tỉnh. Ứng dụng trong thực tiễn: là tài liệu tham khảo hữu ích đối với chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đồng thời góp phần phát triển hoạt động du lịch tại Nam Định.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, thị trường châu Á đã và đang trở thành một thị
trường du lịch hấp dẫn thu hút các quốc gia của các châu lục khác. Phát triển du lịch
tạo điều kiện cho du khách hiểu biết nhiều hơn về các địa điểm du lịch, các nền văn
minh, các đặc trưng văn hóa, các công trình tuyệt tác không chỉ của thiên nhiên mà
có sự góp sức của bàn tay con người và những nghệ nhân qua các thời đại. Với nhu
cầu ham hiểu biết, con người ngày càng tập trung vào các vấn đề không thuộc phạm
vi vật chất, mà là những hoạt động mang tính chất tôn giáo, tinh thần đặc biệt là
hoạt động mang tính triết lý, trải nghiệm.
Cùng với sự thay đổi nhận thức thế giới quan và sự phát triển của những tôn
giáo, các loại hình thức du lịch văn hóa tâm linh và du lịch hành hương ngày càng
phát triển. Với tiềm năng tài nguyên nhân văn và truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng,
tại các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…loại hình du lịch
văn hóa tâm linh đã trở thành một hình thức du lịch đem lại hiệu quả cho đất nước.
Hàng năm, các cơ quan tôn giáo của các quốc gia này kết hợp với các công ty lữ
hành tổ chức các chuyến du lịch văn hóa tâm linh cho du khách đến các thánh tích
của nhau. Ở châu Âu, đặc biệt là nước Ý cũng tổ chức nhiều đoàn khách tham gia
các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa tu thiền tại
các quốc gia cùng châu lục và sang các quốc gia châu Á. Đối với Việt Nam, văn hóa
dân tộc gắn liền với nền văn minh lúa nước đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vì
thế tâm linh của người Việt trong tôn giáo, tín ngưỡng mang những nét đặc trưng
ghi dấu ấn riêng của dân tộc với rất nhiều hệ thống các di tích tôn giáo, tín ngưỡng
gắn với các lễ hội tôn giáo, văn hóa đa dạng và phong phú kéo dài suốt cả năm trên
khắp 3 miền. Tuy cũng có rất nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóa
tâm linh nhưng chưa được các cấp, ngành và đơn vị tổ chức du lịch quan tâm, khai thác.
Nam Điṇ h là môṭ tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, là mảnh đất “địa linh
nhân kiệt”, nơi sinh ra nhiều danh nhân của đất nước, nơi phát tích vương triều Trần
– một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến. Trên địa bàn tỉnh
hiện có gần 2000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 300 di tích đã được Nhà
nước xếp hạng. Tài nguyên du lịch Nam Định rất đa dạng, phong phú, nhiều các
quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc gắn liền với các lễ hội truyền
thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch
trong nước và quốc tế như: Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần, Phủ Dầy, chùa Cổ
Lễ, chùa Keo Hành Thiện…; các làng nghề truyền thống nổi tiếng được nhiều
người biết đến như làng nghề chạm khảm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc
đồng Tống Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa ươm tơ Cổ Chất, cây cảnh Vị Khê…;
hay các loại hình văn hóa phi vật thể mang nét đặc trưng riêng gắn liền với cuộc
sống lao động của cộng đồng cư dân nơi đây: các điệu chèo cổ, hầu đồng, hát văn,
nghệ thuật đi cà kheo, múa rối nước, kéo chữ… Những yếu tố đó là tiền đề để Nam
Định phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn và tạo điều kiện nâng cao
sức cạnh tranh cho du lịch của tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay du lịch tâm linh Nam Định vẫn chưa có những bước
phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hoạt động du lịch tại các khu, tuyến,
điểm đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng, chỉ tập trung vào các lợi ích kinh tế
trước mắt nên phần nào đã làm suy giảm các giá trị của tài nguyên. Sản phẩm du
lịch đơn điệu, rời rạc, dịch vụ du lịch cùng kiệt nàn, thiếu thốn, đặc biệt là các dịch vụ
bổ sung. Các hoạt động du lic̣ h văn hóa tâm linh còn mang tính bôṭ phát, thiếu quy
củ, chưa thể tạo ra sự thu hút đối với du khách quốc tế, và cũng là nguyên nhân
khiến du khách đến đây thường lưu trú ngắn và chi tiêu rất ít.
Trong bố i cảnh trên , viêc ̣ lưa ̣ chon ̣ môṭ phương thứ c tiếp cân ̣ mớ i sao cho
vừa khai thác đươc ̣ những tiềm năng du lic̣ h văn hóa tâm linh đa dan ̣ g và phong phú
vừ a han ̣ chế những tác đôn ̣ g xấu tớ i viêc ̣ bảo tồn các di sản văn hóa là rất cần thiết.
Đề tài: “Nghiên cứ u phá t triển du lic ̣ h văn hó a tâm linh t ỉnh Nam Đin ̣ h” sẽ
góp phần khơi dậy tiềm năng văn hóa tâm linh , đồng thờ i hướ ng tớ i muc ̣ tiêu bảo
tồn các giá tri ̣di sản văn hóa vâṭ thể và phi vâṭ thể của tỉnh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm linh, đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu như: Trần Ngọc Thêm với Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2006), Lê Văn
Quán với Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam (2007), Hoàng Quốc Hải với Văn
hóa phong tục (2007), Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Văn hóa
tâm linh Nam Bộ (1997), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (2001),
Văn Quảng với Văn hóa tâm linh Thăng Long – Hà Nội (2009), Nguyễn Duy Hinh
với Tâm linh Việt Nam (2001), Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống
văn hóa tâm linh (2011)… Các công trình nghiên cứu trên tuy chưa trực tiếp đề cập
đến vấn đề du lịch văn hóa tâm linh, song đây là nguồn tài liệu rất bổ ích để người
viết kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này.
Đề cập trực tiếp tới hoạt động du lịch văn hóa tâm linh, đề tài luận văn cao
học của Đoàn Thị Thùy Trang trường Đại học KHXH và NV “Tìm hiểu hoạt động
du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa)”
đã hệ thống các cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và đánh giá nhu cầu du
lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Hà Nội, đồng thời khảo sát tài nguyên và các hoạt
động du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu trên địa bàn quận Đống Đa.
Các nghiên cứu về văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo tại Nam Định cũng
rất nhiều, tiêu biểu là 2 tác giả: Nguyễn Xuân Năm với Nam Định đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc (2007), Hồ Đức Thọ với Huyền tích thánh mẫu Liễu Hạnh và di
sản văn hóa – lễ hội Phủ Dầy (2003), Trần triều Hưng Đạo Đại Vương trong tâm
thức dân tộc Việt (2000)… Bên cạnh đó, có một số bài báo đăng tải trên các tạp chí
trong nước viết về du lịch Nam Định, một số đề tài luận văn cao học của trường Đại
học KHXH và NV cũng đã đi sâu nghiên cứu về du lịch Nam Định ở nhiều góc độ
khác nhau: Học viên Trần Thị Lan với đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng dải ven biển Nam Định”, học viên Nguyễn Thị Thu Thủy “Nghiên
cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định”... Các bài viết, nghiên cứu
này chủ yếu tập trung vào phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa, lễ hội nói
riêng tại Nam Định và những tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với đời sống
xã hội.
Nhưng cho tới nay, cũng chưa có cuốn sách hay công trình nghiên cứu khoa
học nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định. Vì
vây ̣ , đề tài: “Nghiên cứ u phá t triển du lic ̣ h văn hó a tâm linh tỉnh Nam Đin ̣ h” là cách
tiếp cân ̣ cu ̣thể môṭ lin ̃ h vưc ̣ chưa đươc ̣ đề câp ̣ môṭ cách hoàn chỉnh , là một hướng
đi mới nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được các tác giả khác quan tâm,
hoàn thiện trong các công trình nghiên cứu lần sau.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần phát triển du lịch văn hóa tâm
linh tỉnh Nam Định cũng như góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong kinh doanh du
lịch của tỉnh.
Để đạt được mục đích trên người viết sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
chính là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luân ̣ về du lic̣ h văn hóa tâm linh.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh
tỉnh Nam Định. Du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh đã phát triển tương xứng với tiềm
năng chưa? Nguyên nhân của hiện trạng trên?
- Nêu ra môṭ số giải pháp nhằm góp phần phát triển du li ̣ ch văn hóa tâm lin h và
bảo tồn các di sản văn hóa tỉnh Nam Định.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
- Nguồn lực phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định.
- Hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định, cụ thể các vấn
đề: cơ sở vật chất, nhân lực du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch,
công tác tổ chức, quản lý, hoạt động xúc tiến, quảng bá…
- Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh đặc trưng của tỉnh.
- Những yếu tố tác động, cơ hội và thách thức phát triển du lịch văn hóa tâm
linh Nam Định.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Phạm vi n ội dung: Nghiên cứ uhoạt động du lic̣ h văn hóa tâm linh taị Nam Đ.in ̣ h
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn thành phố Nam
Định và một số huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thủy.
- Phạm vi thời gian: Số liệu, tài liệu được thu thập từ năm 2000 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Tổng hợp, phân tích các tài liệu
thu thập được về loại hình du lịch đang nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh: Trong khuôn khổ đề tài này,
những thống kê về số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch ở tỉnh Nam Định
sẽ được thu thập, thống kê trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2012 theo
quy chuẩn chung của ngành Du lịch làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá
nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm nắm bắt được hiện trạng hoạt động
tại các điểm du lịch văn hóa tâm linh, qua đó đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát
triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Nam Định.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch
văn hóa tâm linh của tỉnh và từ đó đưa ra các giải pháp mang tính thực tế nhằm khai
thác tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh một cách hiệu quả.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luân ̣ , kiến nghi,̣ danh muc ̣ tài liêu ̣ tham khảo và trích
dân ̃ , danh muc ̣ từ viết tắt , danh muc ̣ bảng, biểu, hình, phụ lục, phần nghiên cứ u của
luân ̣ văn chia làm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luân ̣ về du lic̣ h văn hóa tâm linh
Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định
Chƣơng 3. Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 

TrieeuDavi

New Member
Chào Mods, có thể cho mình xin lại link được không? link down ở trên bị die rồi.
Thank nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Biển Tỉnh Cà Mau Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững Văn hóa, Xã hội 1
D Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của măng tây xanh trồng tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
A Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên sự sinh trưởng phát dục và tỷ lệ đẻ của gà nòi ở đồng bằng sông cửu long Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top