daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống người ta hay nói: Sống ở trên đời phải có gì đó để yêu, có gì đó để
tin và mục tiêu cho mình phấn đấu. Để tin có nghĩa là niềm tin. “Niềm tin là sự tín nhiệm,
khâm phục ở một con người với một con người, một sự việc, một học thuyết, một tôn giáo
được thể hiện ra bằng hành động theo một lẽ sống”. Nguyễn Đăng Duy tác giả quyển
“Văn hóa tâm linh” từng nói tâm linh gắn liền với niềm tin. Nói đến tâm linh hầu như mọi
người ai cũng nghe không chỉ nghe một lần mà nghe rất nhiều lần mỗi lần nghe có thể gắn
với nhiều cụm từ khác nhau. Nhưng mấy ai có thể giải thích được tâm linh là gì, chỉ biết
đó là yếu tố trừu tượng phải chấp nhận, chẳng hạn như ta ngủ nằm mơ. Rồi giải mã những
giấc mơ, giải mã có chính xác hoàn toàn không. Hay người chết rồi thì còn linh hồn ta phải
thờ cúng, linh hồn có thiện và có ác, tương tự thỉnh thoảng có người gặp ma bị ma ám, ma
nhập… nghe có vẻ như phi lí nhưng tất cả đều được mọi người thừa nhận và tin tưởng.
Khi đứng ở một phương diện khác mà nhìn nhận thì người ta cho tâm linh là mê
tín dị đoan, là chủ nghĩa duy tâm ít được mọi người quan tâm đến nhưng nó luôn tồn
tại trong tâm thức của mỗi con người. Thật khó mà phân biệt được đâu là mê tín và
đâu là tín ngưỡng! Tâm linh là thế giới tinh thần của con người mà thế giới ấy thì vô
cùng phong phú được thể hiện rõ nét từ giai đoạn gọi là văn học dân gian, văn học
trung đại, phát triển tiếp nối ở giai đọan văn học hiện đại và đang giữ một vị thế rất
quan trọng trong nền văn học Việt Nam với rất nhiều tác giả có tên tuổi. Bởi là cái bí
ẩn thì không thể đưa vào một lĩnh vực khác ngoài văn học. Tìm hiểu về thế giới tâm
linh là khám phá cái vũ trụ bí ẩn nhỏ bé trong mỗi con người để họ có thể tìm lại chính
mình, sống hướng nội, khi hiểu rõ về những truyền thống quý báu về văn hóa và tâm
linh thì cùng nhau bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Do đó,
trong những năm gần đây, bên cạnh nhận thức thế giới khách quan, thế giới tâm linh
con người đã trở thành một vấn đề đang được các nhà văn đặc biệt quan tâm. Văn
chương là nơi thể hiện tập trung nhất đời sống con người trên mọi phương diện. “Đời
sống tâm linh chẳng phải ở đâu xa lạ mà ở ngay trong niềm tin thiêng liêng của mỗi
con người.” [7,30]. Văn hoá là cội nguồn của văn học và “văn học nghệ thuật có
nhiệm vụ và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá cao quí
ấy” (Phạm Văn Đồng). Giá trị văn hóa, tính văn hoá luôn là một thước đo giá trị của
tác phẩm văn học.
Mọi người ai cũng được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng. Vì thế nhà ai cũng có
bàn thờ tổ tiên, thờ thần, hay là tín đồ của một tôn giáo nào đó đều thờ vị giáo chủ của
mình. Thần thánh là một trong những biểu hiện của tâm linh, ngoài ra khi đi dọc qua các
con đường ven quốc lộ ở vùng quê ta còn bắt gặp những ngôi miếu nhỏ đó là những miếu
thờ cô hồn luôn đầy ấp những khói nhang và hoa vạn thọ vào ngày tết hay rằm tháng bảy
âm lịch …Phật và Tiên là những đấng cứu sinh giúp con người vượt qua khó khăn, con
người luôn có niềm tin tuyệt đối vào lực lượng siêu nhiên. Bên cạnh đó tâm linh còn đề
cập đến hồn ma, lời thề, phù phép, giấc chiêm bao, duyên kiếp của con người… toàn
những yếu tố không tưởng nhưng đại đa số rất được nhiều người chấp nhận. Đó là trong
cuộc sống đời thường còn trong văn học thì yếu tố tâm linh được thể hiện trực tiếp qua các
hình ảnh mang yếu tố tương tự .
Với đề tài “Văn hóa tâm linh trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu” cũng không
nằm ngoài nét nghĩa trừu tượng về tâm linh ấy. Văn học trung đại là một bộ phận thể hiện
khá phong phú thế giới tâm linh. Văn có nghĩa là văn minh, hóa là giáo hóa và tâm linh là
khả năng đoán trước được bằng trực giác một việc xẽ xảy ra theo quan niệm duy tâm. Đề
tài này là những nét đẹp về dấu ấn văn hóa và tâm linh trong thơ văn cụ Đồ. Nói đến văn
hóa là nói về những bản sắc dân tộc, những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam..
Vì vậy, đời sống của con người luôn tồn tại và tiềm ẩn thế giới tâm linh, một lĩnh vực của
đời sống tinh thần. Đó là một lĩnh vực gắn liền với những khái niệm cái thiêng liêng, cái
cao cả, cái siêu việt… không chỉ có ở đời sống tôn giáo mà còn có cả trong đời sống tinh
thần, đời sống xã hội. Không chỉ có Trời, Phật, Thần, Thánh mới thể hiện sự thiêng liêng
mà đất nước, quê hương, lòng yêu thương con người, sự thật, công lý, đạo làm người cũng
thiêng liêng không kém. Vì vậy, thế giới tâm linh luôn tồn tại trong đời sống con người và
trở thành truyền thống văn hóa đậm nét qua mọi thời đại. Đó là một giá trị cơ bản và vĩnh
hằng của đời sống con người.
Chính yếu tố trừu tượng có sức hấp dẫn ấy nên tui quyết định chọn đề tài: “Văn
hóa tâm linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề “Văn hóa tâm linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”, được khảo sát
thấy rải rác trong một số công trình nghiên cứu về văn hóa tâm linh Nam bộ, văn hóa
tâm linh trong các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam và cũng trong một số công
trình nghiên cứu vấn đề này ở giai đoạn văn học sau. Trong giới hạn tư liệu sưu tầm
được, chúng tui xin điểm qua một số công trình sau:
Công trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” [32], Trần Ngọc Thêm đã đưa ra nền tảng
của sự hình thành, phát triển của tâm linh. Bên cạnh đó triết lí âm dương tạo nên mối
liên thông giữa âm và dương hình thành tín ngưỡng sùng bái con người khi người chết
đi phải thờ cúng rồi xuất hiện phần hồn, phần xác, sống là cõi dương chết là cõi âm,
chết là tiếp theo sự luân hồi chứ không phải chấm dứt. “Niềm tin rằng chết là về với tổ
tiên nơi chín suối, tin rằng tuy ở nơi chín suối nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên
đi về thăm nom, phù hộ cho cháu con là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”
[32, 138]. Từ đó có hóa kiếp, đầu thai, luân hồi… Nhưng tất cả chỉ dừng ở mức độ
khái quát vấn đề.
Công trình “Văn hóa tâm linh” [8], Nguyễn Đăng Duy nghiên cứu những vấn đề
về văn hóa tâm linh của người Việt ở miền Bắc qua: tín ngưỡng thờ thánh thần trời
đất, cúng tổ tiên, cúng tang ma, các tôn giáo Phật, Đạo, Thiên Chúa giáo. “Tâm linh là
cái linh thiêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc
sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được
ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [ 8, 11]. Yếu tố tâm linh cũng
được tác giả nhắc đến trong văn học nghệ thuật: “Tâm linh trong sáng tác văn học
nghệ thuật là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện ra
trong tác phẩm, làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn. Mà muốn được
như vậy, nhà sáng tạo nghệ thuật thực sự phải có đời sống tâm linh, cảm thụ đối tượng
muốn sáng tạo ra trong tác phẩm đến độ thiêng liêng nhất” [ 8, 34].
Nhìn chung, các công trình chủ yếu đề cập đến văn hóa tâm linh Nam bộ nhưng
chỉ ở mức độ khái quát. Tuy nhiên, chúng tui có tìm hiểu thêm một số công trình và
nhận thấy vài phương diện liên quan đến đề tài “Văn hóa tâm linh trong thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu”:
Công trình “Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ” [13], Nguyễn Hữu Hiếu đã
nghiên cứu khái quát về văn hóa tâm linh đời thường của người miền Nam không theo
tôn giáo và một số dạng sinh hoạt tâm linh phổ biến, điển hình ở Nam Bộ, cung cấp
cho độc giả một số thông tin về nguồn gốc, bối cảnh ra đời và sự chuyển hóa của một
số dạng sinh hoạt tâm linh điển hình trong người Việt Nam bộ qua thời gian và không
gian. “Tâm linh là niềm tin thiêng liêng cao cả trong cuộc sống con người, nó cũng là
niềm tin tôn giáo. Trong sinh hoạt tâm linh, con người thể hiện niềm tin, đức tin về
một đối tượng thiêng liêng bằng cách phải tạo ra một nơi, một chỗ thờ phượng với bài
vị, tượng, dáng cùng với nghi thức cầu cúng”. [13, 8] Như việc thờ thần phật, thờ
cá Ông dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành thế giới thần linh, cá Ông
là hình ảnh của giao long, sóng thần.
Công trình “Nguyễn Đình Chiểu tác giả trong nhà trường” [24], Vũ Nguyễn có
giới thiệu một bài viết “Văn hóa truyền thống trong truyện Lục Vân Tiên và cuộc sống
của tác phẩm”. Huỳnh Ngọc Trảng đã so sánh tác phẩm với truyện cổ tích: trừng trị kẻ
xấu, Phật, Bụt hiện lên giúp đỡ người hiền còn có: “Yếu tố thần kì nhận ra sự hiện
diện của hàng loạt các tín ngưỡng dân gian ở miền Nam: giao long, sóng thần, sơn
quân, phù phép của các đạo sĩ… Ở đây còn có cả Phật bà Quan âm của đạo Phật,
những Du thần của các đạo sĩ Đạo phái” [24, 109]. Đây là bài viết trực tiếp nhắc đến
vấn đề tâm linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Phật, yếu tố thần linh.
Công trình “Truyện Kiều tác phẩm và lời bình” [30] được Tuấn Thành và Vũ
Nguyễn tuyển chọn có một bài viết liên quan đến triết lí đạo Phật, chữ mệnh, chữ phận
của con người. Bài viết “Triết lí đạo Phật trong Truyện Kiều”, Cao Huy Đỉnh đã trình
bày về nghiệp báo, luân hồi, thuyết “tài mệnh tương đố”… “Bạc mệnh hay nghiệp
chướng, hay tướng số đối với nàng Kiều đều chỉ là lực lựơng siêu nhiên nào đó bắt
nàng phải đau khổ không được chết, không được đi tu để trốn nợ đời khi chưa hết
nghiệp báo” [ 30 , 179].
Công trình “Truyện Kiều trong văn hóa Việt Nam” [18 ], Hồ Ngọc Lệ sưu tầm
và tuyển chọn một số bài viết liên quan đến số mệnh, kiếp hồng nhan. Đặng Thanh Lê
đã đề cập trong bài viết “Thế giới Truyện Kiều – con người Truyện Kiều”: “Biết bao
lần trong cuộc đời, Thúy Kiều đã vươn tới ánh sáng của hạnh phúc nhưng để rồi chìm
đắm sâu hơn trong vận mệnh có tính chất bi kịch: “Đau đớn thay phận đàn bà, lời
rằng bạc mệnh cũng là lời chung” [18 , 155]. Hàng loạt các yếu tố nhân duyên, duyên
kiếp, lời thề, hồn phách trong bài viết “Giảng văn truyện Kiều”, Đặng Thanh Lê:
“Hồn còn mang nặng lời thề”, một lời thề chưa được giải đáp… “Thì xin kiếp khác
duyên sau lại thành”, Kiều chờ đợi cho một kiếp sau sum họp”. [ 18, 217]. Phận,
mệnh đều được Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong thơ văn của ông cụ thể là duyên
gặp gỡ của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga…
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top