daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Ngành Rong lục: đặc điểm hình thái, hệ thống phân loại, ký hiệu viết tắt các phòng tiêu bản, khóa định loại các lớp thuộc ngành Rong lục Chlorophyta ở Việt Nam, ảnh một số loài, bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam

Ngành rong Lục {Chlorophyta) được xem là một ngành lớn, có nhiều loài, đến nay trên
toàn thế giới đã biết khoảng 500 chi và 8000 loài. Phần lớn chúng sống trong nước ngọt gần
90%, còn ở biển và đại dưcmg hơn 10%. Trong các biển và đại dương thế giới đã biết 948 loài
rong Lục thuộc 112 chi, 18 họ và 8 bộ. ở nước ta, hầu hết các loài thuộc bộ Ulvaỉes,
Siphonaỉes, Siphonocladales đều sống ở biển, hải đảo, vùng cửa sông và các đầm, phá nước lợ
ven biển.
Trước năm 1954, việc nghiên cứu rong biển ở nước ta hoàn toàn do người nước ngoài thực
hiện. Từ thập niên 60 của thế kỷ 20 đến nay, công tác khảo sát nghiên cứu rong biển do các cán
bộ Việt Nam đảm nhiệm. Trong quá trình soạn thảo tập chuyên khảo này, chúng tui đã có một
số thuận lọi là được tham gia nhiều đề tài khác nhau nên có dịp thu mẫu bổ sung. Mặt khác mối
quan hệ quốc tế được mở rộng nên đã có điều kiện để học tập kinh nghiệm và trao đổi tư liệu.
Những khó khăn gặp phải là một số mẫu rong lục thu ở mien Nam khoảng 50 năm trước, đến
nay hầu hết đã hỏng. Một số loài khi biên soạn chúng tui phải dựa vào mô tả trước đây. Tổng số
161 taxon (155 loài, 6 biến loài) đã được mô tả.
Mẫu rong biển lưu trữ ở nước ta hiện nay chủ yếu ở: Phòng Sinh thái và Tài nguyên Thực
vật biển, Phòng Bảo tồn biển thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường Biển tại Hải Phòng (IMER),
Phòng Thực vật biển, Viện Hải dương học tại Nha trang (10), Phòng Vật liệụ hữu cơ từ Sinh vật
biển thuộc Phân viện Khoa học vật liệu tại Nha Trang (NIMS), Bộ môn thực vật thuộc Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh (HMU).
1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
1.1. HÌNH DẠNG: Các loài rong Lục sống ở biển thường có dạng sợi {Ulothrix,
Cladophora, Rhizoclonium), dạng ống (Bryopsis, Codium, Enteromorpha), dạng phiến lá {Ulva,
Monostroma), hình mạng {Microdiction, Avrainvillea), dạng chuỗi hạt {Halimeda, Caulerpấ),
hình cầu hay bán cầu (//ô//cj5íỉ5 ơva/ứ, Va/ớma VẾ/Ìín'cỡ5a) v. v. (Hình 1).
1.2. CẤU TẠO TẾ BÀO: vỏ tế bào do chất nguyên sinh phân hoá tạo ra, gồm có cellulose
ở phía trongvà pectin ở phía ngoài. Chất nguyên sinh tạo thành 1 lớp mỏng ở sát thành vỏ tế
bào; ở giữa tế bào là một không bào lớn chứa đầy dịch bào. Thể sắc tố có các dạng phiến, đai
vành móng ngựa, hình sao nhiều cạnh, hình xoắn lò xo, mất lưới, dạng hạt nhỏ v.v. sắc tố chủ
yếu là chlorophyl a, chlorophyl b làm cho rong có màu xanh, caroten a, ß và 10 loại
xanthophin. Trong thể sắc tố còn có các hạt tạo bột hình tròn nhỏ giàu protit. Hạt tế bào thường
nằm ở giữa khoang túi dịch bào, hay sát bên thành lớp nguyên sinh. Thể nhiễm sắc hình que
ngắn hay hạt nhỏ, số lượng ít. sản phẩm đồng hoá là tinh bột hay đôi khi là chất bơ. Trông
dịch bào, sản phẩm của quá trình trao đổi chất chủ yếu là đường, tanin, canxi sunfat và các chất
có màu antocyan.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Sửa lần cuối:

Các chủ đề có liên quan khác

Top