Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang ở vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 1,6 triệu người
bước vào tuổi lao động mỗi năm. Bên cạnh điều kiện thuận lợi về dân số trước mắt
thì xu hướng già hóa dân số đang diễn ra nhanh ở nước ta. Người cao tuổi Việt
Nam tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng. Điều tra biến động dân số năm 2012
cho thấy dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng và đã bước vào thời kỳ “già
hóa dân số” với tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% trong tổng dân số.
Điều tra Biến động Dân số – KHHGĐ năm 2010 cho thấy, tổng dân số Việt
Nam là 86,93 triệu người, trong đó NCT là 8,15 triệu người, chiếm 9,4% dân
số. Trong 8,15 triệu NCT có 3,98 triệu người từ 60-69 tuổi (4,51% DS), 2,79 triệu
người 70-79 tuổi (3,22% DS), 1,17 triệu người trên 80 tuổi (1,93% DS) và khoảng
9.380 người trên 100 tuổi. Hiện có 72,9% người cao tuổi sống ở nông thôn và
27,1% sống ở thành thị. 79% người cao tuổi sống với con cháu có cuộc sống vật
chất, tinh thần tương đối ổn định, còn 21% sống độc thân hay chỉ có hai vợ chồng
già sống với nhau. Đến cuối năm 2013, dân số Việt Nam đã đạt 90 triệu người.
Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, không chỉ ở thành thị mà ở cả nông
thôn, mô hình gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống đang có xu hướng giảm đi. Số
lượng các gia đình chỉ có hai vợ chồng già hay gia đình người cao tuổi đơn thân
đang tăng lên.
Theo dự báo của Tổng cục thống kê về tỷ trọng dân số theo nhóm tuổi thì
NCT ở nước ta sẽ đạt 10% tổng dân số vào năm 2017 và sau 20 năm (2017 – 2037),
Việt Nam sẽ có Dân số già (tỷ trọng người từ 60 tuổi trở lên lớn hơn hay bằng 20%
tổng dân số). Đến cuối năm 2011, NCT Việt Nam đã chiếm 10%, về trước so với dự
báo 6 năm.
Cùng với sự gia tăng dân số già, bên cạnh những ưu điểm, nhiều thách thức
đặt ra đối với Đảng, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và phát huy vai trò
người cao tuổi. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, một trong những vấn đề hiện nay đang nổi lên trong xã hội hiện nay chính là
tình trạng người già bị ngược đãi ngày càng nhiều.
Tỷ lệ người cao tuổi bị bạo lực (bạo hành) trong gia đình về thể chất và tinh
thần đang có chiều hướng gia tăng. Tình trạng ông đánh chửi bà, bà đánh chửi ông,
con cái bất hiếu thẳng tay đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, thậm chí đánh đập dã man những
người đã mang nặng đẻ đau, hay chửi bố mẹ, không cho bố mẹ ăn, nhốt bố mẹ
trong nhà…... vì coi họ là gánh nặng. Thậm chí, nhiều trường hợp, không chỉ đánh
đập, con cái còn xuống tay giết bố mẹ, những người thân sinh ra mình. Người già
không nơi nương tựa phải vào trung tâm dưỡng lão, lang thang tạo ra một áp lực lớn
cho công tác an sinh xã hội.
Một điều đáng bàn nữa là rất nhiều những hành vi bạo lực gia đình đối với
người cao tuổi đang tồn tại nhưng không được phát hiện. Chỉ khi họ bị đẩy ra
đường, bị đánh đập nguy hiểm đến tính mạng thì xã hội mới hay biết.
Theo quy định của pháp luật, tại điều 151 Bộ luật Hình sự - Tội ngược đãi
hay hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng
mình: “Người nào ngược đãi hay hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc
người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hay đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hay phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. [9]
Đây là vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu của ngành Công tác xã hội.
Chính bởi lẽ đó, tui chọn đề tài: “CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
BỊ BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH” (Nghiên cứu xã An Tường, TP Tuyên Quang
- Tỉnh Tuyên Quang) để xây dựng luận văn cao học.
Do thời gian không nhiều và hiểu biết của bản thân về lĩnh vực này còn hạn
chế, vì thế trong phần nghiên cứu thực tế, luận văn chỉ tập chung nghiên cứu tại một
xã thuộc TP Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang.
Với mong muốn rằng, bằng việc chỉ ra những tác động của công tác xã hội
tới đối tượng người cao tuổi bị bạo lực trong gia đình sẽ giúp ích cho việc phát triển
và cải tiến mô hình dịch vụ chăm sóc đối tượng người cao tuổi bị bạo hành nói
riêng và người cao tuổi trong cả nước nói chung – đối tượng yếu thế cần được quan
tâm, chăm sóc của nhân viên CTXH và xã hội nói chung.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong xã hội hiện đại, tình trạng cha mẹ về già bị con cái ngược đãi, đối xử
không tốt đang xảy ra ngày càng nhiều. Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con
cháu đang được đặc biệt quan tâm khi Việt Nam đã trở thành nước già hóa dân số.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2009 đến năm
2012, cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ
nữ là 106.520 vụ, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với
người cao tuổi là 16.148 vụ.
BLGĐ với NCT được cộng đồng xã hội quan tâm và lên án hơn cả vì trái với
đạo lý truyền thống.
Trong bối cảnh của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới tác động
của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các giá trị gia đình ở Việt Nam đang
có sự biến đổi rất lớn. Sự biến đổi này, trong một chừng mực nhất định, đã làm cho
mối quan hệ giữa ông bà cha mẹ con cháu không thuận chiều như trước đây và làm
tăng những mâu thuẫn và xung đột các thế thệ trong gia đình.
Kết quả khảo sát thu thập, xử lý thông tin về NCT ở Việt Nam (Ủy ban Quốc
gia về người cao tuổi Việt Nam, 2007), NCT xác định có vấn đề ngược đãi/bỏ rơi
NCT ở địa phương chiếm 7,26%.
Các tác giả Lê Ngọc Lân, Nguyễn Hữu Minh và Trần Quý Long (2011) cũng
đưa ra nhận định. “Có một tỉ lệ không nhỏ NCT chưa cảm nhận được sự chăm sóc,
nuôi dưỡng hay thái độ kính trọng của con cái. Theo ý kiến của nhiều người, việc
đối xử của con cái đối với cha mẹ ngày nay không được tốt như ngày xưa”
Các nghiên cứu về gia đình, về NCT ở Việt Nam trong thời gian qua đã ghi
nhận có hiện tượng con cháu bạo hành, ngược đãi cha mẹ già. “Hiện tượng bạo lực
gia đình đối với NCT diễn ra ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng
đến miền núi, người có địa vị xã hội hay nông dân, từ người có học đến người
không biết chữ, người giàu có hay người nghèo” [3, tr. 55]. Kết quả nghiên cứu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

KhanhVanMai

New Member
ad ơi cho em xin link mới với.
Link này lỗi rồi ạ. huhu

[ Post bai thong qua Mobile ]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T nhờ ad tải giúp em tài liệu "công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn làng trẻ em BIRLA Hà Nội" với ạ. Văn hóa, Xã hội 1
D Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn tại Hà Nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định Luận văn Kinh tế 0
D Mô hình công tác xã hội trong bệnh viện từ thực tiễn tại bệnh viên nhi trung ương và bệnh viện nội tiết trung ương Y dược 0
D Công tác xã hội với người khuyết tật vận dụng quản lý ca Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện kon PLông tỉnh kon tum Văn hóa, Xã hội 0
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0
D công tác xã hội nhóm với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm nuôi dương phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh vĩnh phúc Y dược 0
T công tác xã hội với sức khỏe tâm thần Văn hóa, Xã hội 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top