cat_tom

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
M
Ở ĐẦU
Trên thế giới, mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và môi trường ở vùng bờ biển (coastal area) đã và đang diễn ra với quy
mô ngày càng rộng và tính chất ngày một nghiêm trọng. Khái niệm mâu thuẫn lợi
ích với cách hiểu là mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi
trường ở vùng bờ biển giữa các nhóm xã hội trong quá trình phát triển đã được rất
nhiều các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu.
Ở vùng bờ biển Việt Nam, sự phát triển kinh tế đa ngành, đa nghề cũng dẫn tới
các mâu thuẫn lợi ích, chủ yếu về mặt môi trường trong nội tại mỗi ngành, nghề cũng
như giữa các ngành, nghề với nhau trong việc khai thác và sử dụng vùng bờ biển.
Trong khi cơ chế quản lý vùng bờ biển của nước ta hiện nay còn mang tính đơn
ngành, chính sách quản lý thiếu đồng bộ, chưa hợp lý; còn chồng chéo về chức năng,
nhiệm vụ; chưa có cơ chế điều phối rõ ràng giữa các bên liên quan nhằm quản lý việc
khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở vùng này một cách bền vững. Trong
tương lai, cùng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì những mâu thuẫn lợi ích và
xung đột môi trường chắc chắn sẽ trở nên gay gắt hơn. Chính vì vậy, Chính phủ đã có
quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2007 về việc phê duyệt
chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng bắc trung bộ và duyên hải trung bộ
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Chương trình 158). Mục tiêu
chung của Chương trình 158 là tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai
thác tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển bền vững 14 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thông qua áp dụng
cách quản lý tổng hợp vùng bờ biển. Phạm vi vùng bờ biển quản lý gồm các
quận, huyện, thị xã ven biển của các tỉnh, phần biển là vùng biển ven bờ cách đường
bờ biển 6 hải lý trở vào của các tỉnh.
Thanh Hoá có 102 km đường bờ biển và một vùng lãnh hải rộng 17.000
km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn,
thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Tỉnh cũng được xác định là trọng điểm của
Chương trình 158 mà một trong những mục tiêu cụ thể của kế hoạch quản lý tổng
hợp vùng bờ của tỉnh là giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích, bao gồm các xung đột môi
trường nảy sinh trong quá trình khai thác, sử dụng vùng này.
Tĩnh Gia là một trong 06 huyện, thị xã ven biển của tỉnh Thanh hóa và nằm ở
phía nam tỉnh, có bờ biển dài 42 km với 3 cửa lạch và là một trong các huyện phát
triển kinh tế bậc nhất ở tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt vùng ven biển của huyện có khu
kinh tế Nghi Sơn được thành lập tại quyết định số 1364/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công
nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc - hóa dầu, công nghiệp
luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ôtô, sửa chữa và đóng
mới tàu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất
hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu... Ngoài ra, Tĩnh Gia còn là huyện phát triển
về du lịch và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản,…
Các hoạt động trên, bên cạnh những lợi ích kinh tế trước mắt và lâu dài, đang
làm nảy sinh các mâu thuẫn lợi ích, thậm chí các xung đột môi trường trong từng
ngành và giữa các ngành, lĩnh vực nói trên. Do đó, tác giả đã chọn đề tài: "Phân tích
mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa" để làm luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Quản lý Môi trường. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, bên
cạnh phân tích các mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng vùng bờ biển của huyện nói
chung, tác giả đặt trọng tâm phân tích các mâu thuẫn về môi trường, đặc biệt các
xung đột môi trường trong hoạt động của các ngành nghề trên địa bàn huyện.
Hy vọng kết quả nhỏ bé của đề tài luận văn sẽ góp phần vào việc triển khai
thực hiện Chương trình 158 trên địa bàn vùng bờ biển tỉnh Thanh Hóa, thông qua
đó tăng cường kiến thức và phương pháp làm việc của tác giả.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG BỜ HUYỆN TĨNH GIA
1.1. Điều kiện tự nhiên
Tĩnh Gia là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung tâm
huyện cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Nam theo quốc lộ 1A. Phía Bắc
giáp huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp với huyện Nông Cống, huyện
Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
Tọa độ của huyện Tĩnh Gia kéo dài từ 19017’16’’ đến 19037’2’’ vĩ độ Bắc, từ
105037’43’’ đến 105049’45’’ kinh độ Đông.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

NSatThu

New Member
Trích dẫn từ cat_tom:
Luận văn:phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa : Luận văn ThS. Khoa học môi trường: 60 85 02
Nhà xuất bản:Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày:2013
Chủ đề:Khoa học môi trường
Vùng bờ biển
Thanh Hóa
Mâu thuẫn lợi ích
Miêu tả:Electronic Resources
Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Ngôn ngữ:vie
Kiểu:Text
Định dạng:Text/pdf
77 tr.
Bảo hiểm:Thư viện nhà C1T - 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
Quyền:Access limited to members
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:
01050001099_Noi_dung.pdf

mk cần link download bạn gui qua mail [email protected] cho mk nhé. tks bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Vận dụng quy luật mâu thuẫn để phân tích những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường địng hướng XHC Tài liệu chưa phân loại 2
F Báo cáo Phân tích mâu thuẫn giữa việc mở rộng cảng Cái Lân và phát triển du lịch ở Hạ Long Tài liệu chưa phân loại 0
A Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong thời kỳ đổi sang kinh Tài liệu chưa phân loại 0
A Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường Tài liệu chưa phân loại 0
F Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng kin Tài liệu chưa phân loại 0
B Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để phân tích một mâu thuẫn nổi lên có Tài liệu chưa phân loại 2
T Lý luận về mâu thuẫn biện chứng với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn của kinh tế thị trường theo đị Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự Văn hóa, Xã hội 0
M Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng nó trong phân tích mâu thuẫn biện chứng trong quá trình chu Tài liệu chưa phân loại 0
T Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top