bachvatoi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
Chương I : Giới Thiệu chung 2
I. Sơ lược về nguyên liệu hạt có dầu 2
II. Định hướng và các giải phát triển nghành dầu thực vật Việt Nam 3
III. Tổng quan về cám gạo 5

Chương II :Tổng quan về trích ly 10
I.Nguyên lý trích ly dầu 10
II. Các loại dung môi thường sử dụng 12
III. Các thiết bị trích ly 15

Chương III: Thiết lập quy trình công nghệ 19
I. Quy trình công nghệ 19
II. Thuyết minh quy trình 21
II. Tính toán cân bằng vật chất 24
III. Tính toán máy móc thiết bị 30

Chương IV: Cung cấp năng lượng – cấp thoát nước 39

Chương V : Thiết kế phân xưởng 41

Chương VI: An toàn lao động 42
I. Chống ồn và chống rung 42
II. An toàn về sử dụng điện 42
III. An toàn lao động 42
IV. Phòng cháy chữa cháy 44

Phụ lục 45

Tài liệu tham khảo 50

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

I. SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN LIỆU HẠT CÓ DẦU
Hạt chứa dầu là loại sản phẩm nông nghiệp phổ biến và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Xu hướng chung trên thế giới ngày nay là diện tích trồng cây dầu thực phẩm đang không ngừng được mở rộng nhanh chóng, còn diện tích cây dầu công nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Điều ấy một phần do sự thay thế dầu công nghiệp bằng các hoá chất, nhưng chủ yếu do vai trò cực kỳ quan trọng của dầu ăn đối với cơ thể và ngày càng được khoa học khẳng định.
Ở nước ta, do điều kiện có nhiều vùng khí hậu và đất đai khác nhau, nên những hạt chứa dầu rất phong phú. Nhiều cây cho quả, hạt để lấy dầu rất qúi đã được trồng phổ biến như: đậu phộng, đậu nành, mè, dừa, hướng dương, thầu dầu, cải dầu, cám, oliu,...
Trong công nghiệp ép dầu chỉ có những loại hạt có hàm lượng dầu từ 15- 20% trở lên mới có giá trị thực tế để tổ chức sản xuất và đảm bảo được các hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong khi sản xuất. Vì vậy người ta chia nguyên liệu sản xuất dầu làm 3 loại:
+ Loại có hàm lượng dầu cao: từ 40% trở lên.
+ Loại có hàm lượng dầu trung bình: từ 30- 40%.
+ Loại có hàm lượng dầu thấp: từ 15- 30%.
Theo thời vụ thu hoạch và kỹ thuật cây trồng có thể chia nguồn thực vật cho hạt dầu làm hai nhóm chính:
+ Nhóm cây hàng năm: như lạc, vừng, hướng dương, đậu tương… Loại này mỗi năm thu hoạch một vụ, năm sau phải trồng lại. Đây là nhóm thực vật chủ yếu, dễ trồng quy hoạch, tiện lợi luân canh, dễ dàng cơ giới hóa kỹ thuật chăm bón và thu hoạch. Loại này thường được gieo trồng ở vùng đồng bằng, đất màu mỡ, các vùng thuộc lưu vực sông Hồng, Mã, Gianh cónăng suất khá cao. Thuộc nhóm này còn gồm phụ phẩm của các sản phẩm nông nghiệp: như cám gạo, phôi ngô, hay cây công nghiệp như: hạt bông, hạt cao su, hạt đay, hạt gai, hạt thuốc phiện, cải dầu…
+ Nhóm cây lâu năm như dừa, cọ dầu, trấu, sở, lai, bời lời, dọc, cây đen, mù u… Các cây này thường cho nguyên liệu sản xuất dầu đặc sản vùng nhiệt đới. Đặc điểm thuận lợi của thực vật loại này là có thể phát triển mạnh ở các vùng đất đai không thuộc phạm vi sản xuất cây lương thực, như các miền rừng núi, miền trung du, ven sông, kênh lạch, ven đường, ven đê và dọc bờ biển. Tuy nhiên việc thu hoạch hạt của chúng gặp nhiều khó khăn, hiện tại chỉ bằng thu nhặt hạt rụng hay hái bằng tay. Trừ dừa ra, đại bộ phận hạt thu hoạch do rơi rụng nên có phẩm chất không đồng đều, thậm chí rất xấu, sâu mọt nhiều. Vì vậy dầu sản xuất ra màu xẫm, có chỉ số acid cao (30- 40). Cần lưu ý là loại này hầu hết có vỏ cứng, độ ẩm lớn nên cách sản xuất ít nhiều có gặp khó khăn.
Theo phạm vi sử dụng sản phẩm, có thể chia nguyên liệu sản xuất dầu làm hai nhóm:
+ Nhóm thực phẩm: như lạc, dừa, đậu tương, cám gạo, phôi ngô, hạt cải, đại bái… Khô dầu và dầu thành phẩm chủ yếu sử dụng cho thực phẩm. Khô dầu kém phẩm chất dùng làm thức ăn gia súc.
+ Nhóm công nghiệp: như trẩu, lai, dọc, bời lời, thầu dầu… Dầu và khô dầu chủ yếu dùng vào công nghiệp sản xuất sơn dầu, xà phòng, y tế…
Ngoài ra cũng có thể chia nguồn nguyên liệu sản xuất dầu theo giá trị công nghiệp:
+ Nhóm cho dầu thô (chỉ số iod >130) như trẩu, gai dầu, lanh… Công dụng chủ yếu là sản phẩm màng khô như sơn dầu, vecni, vật liệu tổng hợp của các hợp chất cao phân tử…
+ Nhóm cho dầu nữa khô(chỉ số iod =100- 130): như lạc, vừng, đậu tương, sở, hướng dương, bông, ô liu… là loại dầu lỏng, nguồn dầu thực phẩm chủ yếu trên thế giới.
+ Nhóm cho dầu không khô (chỉ số iod < 100). Lớp màng dầu của chúng không tạo thành màng khô ngoài không khí. Thuộc nhóm này là dầu dừa, dầu thịt cọ, dầu ca cao… Trước đây loại dầu này chủ yếu dùng sản xuất xà phòng rắn, ngày nay trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất bơ nhân tạo, mỡ sào rán, và dùng trong sản xuất bánh kẹo ở nhiều nước Châu Aâu.
Dự báo nhu cầu về dầu thực vật của toàn thế giới khoảng hơn 100 triệu tấn/năm, của thị trường Việt Nam năm 2005 khoảng trên 300 nghìn tấn (hiện nay nhu cầu của Việt Nam khoảng trên dưới 200 nghìn tấn/năm, gần 3 kg/người). Hàng năm các nhà máy chế biến dầu thực vật phải nhập khoảng 90% nguyên liệu dầu thô để chế biến. Vì vậy phát triển các cây có dầu để hạn chế nhập khẩu là rất cần thiết.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

LeaMiAh

New Member
Re: [Free] Thiết kế phân xưởng trích ly dầu từ cám gạo

ad cho mình xin tài liệu này với! Thank ad nhiều :D
 

daigai

Well-Known Member
Đúng là bị lộn, mới update lại bạn ạ. Bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top