Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thế giới nghệ thuật hay tác phẩm của nhà văn vốn được xem là một
“thế giới mở” đối với người đọc, người thưởng thức, khám phá. Tiếp cận
tác phẩm theo hướng nào để đạt được hiệu quả lớn nhất tuỳ từng trường hợp vào khả
năng, năng lực của từng loại độc giả. Tư duy nghệ thuật là tư duy hình
tượng – một dạng hoạt động trí tuệ của con người nhằm hướng tới sáng
tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật, cũng là một hoạt động nhận thức có
tính nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực theo một lý tưởng thẩm mỹ.
Chính vì vậy, tiếp cận văn chương nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng
từ góc độ tư duy nghệ thuật là hướng tiếp cận có chiều sâu, mang tính hệ
thống và toàn diện. Từ ý nghĩa và khả năng ấy, chúng tui đã chọn “tư duy
nghệ thuật” như một “công cụ trí tuệ” nhằm tiếp cận, khám phá thế giới
nghệ thuật, thế giới thơ của Trung Niên thi sĩ – Bùi Giáng.
Bùi Giáng vốn được xem là ngôi sao sớm toả sáng trên nền trời văn
học đô thị miền Nam Việt Nam trước 1975. Nhưng ông cũng là ngôi sao
kì dị bậc nhất, một mình một thứ ánh sáng khó có thể nhầm lẫn. Cuộc
rong chơi hết mình giữa cuộc đời và cuộc tận hiến tận cùng cho thi ca của
người nghệ sĩ đặc biệt này đã khiến không ít người kinh ngạc, băn khoăn
và cảm phục. Là một hiện tượng thơ tương đối phức tạp, với khối lượng
khá lớn các sáng tác gồm hơn 20 tập thơ, hơn 20 tác phẩm khảo luận và
nghiên cứu, phê bình và hàng chục tác phẩm dịch thuật văn chương, thơ
ca, triết học của nhiều tác gia lớn trên thế giới. Xuất hiện trên thi đàn vào
đầu những năm 60 của thế kỷ XX cho đến lúc từ giã cõi đời (năm 1998),
có lẽ tài sản quý giá nhất ông để lại vẫn là thơ ca. Tuy nhiên, cho đến nay,
việc nhìn nhận, đánh giá đầy đủ giá trị thơ văn và vị trí của tác giả này
trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam nói chung vẫn chưa nhiều so
với “tài sản” ông để lại. Thiếu những công trình nghiên cứu thật sự công
phu, toàn diện, đánh giá đầy đủ những thành tựu, hạn chế và đóng góp
của Bùi Giáng cho thơ ca dân tộc. Nhiều bài viết nhỏ lẻ, thường là những
cảm nhận bước đầu có phần chủ quan của những người gần gũi nhà thơ,
người yêu thơ và yêu người thơ. Bởi vậy, chọn thơ Bùi Giáng làm đối
tượng khám phá chúng tui mong muốn góp thêm một cách nhìn về thơ
ông, qua đó góp phần đưa thơ Bùi Giáng tiếp cận gần hơn với văn học
đương thời và với cả những độc giả còn xa lạ với thơ của “thi sĩ kì dị”
này.
2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Chọn đề tài “Thơ Bùi Giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật” luận
văn hướng đến tìm hiểu quan niệm nghệ thuật, khảo sát đặc trưng, ý
nghĩa của hệ thống nhân vật trữ tình, biểu tượng và ngôn ngữ thơ của Bùi
Giáng. Do vậy, đối tượng nghiên cứu ở đây là các tập thơ của thi sĩ.
Nhưng, vì nhiều lí do khách quan, chẳng hạn thơ Bùi Giáng bị mất mát,
thất lạc nhiều, đặc biệt là những tập thơ được sáng tác trước năm 1975
vẫn chưa được tập hợp đầy đủ, nên chúng tui chưa có điều kiện khảo sát
hết toàn bộ thơ của ông. Tuy nhiên, có thể khẳng định, những tập thơ
được đề cập trong công trình này như “Mưa nguồn”, “Rớt hột phiêu
bồng”, “Rong rêu”, “Mười hai con mắt”, “Mùa màng tháng tư”… là
những tác phẩm tương đối tiêu biểu cả về nội dung và nghệ thuật của thế
giới thơ Bùi Giáng. Ngoài ra, chúng tui còn sử dụng tư liệu là các bài viết
của Bùi Giáng trong một số tác phẩm như “Ngày tháng ngao du”, “Tư
tưởng hiện đại”, “Mùa xuân trong thi ca”…đây không hẳn là tác phẩm
thơ hay văn thuần tuý mà có sự đan xen cả hai thể loại, bởi với Bùi Giáng
“Văn xuôi cũng phải buộc là thơ” (Tư tưởng hiện đại). Hơn nữa, những
cuốn sách này thể hiện tương đối toàn diện quan niệm thơ ca của Bùi thi
sĩ. Trong quá trình nghiên cứu chúng tui cố gắng đặt thơ ông vào dòng
chảy văn học dân tộc, trong sự đối sánh với một số nhà thơ khác nhằm
tìm ra cái riêng và sự đóng góp của Bùi Giáng vào gương mặt thơ ca dân
tộc.
Nghiên cứu thơ Bùi Giáng từ góc độ tư duy nghệ thuật chúng tui hi
vọng sẽ hé mở được nhiều vấn đề lí thú trong thế giới nghệ thuật còn
nhiều bí ẩn này, qua đó phát hiện những tìm tòi, đổi mới, cái dòng riêng
và đóng góp của Bùi Giáng cho thơ ca hiện đại Việt Nam.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Nếu lấy năm 1975 làm ranh giới thì Bùi Giáng là một trong những
nhà thơ đã sống và sáng tác ở cả 2 giai đoạn lịch sử đất nước: trước 1975,
ở miền Nam – thời kỳ văn hoá nô dịch của đế quốc Mỹ và Nguỵ quyền
Sài Gòn và sau 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Do vậy, dựa trên
những quan điểm, tư tưởng khác nhau mà thơ Bùi Giáng được nói đến ở 2
thời kỳ cũng có những điểm khác nhau.
3.1/ Giai đoạn trƣớc năm 1975
Sự xuất hiện của một loạt các tập thơ như “Mưa nguồn” (1962),
“Màu hoa trên ngàn”(1963), “Ngàn thu rớt hột”(1963)… gắn cùng cái tên
Bùi Giáng đã thu hút sự chú ý của độc giả và ngay sau đó bắt đầu có
những bài viết về thơ và cả con người nhà thơ. Nam Chữ trong “Bùi
Giáng, về cố quận” [79; 43-45] khen ngôn ngữ thơ Bùi Giáng là thứ
“ngôn từ tài tử” đã góp phần “đánh dấu một bước chuyển mình của thi
ca hôm nay”, bởi “những dung từ khó khăn nhất, những âm vận ngắn
củn nhất…trở nên linh hoạt dị thường, đều trở nên nhẹ nhàng và âm điệu
réo rắt”. Trần Tuấn Kiệt trong “Chung quanh vấn đề Bùi Giáng” khẳng
định rằng: “Chúng ta muốn nói về thơ của Bùi Giáng chúng ta phải viết
lại cả khu rừng văn học từ cổ chí kim” [79;77]. Hay như Trần Hữu Cư
với “Bùi Giáng, trên đường về cố hương” đã lưu ý đến yếu tố hồn quê
trong thơ Bùi Giáng, tác giả này cho rằng: “Tất cả những gì ông đang
làm… là làm một cuộc lên đường tìm lại một “màu hoa trên ngàn”, “một
tinh thể quê hương”cho thời hiện đại…hoài vọng một “cõi” nào đó của
xưa kia” [79;66]…
Các đề tài về tình yêu và người đẹp đã trở thành một nội dung nổi
bật trong thơ Bùi Giáng giai đoạn này, theo đó, các nhà ngiên cứu cũng
đã dành cho nó sự lưu tâm đặc biệt. Cao Huy Khanh là một trong nhiều
người quan tâm đến mảng đề tài này, ông cho rằng: “Mê gái là một vấn
đề siêu hình ác liệt (gái chiêm bao ” trong thơ Bùi Giáng [79;61]. Ngoài
ra tác giả này cũng bước đầu nhận ra triết lý về cuộc sống của Bùi Giáng:
“Văn chương Bùi Giáng là một nỗ lực giải quyết và thực hiện tư tưởng
triết lí sinh tồn một cách sống động và thơ mộng (phố thị)” [79;60]. Bên
cạnh đó, việc xác định tư tưởng trong thơ Bùi Giáng cũng là một trong
những vấn đề thu hút sự khám phá của nhiều người, với nhiều ý kiến khác
nhau. Nam Chữ cho rằng thơ Bùi Giáng không “chịu ảnh hưởng của nền
triết học u mặc phương Tây hay một thứ căn để mọi chủ thuyết siêu hình,
càng không phải là một loại triết học hư vô nào đó, không có những yếu
tố thần bí hoá hay phục dịch cho một thứ đường hướng rõ rệt, đứng
ngoài hết mọi phái siêu hình, tượng trưng, phiếm thần hay thần bí”
[79;47].
Trên phương diện hình thức nghệ thuật, nhiều tác giả thể hiện rõ sự
tâm đắc đối với cách sử dụng ngôn ngữ bình dân và thể loại lục bát của
Bùi Giáng. Cao Huy Khanh nhận định rằng “Nhà thơ Bùi Giáng cốt yếu
là một hiện tượng ngôn ngữ độc đáo, ngôn ngữ thành tựu từ mối đam mê
nguồn thơ lục bát (đặc biệt là Truyện Kiều) phối hợp với âm điệu ca dao
thuần túy dân tộc ” [79;64]. Nguyễn Đình Tuyển trong “Những nhà thơ
hôm nay” khen “lời thơ thâm trầm, trang nhã mà không xa lời ca nơi
đồng ruộng, thôn trang: bình dị mà tân kỳ” …
Tóm lại, thời kỳ này đã có nhiều bài phê bình về thơ Bùi Giáng,
trong đó không ít tác giả đã thể hiện sự tìm tòi, phát hiện khá chính xác
các giá trị thơ của Trung niên thi sĩ trên cả hai phương diện nội dung và
hình thức. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều bài viết cũng thể hiện thái độ
khen, chê nhưng còn khá chung chung. Những lời khen thường ít đi kèm
với các dẫn chứng cụ thể, mang đậm tính chủ quan của người nhận xét
nên tính thuyết phục chưa cao. Không phủ nhận thơ Bùi Giáng hay nhưng
vẫn còn không ít hạn chế mà các tác giả hay chưa nhận ra hay không

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top