daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay trên thế giới, xu hướng tìm kiếm và sử dụng sản phẩm chăm sóc sức
khỏe có nguồn gốc từ nhiên ngày càng tăng. Con người có khuynh hướng sử dụng
nhiều thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên do hiệu quả điều trị cũng như ít tác dụng
phụ hơn thuốc tân dược. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước ta có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có
tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Đất đai và khí hậu nhiệt đới gió mùa phù
hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý. Đây chính là tiền
đề tốt để ngành Dược phát triển thuốc từ dược liệu.
Diếp cá là loài thực vật phổ biến ở Việt Nam. Diếp cá không chỉ được sử dụng làm
rau ăn hàng ngày mà còn được sử dụng làm thuốc với nhiều công dụng như: trị mụn
nhọt, trĩ, viêm ruột, lở ngứa…[6]. Các thành phần đã được nghiên cứu xác định
trong diếp cá như: flavonoid [24], tinh dầu [15], alkaloid [16] trong đó flavonoid là
thành phần chính có nhiều tác dụng: chống viêm, phòng chống ung thư, chống oxy
hóa [12]…Do đó có thể thấy công dụng điều trị của cao diếp cá do các hợp chất
flavonoid. Hiện nay diếp cá được nhiều Công ty dược phẩm trong nước quan tâm
nghiên cứu, sản xuất thành các sản phẩm lưu hành trên thị trường như An trĩ vương,
Herlaf…với thành phần chính là cao diếp cá. Tiến hành nghiên cứu quy trình chiết
xuất sẽ giúp xác định các điều kiện chiết xuất tối ưu nhằm thu được cao diếp cá giàu
flavonoid, góp phần đảm bảo chất lượng cao thuốc khi đưa vào sản xuất. Ngoài ra,
trước khi đưa vào sản xuất cần đánh giá chất lượng cao diếp cá, do đó đó việc
xây dựng tiêu chuẩn cao thuốc rất có ý nghĩa trong việc kiểm soát chất lượng nguồn
nguyên liệu đầu vào này. Vì vậy, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
chiết xuất và tiêu chuẩn hóa cao bán thành phẩm Diếp cá” với các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu quy trình chiết xuất cao bán thành phẩm diếp cá giàu flavonoid.
- Tiêu chuẩn hóa cao bán thành phẩm diếp cá giàu flavonoid.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại
Cây Diếp cá còn được là Ngư tinh thảo, giấp cá hay lá dấp. Diếp cá có tên
khoa học là Houttuynia cordata Thunb. Theo “Thực vật dược” năm 2007 [1] và hệ
thống phân loại thực vật Takhtajan năm 1987, vị trí phân loại của diếp cá như sau:
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan Magnoliopsida
Phân lớp Ngọc lan Magnoliidae
Bộ Hồ tiêu Piperrales
Họ Lá dấp Saururaceae
Chi Diếp cá Houttuynia
1.2. Đặc điểm thực vật
Cây thuộc thảo, thân ngầm, rễ mọc ở các đốt. Thân trên mặt đất mọc đứng cao
40cm, có lông. Lá hình tim, mềm nhẵn, mặt dưới tím nhạt, khi vò có mùi tanh như
cá do đó có tên gọi diếp cá hay ngư tinh thảo. Cụm hoa là bông, màu vàng không có
bao hoa, có 4 lá bắc trắng, tất cả trông như 1 hoa. Quả nang mở ở đỉnh [4].
Hình 1.1. Ảnh cây diếp cá
1.3. Phân bố
Chi Houttuynia chỉ có 1 loài diếp cá, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới châu Á, từ Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam, Lào, Ấn Độ và các nước
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quy trình chiết tách tinh dầu quế Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc các hoạt chất từ cây Bách bộ (Stemona pierrei Gagn) ở Lào Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng VCB Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu alkaloid và quy trình tách chiết một số chất có bản chất là alkaloid Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu chiết xuất chất màu betacyanin từ vỏ quả thanh long Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu chiết tách polyphenol từ lá chè xanh và ứng dụng trong bảo quản thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 2
K tốt nghiệp: Khảo sát, đánh giá và nghiên cứu xử lý nước thải chiết suất Chitin từ vỏ đầu tôm (công s Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chiết xuất và tinh chế phospholipid từ lòng đỏ trứng bằng phương pháp c02 ở trạng thái si Y dược 2
R Nghiên cứu kỹ thuật chiết xuất rutin từ hoa hòe ( Sophora Japonica L . - Fabaceae ) Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top