Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:Tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết viết về nông thôn qua sáng tác của nhà văn Nguyễn Khắc Trường và nhà văn Đào Thắng nhằm khẳng định cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng trong việc phản ánh hiện thực nông thôn sau đổi mới. Thông qua những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai tiểu thuyết nhấn mạnh tài năng của hai nhà văn. Đánh giá những đóng góp của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng trong quá trình phát triển, đổi mới nền văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học quốc gia Hà Nội, 2013
MỞ ĐẦU
1 . Lí do chọn đề tài
Nông thôn luôn là đề tài xuyên suốt của văn học Việt Nam: Từ ca
dao, văn học trung đại đến văn học hiện đại. Mỗi thời kỳ tuỳ theo hoàn cảnh
lịch sử, văn hoá, xã hội mà nông thôn được tiếp cận dưới những góc độ khác
nhau. Trong dòng văn học Hiện thực phê phán những năm 1930 – 1945,
nông thôn hiện lên với cái đói, cái nghèo, tối tăm, lạc hậu. Sau cách mạng
Tháng tám đến năm 1975, đề tài nông thôn được khai thác với cảm hứng
ngợi ca những mặt tích cực, tốt đẹp của cuộc sống. Sau năm 1975, đặc biệt
là sau Đại hội Đảng VI (1986) với tinh thần tự do dân chủ nhìn thẳng vào sự
thật, phát huy nhân tố con người đã mang đến cho văn chương một luồng
sinh khí mới. Các nhà văn đã mạnh dạn bày tỏ tư tưởng, quan điểm nghệ
thuật của mình về hiện thực. Hơn thế nữa, giai đoạn này trong lòng văn học
đang diễn ra một sự chuyển biến mạnh mẽ đó là: sự chuyển biến từ khuynh
hướng sử thi sang khuynh hướng thế sự đời tư. Sự chuyển đổi này đã mang
đến cho văn học viết về nông thôn những thay đổi đáng ghi nhận. Dưới cái
nhìn thế sự, người nông dân xuất hiện trên những trang văn với tất cả những
buồn vui, sướng khổ. Chưa bao giờ cuộc sống riêng tư, số phận con người
lại được chú ý đến như vậy.
Trong hàng loạt tác phẩm văn xuôi được viết từ sau đổi mới về đề tài nông
thôn như Thời xa vắng, Chuyện làng cuội của Lê Lựu, Bến không chồng của
Dương Hướng, Thuỷ hoả đạo tặc của Hoàng Minh Tường, Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Dòng sông mía của Đào Thắng …thì Mảnh
đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía là hai tác phẩm tiêu biểu, sắc nét nhất.
Giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tiểu thuyết này được khẳng định bằng việc
nhận giải thưởng thường niên do Hội nhà văn tổ chức, và quan trọng hơn là được
độc giả nhiệt tình đón nhận. Nhiều bài viết đã khẳng định thành công của hai tiểu
thuyết này trên nhiều phương diện, và bản thân người viết cũng có niềm say mê đối
với hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía, đó là lý do để
chúng tui lựa chọn : Tiểu thuyết viết về nông thôn sau năm 1975 (khảo sát qua tác
phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng) làm đề tài nghiên cứu của mình. Với
đề tài này, chúng tui muốn khẳng định vị trí và đóng góp của hai nhà văn ở mảng
tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ sau đổi mới nói riêng, và đối với nền văn học
Việt Nam hiện đại nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Những vấn đề chung
Sau năm 1986, bên cạnh hàng loạt tiểu thuyết viết về nông thôn gây tiếng vang
như Thời xa vắng của Lê Lựu, Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường…đã xuất hiện nhiều cây bút mới
viết về nông thôn như: Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng Minh
Tường, Đào Thắng…tất cả đã tạo nên một không khí sôi động trên văn đàn. Nhiều
tác phẩm đã gặt hái được thành công, và cùng với đó cũng bắt đầu xuất hiện các bài
nghiên cứu, phê bình về mảng văn học này.
Hầu hết các bài viết đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau của đời sống
nông thôn trước và sau đổi mới, và thống nhất ghi nhận sau Đại hội Đảng VI (1986),
văn xuôi viết về nông thôn đã có sự thay đổi đáng kể. Tác giả Trần Cương trong bài
Văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 80 [18] đã nhận thấy có hai sự
chuyển biến của văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 80 so với những
năm trước đó, đó là: Sự chuyển biến trong chủ đề và sự chuyển biến trong phạm vi
bao quát hiện thực. Ở bài viết này, nói về sự chuyến biến trong chủ đề Trần Cương
đã đánh giá ― dường như lần đầu tiên xuất hiện hai chủ đề thuộc về con người mà
trước kia chưa có đó là sản phẩm con người và hạnh phúc cá nhân…‖ [18;Tr.36]. Ở
phạm vi bao quát hiện thực tác giả cũng nhận xét: Các nhà văn đã nhìn nhận và phản
ánh hiện thực nông thôn một cách chân thực và sâu sắc.
Tác giả Tôn Phương Lan trong cuốn Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX [
53] có bài: ―Một số vấn đề văn xuôi thời kỳ đổi mới‖, tác giả có đề cập đến văn học
sau chiến tranh. Đặt đề tài nông thôn bên cạnh các đề tài khác, bài viết đã chỉ ra
những đổi mới của đề tài nông thôn trong sự đổi mới chung của tiểu thuyết sau 1986.
Ngoài ra, trong bài viết này tác giả còn nói đến một vài vấn đề tồn tại của đời sống
nông thôn trong mối quan hệ dòng tộc.
Nhà nghiên cứu Phong Lê trong công trình Nghiên cứu văn học [62] với bài:
“Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng 8 năm
1945”. Trong bài viết này tác giả đã có một cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Việt
Nam từ đầu thế kỷ XX đến những năm sau đổi mới, đặc biệt là những cuốn tiểu
thuyết mở đầu thế kỷ XXI.
Công trình tiêu biểu viết về đề tài nông thôn có lẽ phải kể đến tác giả Lã Duy
Lan với công trình khoa học Văn xuôi viết về nông thôn - tiến trình và đổi mới [52].
Trong công trình này, tác giả đã khái quát và đánh giá về nông thôn trong suốt quá
trình phát triển từ trước và sau 1986. Nếu ở giai đoạn trước năm 1986, tác giả đi vào
những thành tựu và hạn chế trong việc phản ánh hiện thực thì ở giai đoạn sau năm
1986, ngoài việc giới thiệu diện mạo chung, tác giả còn tập trung đánh giá những
―đặc trưng sáng tạo về nội dung‖ của văn xuôi viết về nông thôn thời kỳ đổi mới qua
sự chuyển biến về chủ đề, phạm vi bao quát hiện thực và cách thể hiện nhân vật.
Đồng thời tác giả cũng đánh giá những thành tựu bước đầu về phương diện nghệ
thuật: Ngôn ngữ, thể loại, phong cách chung và giọng điệu.
Xác định ranh giới của tiểu thuyết nông thôn trước và sau đổi mới trong bài
Về hướng tiếp cận mới đối với hiện thực trong văn xuôi sau 1975, nhà nghiên cứu
Tôn Phương Lan cho rằng “ Lâu nay người nông dân chưa được nhìn nhận qua vấn
đề ruộng đất, vấn đề vào ra hợp tác xã, giờ đây vấn đề đó được nhà văn nhìn vào số
phận lịch sử của họ. Và lịch sử đất nước được hiện ra qua lịch sử cuộc đời nhân vật
trong cuộc mưu sinh, trong sự duy trì đóng góp để làm nghĩa vụ cho tổ quốc, với
phần trách nhiệm của từng hoàn cảnh gia đình” [54;Tr.50], Từ góc độ đó, tác giả
cho rằng “đã có một cách soi xét lại một thời đã qua, thông qua những số phận cá
nhân và những vấn đề của một làng xã, một dòng họ”[54;Tr.48], trong đó “nổi bật
lên là mối mâu thuẫn về quyền lợi cá nhân nấp dưới vấn đề họ tộc”[54;Tr.40].
Tác giả Phạm Ngọc Tến trong bài Đề tài nông thôn không bao giờ mòn cũng
có cái nhìn lạc quan. Trong bài viết tác giả đã khẳng định đề tài nông thôn không bao
giờ “bạc màu”, “không bao giờ mòn”. Bởi nông thôn việt Nam đang từng bước
chuyển mình, đáng được ghi nhận. Quá trình nông thôn hóa, sự tác động của công
nghiệp vào nông nghiệp, sự lai căng về văn hóa…cũng có mặt tích cực và tiêu cực
nên đáng để các nhà văn suy ngẫm, trăn trở [87].
Trong công trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 – 2005: Diện mạo
và đặc điểm, tác giả Lê Thị Hường đã chỉ ra được những đặc điểm chính của tiểu
thuyết giai đoạn này là sự đa dạng về hệ đề tài, trong đó đề tài nông thôn là một trong
những đề tài đã gây được ấn tượng. Các nhà văn đã gặp gỡ nhau ở vấn đề cốt lõi của
nông thôn: gia đình và dòng tộc, phong tục, nếp nghĩ, nếp sống của những con người
sống trên những mảnh đất phần lớn còn chịu sức đè của những thói tục cũ.[ 49]
Nhân dịp cuộc thi tiểu thuyết lần 2 (2002 – 2004) kết thúc, báo Sài Gòn giải
phóng đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
Trong cuộc trao đổi này, nhà thơ đã khẳng định: Có mùa gặt mới của tiểu thuyết
nông thôn đầu thế kỷ XXI. Nét mới của cuộc thi tiểu thuyết lần 2 là các nhà văn đã
có sự mở rộng biên độ khi viết về nông thôn. Họ “đặt nông thôn Việt Nam trong
những biến cố của dân tộc đầy bão táp theo chiều dài lịch sử”, “với độ mở và góc
khuất mà trước đó nhiều nhà văn chưa có điều kiện để truyền tải tới bạn đọc. Những
yếu tố đó tạo nên bộ mặt và sức bền của nông thôn Việt Nam. Qua Dòng sông mía,
Cánh đồng lưu lạc… đã chứng tỏ được “sức sống của dân tộc, cốt cách của người
nông dân được phác họa một cách sắc sảo”[88]. Như vậy, văn xuôi và tiểu thuyết
viết về nông thôn từ sau 1975 đã thực sự hồi sinh, để lại nhiều dấu ấn qua mỗi giai
đoạn, mỗi tác giả và tác phẩm. Phải khẳng định rằng, văn xuôi và tiểu thuyết viết về
nông thôn giai đoạn này đã không dẫm lên những lối mòn quen thuộc, mà đã có sự
chuyển mình, hứa hẹn nhiều thành tựu ở những giai đoạn sau.
2.2 Về hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía
2.2.1 Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc
Trƣờng
Nguyễn Khắc Trường là một cây bút trẻ của nền văn xuôi hiện đại Việt
Nam. Khởi đầu với các tập truyện Cửa khẩu, Thác rừng , Miền đất mặt trời
nhưng thể loại truyện ngắn này đã không đem lại thành công cho ông. Đánh dấu
sự thành công trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khắc Trường phải kể đến
cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, với cuốn tiểu thuyết này
Nguyễn Khắc Trường đã mang đến cho văn đàn một tiếng nói mới, trực diện và
sắc sảo. Khảo sát các tư liệu đã thu thập được chúng tui nhận thấy các tài liệu
nghiên cứu về Nguyễn Khắc Trường hầu như mới là các ý kiến thảo luận, các
bài viết đăng rải rác trên các báo, tạp chí, và các bài phỏng vấn trực tuyến,
online, nó không mang tính hệ thống, toàn diện. Ngoài ra cũng còn phải kể đến
một số bài được phát trên Đài tiếng nói Việt Nam, kịch bản phim Mảnh đất lắm
người nhiều ma đã được công chiếu dưới cái tên ―Đất và người‖ của hãng phim
Truyền hình Việt Nam vào tháng 1 năm 2003. Tuy các ý kiến đánh giá, phê bình
đôi khi khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, nhưng nhìn chung cũng khá thống
nhất khi đánh giá về giá trị của cuốn tiểu thuyết này. Đáng chú ý là các ý kiến
thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma do báo Văn nghệ tổ chức
ngày 25 tháng 01 năm 1991. Trong cuộc thảo luận này các nhà nghiên cứu đã
xem xét tác phẩm dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Có ý kiến đưa ra
sự đánh giá tổng quát về tác phẩm và khẳng định tài năng của Nguyễn Khắc
Trường (Hà Minh Đức), đánh giá tác phẩm ở chiều sâu văn hoá của nó (Bùi
Bình Thi), cũng có ý kiến xem xét tác phẩm ở khía cạnh đóng góp của nó với đề
tài nông thôn (Phong Lê), ở nghệ thuật trần thuật và cách thức tổ chức cốt truyện
(Trần Đình Sử, Trung Trung Đỉnh)…Khái quát về giá trị của Mảnh đất lắm
người nhiều ma, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nhận thấy nhà văn Nguyễn Khắc
Trường đã ―Viết về nông thôn dưới cái nhìn chân thực, chủ động, làm bộc lộ
được qua những trang viết là một nông thôn với nhiều chuyển động, xáo trộn,
đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực... Nông thôn
trong tiểu thuyết không cuộn lên trong các phong trào đấu tranh yêu nước, cải
cách, hợp tác mà sôi lên những nguyên nhân bên trong, những chuyện làng
xóm.Tác giả đã chụp được khuôn mặt đích thực với những nét miêu tả sắc sảo,
chân thực”[71]. Nhà văn Trung Trung Đỉnh lại cho rằng: “ Nguyễn Khắc
Trường có tài lập truyện tỉnh táo và kín kẽ. tui nghĩ đây là thế mạnh và cũng là
điểm yếu của tác giả. Vì tỉnh táo quá, kĩ quá mà ông lo được hết mọi điều khiến
người đọc đỡ phải lo. Nếu anh là người say, không tỉnh táo chắc anh chẳng viết
đoạn cuối làm gì. Phần cuối được cái lí mà mất cái lập lờ vô lí khiến người ta
phải thèm khát, thao thức. tui nghĩ nghệ thuật lấp lánh ở cái sự say đến ngả
nghiêng, đến mập mờ và nó hấp dẫn chính ở cái sự mập mờ ấy‖ [71]. Theo Trần
Đình Sử, nhà văn Nguyễn Khắc Trường ―rất giàu vốn sống, đặc biệt ngôn ngữ
rất phong phú, sinh động, các thành ngữ, tục ngữ, các ngôn ngữ “bộ đội” được
sử dụng linh hoạt làm cho lời trần thuật tươi tắn và có duyên” [71] và chính
điều này mà Trần Đình Sử nhận thấy tác phẩm đã “góp phần đổi mới mảng tiểu
thuyết về nông thôn của chúng ta”.Với Phong Lê, thì ―Cuốn sách đặt ra và gây
được ấn tượng ở các vấn đề chìm và nổi, ở bề mặt và bề sâu trong sự đan xen
đó. Không chỉ là chất thơ mà còn là bi kịch, và là những bi kịch gọi nhau.
Không chỉ những con người nhân danh đủ dạng trong thế bài trừ tiêu diệt lẫn
nhau mà còn là đủ những người “dị dạng”, bị đẩy ra hay bị hút vào những
giao tranh quyết liệt đó.” Và “sức hấp dẫn của cuốn sách là ở một số vỉa mới
mà nó khai thác, gắn bó với những vấn đề chung, vừa thực sự, vừa lưu cữu của
nông thôn chúng ta” [71]. Bùi Bình Thi khẳng định : Điều mà cuốn tiểu thuyết
đã đặt ra rất có ý nghĩa đó là nông thôn bấy lâu nay không hẳn chỉ là vấn đề
ruộng đất mà trên hết là một đời sống văn hoá. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Mạnh lại nhận thấy: nhà văn đã ―tạo được một không khí riêng cho tác phẩm‖
đó là “một không khí âm dương lẫn lộn, quỷ ở với người, có những nhân vật
khó tách bạch đâu là phần quỷ, đâu là phần người” [71]. Nguyễn Phan Hách
khẳng định: ― Tác phẩm có tinh thần lạc quan‖. Với Thiếu Mai thì: ― Cuốn sách
của Nguyễn Khắc Trường hấp dẫn chúng ta bởi nhiều tình tiết, nhiều thông tin
mới mẻ, sinh động‖ [71]. Bên cạnh những ý kiến bình luận trên, trong cuộc thảo
luận còn có các ý kiến đóng góp của Ngô Thảo, Hoàng Ngọc Hiến, Hồ
Phương… Nhìn chung những bài viết này đều có nhận định chung là ý thức
dòng họ là vấn đề nổi bật trong các vấn đề về hiện thực nông thôn được phản
ánh trong tác phẩm. Ngoài ra còn có những bài viết trên các báo, tạp chí …
đánh giá về tiểu thuyết này, hầu hết các ý kiến đều thể hiện những ấn tượng
chung nhất, khái quát nhất về tác phẩm. Tiêu biểu là các bài: Đọc Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Hồng Diệu trên Tạp chí VNQĐ số 8/1991, tác giả
nhận thấy ―âm hưởng chủ yếu trong tác phẩm là lòng nhân hậu, là tình người‖.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top