Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4. Những nét mới của đề tài
5. Kết cấu luận văn
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN ĐẠO TIN LÀNH TRÁI PHÉP TRONG VÙNG DÂN TỘC THIẾU SỐ Ở GIA LAI
1.1. Tình hình đặc điểm về tự nhiên kinh tế - xã hội, dân tộc tín ngưỡng tôn giáo liên quan đến hoạt động truyền đạo trái phép ở Gia Lai
1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1.2. Đặc điểm về dân tộc
1.1.3. Đặc điểm về tín ngưỡng - tôn giáo
1.2. Quá trình xâm nhập phát triển đạo tin lành ở Gia Lai
1.2.1. Sơ lược đạo Tin lành ở Việt Nam
1.2.2. Khái quát về quá trình xâm nhập, phát triển đạo Tin lành ở tỉnh Gia Lai qua các thời kỳ
1.2.3. Xu hướng phát triển đạo Tin lành ở Gia Lai và những vấn đề đẩt
1.2.4. Nguyên nhân của sự phát triển đạo tin lành trái phép vùng dân tộc thiểu số ở Gia Lai
1.2.5. Tác động ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với chính trị xã hội và an ninh trật tự ở Gia Lai
CHƯƠNG II: CÔNG TÁC PHÒNG - CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG ĐẠO TIN LÀNH TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở GIA LAI
2.1. Công tác phòng chống đối với hoạt động lợi dụng đạo Tin lành trái phép
2.1.1. Chủ trương và giải pháp chung trong giải quyết vấn đề “Tin lành Đêga” ở Gia Lai
2.2.2. Một số mặt công tác cụ thể trong phòng chống hoạt động Tin lành trái phép
2.2. Những giải pháp - kiến nghị nhằm đấu tranh phòng chống địch lợi dụng đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
2.2.1. Giải pháp
2.2.2. Một số kiến nghị
2.3. Một số biện pháp cụ thể khi thực hiện chính sách đối với đạo Tin lành trong tình hình mới
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO TỪ 1 ĐẾN 16
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - an ninh quốc phòng. Đồng thời là một địa bàn phức tạp về tôn giáo, bên cạnh những tín ngưỡng - tôn giáo cổ truyền còn một số tôn giáo được du nhập và phát triển vào những thời điểm, hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Đạo Tin lành là một trong những tôn giáo như thế.
Đạo Tin lành xâm nhập vào Pleiku Gia Lai từ 1930 - 1931 do giáo sĩ thuộc Hội truyền giáo Phúc âm Liên hiệp Mỹ (CMA), cho đến năm 1975 đạo Tin lành có sự phát triển khá rộng và bám rễ khá sâu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sau năm 1975 đạo Tin lành ở Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng do nhiều nguyên nhân có sự suy giảm. Nhưng đến năm 1980, đạo Tin lành ở đây bắt đầu phục hồi và phát triển cả bề rộng và bề sâu ở nhiều dân tộc và nhiều vùng khác nhau (tổng số có 1.732 tín đồ ở 8/9 huyện, thị). Đến năm 2000 Tin lành đã phát triển 53.941 tín đồ ở 10/13 huyện, thị và trên 104/171 xã, phường) và hiện nay ở tỉnh Gia Lai có 05 phái Tin lành: Gồm Hội thánh Tin lành Miền Nam, Hệ Phái Liên Hữu Cơ Đốc, Hệ Phái Ngũ Tuần, Hệ Phái Cơ Đốc truyền giáo và Hệ Phái Cơ Đốc Phụ Lâm.
Tôn giáo không chỉ là hiện tượng xã hội, văn học, đạo đức, tâm linh mà là vấn đề chính trị phức tạp, nóng bỏng, nhất là khi các thế lực chính tự lợi dụng tôn giáo kết hợp với vấn đề dân tộc để thực hiện ý đồ chính trị, thì vấn đề càng phức tạp hơn nhiều. Do địa bàn Gia Lai luôn được các thế lực thực dân, đế quốc tìm mọi cách để tách khỏi lãnh thổ Việt Nam, trong quá trình thực hiện ý đồ đó các thế lực phản động luôn triệt để khai thác lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc trên địa bàn tạo nên sự bất ổn định về chính trị - xã hội. Như thực tế năm1999, được Mỹ hậu thuẫn, nhóm người thượng lưu vong phản động (Fulrô cũ) đã thành lập ra cái gọi là “Nhà nước ĐêGa” lưu vong ở Mỹ. Chúng đã móc nối vào trong nước, gom dựng lại số Fulrô cũ, đồng thời khai thác sự chênh lệnh về đời sống văn hóa xã hội giữa người kinh với đồng bào dân tộc ít người, phục hồi tư tưởng dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa ly khai biệt phái để thực hiện âm mưu xây dựng một “Nhà nước ĐêGa độc lập”. Chúng đã mượn hình thức sinh hoạt Tin lành mà chúng gọi là “Quốc đạo’’, hình thành các tụ điểm để hoạt động, Tuyên truyền tư tưởng ly khai và lập ra cái gọi là “Tin lành ĐêGa” - Một tổ chức chính trị phản động đội lốt tôn giáo, lôi kéo các mục sư, truyền đạo và tín đồ Tin lành là người dân tộc ở vùng Tây nguyên nói chung và ở tỉnh Gia Lai nói riêng đi theo cái gọi là “ Nhà nước ĐêGa độc lập” để chống phá ta trước mắt cũng như lâu dài.
Với những lý do nói trên, chúng tui chọn việc nghiên cứu “Đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và công tác phòng - chống định lợi dụng đạo Tin lành ở Gia Lai” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân của sự xâm nhập, phát triển đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và việc các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai để thành lập “Tin lành ĐêGa” chống phá ta. Trên cơ sở đó xác định đúng nội dung phòng - chống và đề ra những giải pháp, kiến nghị giải quyết đối với việc phát triển đạo Tin lành hiện nay ở tỉnh Gia Lai.
Để thực hiện mục đích trên đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Nêu rõ thực trạng đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
- Khái quát những nét lớn trong công tác phòng chống địch lợi dụng đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị góp phần đấu tranh chống địch lợi dụng đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Phạm vi: tập trung nghiên cứu thực trạng đạo Tin Lành trong vùng đồng bào thiểu số, âm mưu của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc để thành lập "Nhà nước Đê Ga" ở Gia Lai trong những năm gần đây.
- Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những yêu cầu trên, việc thực hiện đề tài này chủ yếu sử dụng các phương pháp luận Mác - Lênin, phương pháp tổng kết thực tiễn, phân tích tổng hợp, thống kê, phân loại so sánh...
4. Những nét mới của đề tài
- Qua phân tích đánh giá nguyên nhân phục hồi, phát triển đạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai chỉ ra được âm mưu, cách thủ đoạn mới của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng dân tộc, tôn giáo thành lập "Tin Lành Đê Gia" và "Nhà nước Đê Ga".
- Dự báo xu hướng phát triển của Tin lành trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.
- Góp phần đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề Tin lành xâm nhập và lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo đề tài được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Tôn giáo và trính chị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
L Thực trạng niềm tin đối với đạo Tin lành của các tín đồ người Hmông ở một số tỉnh miền núi Tây Bắc V Tâm lý học đại cương 2
A Nguyên nhân phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H Mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nư Văn hóa, Xã hội 0
H Sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía B Tài liệu chưa phân loại 2
E Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo tại Công Ty Công Nghệ Thông Tin Điện Lực Miền Trung (CPC Luận văn Kinh tế 0
T Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý tại Trung tâm Công nghệ thông tin BIDV Luận văn Kinh tế 2
S Niềm tin vào Đạo Phật của người cao tuổi tại huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam Tâm lý học đại cương 0
C Sử dụng công nghệ thông tin trong việc dạy từ vựng ở trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuật. D Ngoại ngữ 0
C Các nhà lãnh đạo giỏi xây dựng lòng tin như thế nào? Mẹo vặt cuộc sống 0
T Thiếu thông tin, lãnh đạo biết quyết định gì? Mẹo vặt cuộc sống 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top