Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là tƣơng lai của nƣớc nhà, trẻ cần đƣợc thụ hƣởng những
điều kiện tốt nhất để phát triển hoàn thiện về thể chất và trí tuệ. Một trong
những phƣơng cách để trẻ hoàn thiện nhân cách là thông qua con đƣờng
giáo dục. Giáo dục cơ bản của nƣớc ta phân chia thành 3 cấp học nhằm
giúp trẻ tiếp cận với tri thức ở từng mức độ, tầng bậc khác nhau phù hợp
với khả năng tiếp nhận, phân tích thông tin, ứng với quá trình phát triển
tâm sinh lý của trẻ. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản nhằm hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa,
xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân.[19, tr.7]
Giáo dục con ngƣời là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
Đảng và nhà nƣớc ta, đặc biệt là ƣu đãi trong giáo dục cho đồng bào dân
tộc thiểu số (ĐBDTTS), các nhóm đặc biệt khó khăn. Đây là điều có ý
nghĩa động viên các nhóm ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt có cơ hội tiếp cận
với nền giáo dục phổ thông và góp phần bình đẳng xã hội giữa các nhóm
ngƣời, các dân tộc trên một vùng lãnh thổ, thể hiện sự ƣu việt của nền an
sinh xã hội nƣớc nhà trong trách nhiệm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài góp phần ổn định cuộc sống cho nhóm dân
cƣ, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Ngƣời dân tộc thiểu số (DTTS) có tiếng nói và chữ viết riêng có nền
văn hóa khác biệt cùng tồn tại song song và phát triển cùng với các phong
tục tập quán của văn hóa cộng đồng chung của ngƣời Việt có những dấn ấn
tinh hoa nhƣng cũng có những hủ tục làm cho nhận thức và đời sống của
ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số còn thua kém so với mặt bằng chung của
cả nƣớc vì vậy họ đƣợc xem là nhóm đối tƣợng yếu thế, cần có sự quan tâm
đặc biệt. Những năm gần đây với sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc đời
sống của đại bộ phận ngƣời DTTS đƣợc nâng lên đáng kể, cơ sở vật chất
kỹ thuật đƣợc đầu tƣ đúng mức để giúp cho họ có cơ hội tiếp cận với tri
thức của quá trình hội nhập. Tuy nhiên vì xuất phát điểm của ngƣời DTTS
là thấp hơn so với ngƣời Kinh nên quá trình tiếp cận với phát triển còn hạn
chế họ không nắm bắt đƣợc các cơ hội, không khai thác đƣợc tiềm năng,
tính ƣu việt trong cơ chế, chính sách, điều kiện mà nhà nƣớc đang dành cho
họ. Một phần vì thói quen canh tác, sinh sống ở những vùng có điều kiện tự
nhiên không thuận lợi nên khiến cho cơ hội tiếp cận cũng giảm đi. Hơn nữa
vì điều kiện kinh tế khó khăn, ít đƣợc học tập, quan sát học hỏi từ môi
trƣờng bên ngoài nên trình độ nhận thức của họ về những điều kiện phát
triển còn hạn chế, và đây cũng chính là cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo,
nhận thức thấp, bỏ học sớm, tái nghèo.
Tỉnh Gia Lai là tỉnh nằm ở Bắc Tây Nguyên kinh tế chủ yếu là hoạt
động nông nghiệp với 44,5% ngƣời ĐBDTTS [29, tr.1 ]. Ngƣời DTTS đa
số thất học và nghèo, cái cùng kiệt và thất học trở thành cái vòng luẩn quẩn
trói chân họ qua bao thế hệ với nƣơng rẫy. Ở các xã vùng sâu vùng xa tình
trạng này càng tồi tệ hơn khi điều kiện kinh tế khó khăn giao thông không
thuận lợi và tỷ lệ ngƣời DTTS chiếm tỷ lệ cao. Học sinh ở các xã này bỏ
học khá sớm và khá phổ biến ảnh hƣởng không nhỏ đến điều kiện kinh tế
văn hóa xã hội an ninh trên địa bàn tỉnh nhà trong trƣớc mắt và lâu dài.
Xuất phát từ thực tế đó, tui đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu của mình
cho luận văn cao học là “Công tác xã hội với tình trạng bỏ học của học
sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Đăk Jơ Ta, huyện
Mang Yang tỉnh Gia Lai”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Giáo dục đƣợc xác định là chiến lƣợc lâu dài cho phát triển bền
vững. Vào đầu thập niên 80 Liên hợp quốc đã đƣa mục tiêu phấn đấu “phổ
cập hóa giáo dục tiểu học” cho mọi ngƣời dân, tất cả mọi ngƣời đi học tiểu
học phải đƣợc “miễn phí”[8, tr.7]. Ngoài ra, một số quốc gia còn xác định
những lớp học đầu tiên phải đƣợc đƣa vào chƣơng trình bắt buộc 4, 6 hoặc
9 năm, tùy theo đặc trƣng của mỗi quốc gia. Đặc trƣng về phát triển kinh tế
cũng quy định nền giáo dục của quốc gia cũng đƣợc phát triển hoàn thiện,
một số nƣớc đặt giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ phát
triển, để tạo ra nguồn lực chất lƣợng cao không chỉ cho hiện tại mà còn
định hƣớng sự phát triển cho tƣơng lai của quốc gia đó. Chỉ số HDI
(Human Development Index) về chất lƣợng cuộc sống cũng lấy tỷ lệ ngƣời
biết chữ làm tiêu chí đo lƣờng nhằm đánh giá mức độ phát triển toàn diện
của một quốc gia bên cạnh GPP bình quân và tuổi thọ bình quân đầu ngƣời.
Ở những nƣớc phát triển tỷ lệ trẻ em đến trƣờng đạt 95%, các nƣớc có thu
nhập thấp nhƣ thì tỷ lệ trẻ em học xong trung học cơ sở (THCS) cũng đạt
rất thấp, khoảng 77 %. Ví dụ nhƣ với Malaysia tỷ lệ bỏ học ở trƣờng phổ
thông là 9,3% đối với vùng đô thị và 16,7% ở nông thôn. Trong khi đó có
4,4% học sinh tiểu học và 0,8% học sinh phổ thông chƣa làm chủ đƣợc ba
kỹ năng đọc, viết, làm toán.[8, tr. 8].
Nghiên cứu của UNICEF (2010) chỉ ra rằng “Trong khi tỷ lệ nhập
học ngày càng đƣợc cải thiện thì việc học sinh bỏ học đang là một trong
những vấn đề mà hầu nhƣ tất cả các nƣớc nƣớc đang phát triển phải đối
mặt. Điều này không những có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả của việc
phổ cập hóa giáo dục cấp tiểu học mà còn là một sự lãng phí nguồn lực và
làm tăng số ngƣời mù chữ. Trong các nƣớc đông dân số, tỷ lệ nhập học cao đồng thời tỷ lệ bỏ học ở các nƣớc này cũng cao”[8, tr. 18]. Chính sách giáo
dục liên quan đến chính sách phát triển kinh tế, chính sách dân số của một
quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều phải đƣơng đầu với tình trạng học sinh
bỏ học trong nhiều giai đoạn khác nhau, điều này đã trở thành đề tài cho
nhiều nhà nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp thiết thực cho ngành giáo dục
của quốc gia góp phần thúc đẩy sự bình đẳng ở tất cả mọi lĩnh vực.
Okumu, Ibrahim M., Naka jo, Alex and Isoke, Doren (2008) đã phân
tích các yếu tố kinh tế xã hội dẫn đến quyết định bỏ học ở học sinh tiểu học
tại Uganda. Các nhà nghiên cứu đã thiết lập một mô hình hậu cần để phân
tích các số liệu quốc gia vào năm 2004 và mô hình phân tích này đã phân
tích theo đoàn hệ đối với tuổi của các học sinh nông thôn và thành thị, theo
giới tính. Kết quả phân tích cho thấy các biến số nhƣ giới tính, tổng số tiền
chi trả cho học phí, giới tính của chủ hộ không có ý nghĩa tác động đến tỷ
lệ bỏ học của học sinh tiểu học. Nhƣng các biến số nhƣ quy mô gia đình,
trình độ học vấn của cha mẹ, loại hình hoạt động kinh tế của các thành viên
hộ gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn đã có những tác động quan trọng
đối với cơ hội tiếp tục việc học tập hay tỷ lệ bỏ học của học sinh. Thậm
chí rằng, Robert Balfanz and Nettie Legters (2004) còn chỉ ra rằng có
những vùng, miền có tỷ lệ học sinh bỏ học cao thƣờng là những trƣờng yếu
về năng lực, có nhiều học sinh dân tộc thiểu số và kết quả học tập của
trƣờng thông thƣờng kém ở những môn nhƣ toán, văn…Hơn nữa các
trƣờng này thƣờng là những trƣờng đƣợc đặt ở các vi trí mà cộng đồng
xung quanh đó có tỷ lệ cao về thất nghiệp, tội phạm và có trình độ học vấn
không cao [8, tr.19].
B. Alfred Liu (1976) đề cập đến các nội dung rất thú vị về sự biến
đổi xã hội, sự gia tăng dân số với vấn đề phát triển giáo dục. Theo nghiên
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T nhờ ad tải giúp em tài liệu "công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn làng trẻ em BIRLA Hà Nội" với ạ. Văn hóa, Xã hội 1
D Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn tại Hà Nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định Luận văn Kinh tế 0
D Mô hình công tác xã hội trong bệnh viện từ thực tiễn tại bệnh viên nhi trung ương và bệnh viện nội tiết trung ương Y dược 0
D Công tác xã hội với người khuyết tật vận dụng quản lý ca Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện kon PLông tỉnh kon tum Văn hóa, Xã hội 0
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0
D công tác xã hội nhóm với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm nuôi dương phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh vĩnh phúc Y dược 0
T công tác xã hội với sức khỏe tâm thần Văn hóa, Xã hội 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top