onlyanapple_a10

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI NÓI ĐẦU
Khủng bố đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, ít nhất là từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất. Tuy nhiên, khủng bố với tầm cỡ quốc tế thì phải đến đầu thiên niên kỷ thứ ba này mới xuất hiện. Có thể nói rằng, sự kiện ngày 11-9-2001 đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Đồng thời nó cũng mở ra một kỷ nguyên cho sự hợp tác quốc tế chống khủng bố. Trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động khủng bố có xu hướng gia tăng nhanh với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, phạm vi ảnh hưởng trên nhiều quốc gia gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế chính vì vậy vấn đề hợp tác đấu tranh chống khủng bố đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề chống khủng bố quốc tế,trong phạm vi bài tiểu luận, nhóm em xin đi vào tìm hiểu đề tài “Những vấn đề pháp lí và thực tiễn của hoạt động chống khủng bố quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ với Việt Nam”.
NỘI DUNG CHÍNH
I. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÍ VỀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG KHỦNG BỐ QUỐC TẾ
1. Khái niệm khủng bố quốc tế:
Trên thế giới hiện tồn tại rất nhiều khái niệm khủng bố khác nhau. Dựa vào những tài liệu khủng bố đã được tìm hiểu, trên cơ sở những điểm đồng nhất của các quan điểm ấy thì nhóm cũng xin đưa ra một khái niệm về khủng bố “Khủng bố là hành vi gây thiệt hại (đe dọa gây thiệt hại) nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân và các mục tiêu dân sự khác nhằm gây hoảng loạn trong cộng đồng dân cư để đạt được mục đích chính trị do cá nhân hay tổ chức thực hiện”
Hành vi khủng bố tuy xâm phạm tính mạng, tự do thân thể con người hay xâm phạm tài sản nhưng đó không phải là mục đích phạm tội chính. Mục đích của khủng bố là gây sức ép đối với chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia; giảm tiềm lực quân sự, kinh tế của đối phương; từ đó gây sức ép để đối phương thỏa hiệp; phá hoại thông tin liên lạc nhằm “bịt miệng” đối phương trong vấn đề nào đó; xóa bỏ thủ lĩnh đối lập, thay đổi quyết định của phe quốc gia đối lập, gây mất ổn định chính trị…
Hoạt động chống khủng bố là hoạt động của các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn, trừng trị nghiêm khắc đối với tội phạm khủng bố, tiến tới loại trừ các hành vi khủng bố ra khỏi đời sống quốc tế.
2. Các văn kiện pháp lí quốc tế liên quan đến việc chống khủng bố quốc tế.
Hiện nay, khủng bố quốc tế là một thách thức lớn đối với hòa bình, an ninh quốc tế. Chính vì vậy, hợp tác đấu tranh chống khủng bố đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, của tất cả các quốc gia. Cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để tăng cường hợp tác trong cuộc đấu tranh này là hệ thống các điều ước quốc tế đa phương về chống khủng bố quốc tế được thông qua trong khuôn khổ liên hợp quốc và tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Tính đến năm 2005 đã có các Công ước quy định về chống khủng bố như sau:
-Công ước về các tội phạm và các hành vi khác thực hiện trên tàu bay 1963;
-Công ước Lahaye về trấn áp hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay 1950;
-Công ước về trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hàng không dân dụng 1971;
-Công ước về phòng ngừa và trấn áp các tội chống lại người được hưởng sự bảo hộ quốc tế kể cả viên chức ngoại giao 1973;
-Công ước về chống bắt cóc con tin 1979;
-Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân 1979;
-Công ước về trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hành trình hàng hải 1988;
-Nghị định thư về trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn các công trình cố định trên thềm lục địa 1988;
-Nghị định thư về trấn áp các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế 1988;
-Công ước về đánh dấu vật liệu nổ dẻo nhằm mục đích phát hiện 1991;
Trong giai đoạn gần đây trên cộng đồng quốc tế xuất hiện các Công ước mới:
Công ước 1997 về ngăn ngừa và trưng trị khủng bố quốc tế bằng bm quy định hành vi khủng bố bằng bm là hành vi đặt, để, ném bm hay làm nổ một cách bất hợp pháp và cố ý thiết bị gây nổ hay gây nổ chết người khác tại, vào hay chống lại đại điểm công cộng hay cơ sở hạ tầng nhằm mục đích giết người hay gây thương tích nghiêm trọng cho thân thể… Mỗi quốc gia thành viên có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định thẩm quyền xét xử của mình đối với tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước. Công ước sử dụng nguyên tắc lãnh thổ, nguyên tắc bảo đảm an ninh quốc gia, nguyên tắc quốc tịch chủ động và quốc tịch thụ động để giải quyết thẩm quyền xét xử tội phạm khủng bố bằng bom. Các quốc gia thành viên cam kết ghi nhận các tội phạm khủng bố bằng bm vào danh mục tội phạm bị dẫn độ trong các điều ước quốc tế về dẫn độ sẽ được ký kết giữa các bên hữu quan đồng thời công ước cũng tạo khả năng cho các quốc gia thành viên công nhận tùy ý công ước về chống khủng bố quốc tế bằng bm là cơ sở pháp lí để dẫn độ tội phạm.
Công ước năm 1999 về ngăn ngừa và trừng trị hành vi tài trợ cho khủng bố, theo Điều 2 quy định hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước là các hành vi trực tiếp hay gián tiếp bất hợp pháp và cố ý cung cấp hay huy động nguồn tài chính nhằm mục đích sử dụng hay ý thức được rằng, nguồn tài chính được sử dụng một phần hay toàn bộ nhằm thực hiện bất kì hành vi nào là hành vi tội phạm trong phạm vi điều chỉnh và được định nghĩa trrong các điều ước quốc tế về chống khủng bố quốc tế để giết hại hay làm bị thương bất kì cá nhân nào với ý định hăm dọa hay ép buộc dân chúng phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi cụ thể.
Công ước NEW YORK về trừng trị những hành vi khủng bố bằng hạt nhân 2005…
Bên cạnh các Công ước nêu trên, còn có các nghị quyết về chống khủng bố của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng góp phần quan trọng tạo cơ sở pháp lí quốc tế về chống khủng bố đó là:
Nghị quyết số 1267 ngày 15/10/1999 về vấn đề liên quan tới tình hình Afghanistan.
Nghị quyết 1373 ngày 28/9/2001 về chống tài trợ cho khủng bố, hợp tác giữa các quốc gia.
Nghị quyết số 1390 ngày 16/1/2002 về các biện pháp chống Osama Binladen, Al-Qaeda, Taliban;
Nghị quyết 1566 năm 2004 đã thành lập nhóm làm việc để xem xét, khuyến nghị lên Hội đồng bảo an các biện pháp thực tế áp đặt đối với các cá nhân, nhóm thực thể liên quan đến các hoạt động khủng bố.
Các văn bản pháp lý trên đều thống nhất về nội dung sau:
- Lên án mạnh mẽ các hoạt động khủng bố quốc tế, coi khủng bố quốc tế, bất kể được tiến hành ở đâu và do ai tiến hành, đều đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế; đều là tội phạm và phải bị nghiêm trị; Khẳng định sự cần thiết phải đấu tranh chống lại các hành vi khủng bố quốc tế dưới mọi hình thức.
- Quy định các quốc gia thành viện cần tiến hành các biện pháp đấu tranh chống khủng bố quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.
- Nêu rõ những nghĩa vụ của các quốc gia thành viên cần hợp tác với nhau để ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm khủng bố quốc tế thông qua các biện pháp thích hợp, bao gồm hợp tác song phương, khu vực và hợp tác toàn cầu.
- Nghiêm cấm việc khuyến khích, dung túng và tài trợ cho khủng bố quốc tế.
- Yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa, xét xử và trừng trị các loại tội phạm khủng bố quốc tế theo thủ tục và trình tự đã được quy định trong từng điều ước cụ thể.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG KHỦNG BỐ QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1. Tình hình chống khủng bố quốc tế trong giai đoạn hiện nay

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

minhtuanph

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Những vấn đề pháp lí và thực tiễn của hoạt động chống khủng bố quốc tế trong giai đoạn hiện nay, liên hệ với Việt Nam

:clapping: :clapping: :duel: :duel: :blackeye: :write:
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top