Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
Chương I. Khái niệm chung 2
Chương II. Các phương pháp điều chỉnh điện áp 4
Chương III. Các thiết bị điều chỉnh điện áp 6
1. Đầu phân áp của máy biến áp 6
2. Máy biến áp điều áp dưới tải 7
3.Máy biến áp bổ trợ và máy biến áp điều chỉnh đường dây 7
4.Máy bù đồng bộ 8
Chư ơng IV. Các loại điều chỉnh điện áp 9
1. Điều chỉnh điện áp bằng tay và tự động 9
2. Cân bằng công suất phản kháng và điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện 10
3. Bù công suất phản kháng trong hệ thống điện 10
4. Điều chỉnh điện áp đối ứng 11
5. Điều chỉnh điện áp bằng cách đặt thiêt bị bù ngang 13
6. Điều chỉnh điện áp bằng cách đặt thiêt bị bù dọc 15
7. Điều chỉnh điện áp ở nhà máy điện 21
8. Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi đầu phân áp 22
9. Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi tổng trở đầu dây 24
10. Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi dòng công suất phản kháng 26
Chương V . Xác định tổn thất điện áp cho phép trong mạng điện phân phối 27
Chương VI . So sánh các biện pháp điều chỉnh điện áp 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước. Các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, đô thị được xây dựng ngày càng nhiều. Cho nên nhu cầu sử dung điện năng là rất lớn khi đó chất lượng điện năng ngày càng được chú ý hơn. Do đó công tác điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện là công việc hết sức quan trọng và cần thiết cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khu vực cũng như của Đất nước.
Do đó việc nghiên cứu, thực hiện đề tài điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện là một cơ hội để chúng em hiểu biết thêm về công tác điều chỉnh điện áp lưới điện để trang bị thêm những kiến thức phục vụ cho công tác sau này của chúng em.
Chương I. GIỚI THIỆU CHUNG
Duy trì điện áp bình thường là một trong những biện pháp cơ bản để đảm bảo chất lượng điện năng của hệ thống điện. Điện áp giảm thấp quá mức có thể gây nên độ trượt quá lớn ở các động cơ không đồng bộ, dẫn đến quá tải về công suất phản kháng ở các nguồn điện. Điện áp giảm thấp cũng làm giảm hiệu quả phát sáng của các đèn chiếu sáng, làm giảm khả năng truyền tải của đường dây và ảnh hưởng đến độ ổn định của các máy phát làm việc song song. Điện áp tăng cao có thể làm già cỗi cách điện của thiết bị điện và thậm chí có thể đánh thủng cách điện làm hư hỏng thiết bị. Điện áp tăng cao sẽ làm giảm tuổi thọ của các đèn.
Điện áp tại các điểm nút trong hệ thống điện được duy trì ở một giá trị định trước nhờ có những cách vận hành hợp lí, chẳng hạn như tận dụng công suất phản kháng của các máy phát hay máy bù đồng bộ, ngăn ngừa quá tải tại các phần tử trong hệ thống điện, tăng và giảm tải hợp lí của những đường dây truyền tải, chọn tỷ số biến đổi thích hợp ở các máy biến áp,…
Điện áp cũng có thể được duy trì nhờ các thiết bị tự động điều chỉnh kích từ (TĐK) của các máy phát điện và máy bù đồng bộ, các thiết bị tự động thay đổi tỷ số biến đổi của máy biến áp, các thiết bị tự động thay đổi dung lượng của các tụ bù tĩnh,...
Nếu điện áp đặt và phụ tải không hoàn toàn đúng với điện áp định mức do phụ tải yêu cầu thì ít hay nhiều tình trạng làm việc của phụ tải cũng trở nên không tốt. Nói cách khác, độ lệch điện áp càng lớn thì chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của thiết bị dùng điện càng thấp.
Theo định nghĩa độ lệch điện áp bằng:
(V)
Độ lệch điện áp tính theo phần trăm so với điện áp định mức bằng:
Trong đó:
U: điện áp thực tế đặt vào phụ tải (V)
Uđm: điện áp định mức của mạng điện (V)
Độ lệch điện áp sinh ra ở nơi tiêu thụ điện là do:
Nguyên nhân phát sinh là ở bản thân các hộ dùng điện, phụ tải của hệ thống dùng điện luôn luôn thay đổi làm cho sự phân bố công suất trong mạng điện cũng thay đổi theo.
Độ lệch điện áp cao nhất thường xuất hiện trong lúc sự cố dây đứt hay máy phát lớn nhất của nhà máy bị hỏng phải ngừng hoạt động.
Do sự thay đổi tình trạng làm việc của hệ thống điện chẳng hạn như việc thay đổi cách vận hành của nhà máy điện hay sự thay đổi nào đó trong sơ đồ mạng điện cũng làm cho sự phân bố công suất trong mạng điện thay đổi theo làm ảnh hưởng đến tổn thất điện áp, tạo nên các độ lệch về điện áp khác nhau ở các nơi dùng điện.
Trên thực tế không thể nào giữ được điện áp ở phụ tải luôn luôn đúng bằng định mức, nhưng nếu giữ được độ lệch điện áp tương đối nhỏ thì các phụ tải vẫn giữ được chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật tốt.
Chương II. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP
Các phương pháp điều chỉnh điện áp
Để điều chỉnh điện áp ta có thể sử dụng các phương pháp sau đây:
Điều chỉnh điện áp máy phát điện bằng điều chỉnh dòng điện kích từ máy phát.
Điều chỉnh điện áp đầu ra của máy biến áp tăng áp và của máy biến áp giảm áp bằng cách đặt đầu phân áp cố định hay điều áp dưới tải.
Điều chỉnh điện áp trên đường dây tải điện bằng máy biến áp điều chỉnh và máy biến áp bổ trợ.
Đặt các thiết bị bù ngang có điều chỉnh để thay đổi tổn thất điện áp trên đường dây, có thể dùng bộ tụ điện, máy bù đồng bộ hay động cơ điện đồng bộ có điều chỉnh kích từ.
Đặt thiết bị bù dọc trên đường dây để thay đổi điện kháng đường dây nhằm thay đổi tổn thất điện áp.
Về địa điểm thực hiện điều chỉnh điện áp, có thể ở nhà máy điện, trên mạng điện khu vực và ở mạng điện địa phương hay đặt ngay tại thiết bị dùng điện.
Theo bản chất vật lý chỉ có hai phương pháp điều chỉnh điện áp, hay tăng thêm nguồn công suất phản kháng (phương pháp 1 và 4) hay phân bố lại công suất phản kháng trong mạng điện (các phương pháp còn lại), phương pháp sau chỉ có hiệu quả khi hệ thống điện có đủ công suất phản kháng. Khi hệ thống điện thiếu công suất phản kháng, phương pháp duy nhất để điều chỉnh điện áp là tăng thêm các nguồn công suất phản kháng.
Để có thể điều chỉnh tốt điện áp, quá trình điều chỉnh được chia theo thời gian thành ba giai đoạn, mà hệ thống điều chỉnh điện áp của Điện lực Pháp thực hiện có hiệu quả là: điều chỉnh sơ cấp, điều chỉnh thứ cấp và điều chỉnh cấp ba.
Điều chỉnh sơ cấp
Điều chỉnh sơ cấp là quá trình đáp ứng nhanh và tức thời các biến đổi nhanh và ngẫu nhiên của các thiết bị điều chỉnh điện áp máy phát và các máy bù tĩnh. Điều chỉnh sơ cấp thực hiện tự động trong thời gian vài chục phần trăm giây. Điều chỉnh sơ cấp nhằm mục đích giữ điện áp lưới điện ở mức an toàn, tránh nguy cơ suy áp trong điều kiện vận hành bình thường và nhất là khi sự cố.
Điều chỉnh thứ cấp
Điều chỉnh thứ cấp để đối phó với các biến đổi chậm của điện áp. Điều chỉnh thứ cấp hiệu chỉnh lại các giá trị điện áp chỉnh định của các thiết bị điều chỉnh sơ cấp trong miền nó phụ trách và điều chỉnh các tụ bù, các kháng điện và các máy biến áp điều áp dưới tải trong từng miền. Quá trình này kết thúc trong vòng 3 phút.
Điều chỉnh cấp 3
Điều chỉnh cấp 3 để điều hòa mức điện áp giữa các miền điều chỉnh thứ cấp, với mục đích tối ưu hóa mức điện áp của hệ thống điện theo tiêu chuẩn kinh tế và an toàn. Quá trình này có thể thực hiện bằng tay hay tự động. Thực hiện nhiệm vụ này do hệ thống điều độ trung tâm thục hiện.
Chương III. CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP
Việc điều chỉnh điện áp trong phạm vi cho phép là vấn đề phức tạp vì hệ thống liên kết nhiều nguồn với nhiều phụ tải ở mọi cấp bậc của hệ thống điện. Kết quả là giữ điện áp chỉ ở một điểm của hệ thống là chưa đủ mà trái lại phải giữ ở nhiều điểm ở mọi cấp bậc theo chiều ngang cũng như chiều dọc của hệ thống.
Nói cách khác, vấn đề điều chỉnh điện áp là xuyên suốt toàn bộ hệ thống và đòi hỏi một số lượng lớn các thiết bị đặt trong hệ thống để phục vụ cho hệ thống này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Link download day nhe

[ Post bai thong qua Mobile ]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Nâng Cao Chất Lượng Cho Thiết Bị Điều Chỉnh Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối Luận văn Kinh tế 0
D truyền động điện điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha bằng biến tần Khoa học kỹ thuật 0
Y Xây dựng hệ thống truyền động điện điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng điện áp Kiến trúc, xây dựng 2
T Xây dựng mô hình hệ thống điều khiển điều chỉnh tốc độ động cơ dị bộ dây quấn bằng đưa điện trở Công nghệ thông tin 0
D Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ Rôtô dây quấn bằng phương pháp điện trở xung ở mạch Roto Khoa học kỹ thuật 0
H Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển dùng cho mạ điện Luận văn Kinh tế 4
H Momen từ dị thường của electron và phương pháp điều chỉnh thứ nguyên trong điện động lực học lượng t Khoa học Tự nhiên 0
H Nghiên cứu các phương pháp điều chỉnh điện áp trong lưới phân phối điện áp dụng cải thiện chất lượng Tài liệu chưa phân loại 0
C Điều chỉnh mức nước bao hơi nhà máy nhiệt điện Phả Lại Tài liệu chưa phân loại 0
D Thiết kế, chế tạo mạch điều chỉnh tốc độ và đảo chiều động cơ điện một chiều Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top