Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
CTR đô thị là một mối quan tâm ngày càng tăng tại bất kỳ đô thị nào trên
thế giới, là một trong những yếu tố chính góp phần đáng kể vào sự tăng của biến đổi
khí hậu và sự nóng lên toàn cầu. Đặc biệt, việc thu gom và xử lý CTR ở quốc gia
đang phát triển thực sự là vấn đề cấp bách. Việt Nam đang trong quá trình đô thị
hóa và công nghiệp hóa, dẫn đến việc gia tăng các loại chất thải và nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường cho các đô thị. Do đó, việc quản lý, thu gom, vận chuyển và xử
lý CTR sinh hoạt đô thị là yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển bền vững của môi
trường và cảnh quan, góp phần cải thiện chất lượng của cuộc sống và tuổi thọ của
con người.
Quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính - chính trị
quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc
hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Ba Đình có trụ sở nhiều
tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội quan trọng của
Nhà nước, quốc tế và khu vực. Qua bao năm tháng, Đảng bộ và nhân dân Ba Đình
luôn giữ vững, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy để xây dựng thủ đô Hà
Nội công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong những năm gần đây, quận Ba Đình có bước phát triển rất mạnh mẽ
trên nhiều lĩnh vực. Vấn đề này sẽ tạo ra một áp lực lớn lên công tác quản lý môi
trường trên địa bàn quận. Thu gom và vận chuyển rác thường liên quan đến các vấn
đề quản lý phức tạp, cụ thể liên quan đến các vấn đề quan trọng chi phí, sức khỏe và
môi trường. Nâng cao chất lượng và kết quả trong QLCTR, đặc biệt ở đô thị, được
quan tâm của mọi người (chính quyền địa phương cũng như chính phủ) ở khía cạnh
vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, vấn đề hiện này là phải làm như
thế nào để cải thiện công tác quản lý và thu gom rác thải trong tương lai mà vấn phù
hợp với định hướng phát triển kinh tế của quận Ba Đình và của thành phố Hà Nội
nói chung.
Lượng rác thải trung bình ở các đô thị ngày càng tăng, trung bình khoảng 0,7
kg/người/ngày Việt nam và ở Thành phố Hà Nội 0,9 kg/người/ngày. Bên cạnh đó,
chi phí thu gom rác thải chiếm 80-90% tổng chi phí quản lý chất thải rắn đô thị ở
các nước thu nhập thấp, 50-80% ở các nước thu nhập trung bình [50].
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Quận Ba Đình, hoạt động của
con người đã tác động đến môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của
nhân dân, gây bệnh tật cho con người, làm mất mỹ quan đô thị. Trong đó, thực trạng
việc đổ rác thải sinh hoạt bừa bãi, không đúng nơi quy định, việc quản lý các điểm
tập kết rác còn nhiều bất cập. Mật độ dân cư cao, lượng rác thải phát sinh trong
ngày rất lớn đòi hỏi phải có biện pháp kịp thời quản lý và xử lý tránh để hậu quả
môi trường nghiêm trọng sau này. Với vị trí quan trọng của mình, Ba Đình cần
có một quy hoạch hạ tầng kỹ thuật môi trường các điểm tập kết thu gom rác thải
sinh hoạt, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Để giải quyết mối lo chung của xã hội này, hệ thông tin địa lý (GIS) là một công cụ
hỗ trợ rất hiệu quả, đã được ứng dụng thành công trong công việc quản lý rác thải ở
nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Tây Ban nha, Hi Lạp. GIS cung cấp khả năng tích
hợp các lớp thông tin, khả năng phân tích đa chỉ tiêu, đặc biệt hữu ích khi tích hợp
các bài toán phân tích không gian phải thực hiện hằng ngày với nhiều thông số thay
đổi. Trên cơ sở dữ liệu đầu vào gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, GIS
hỗ trợ mô hình phân tích mạng lưới đường phố nhằm tìm ra tuyến tối trong thu gom
và vận chuyển rác.
Do đó, việc Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch các điểm tập kết thu gom
rác thải sinh hoạt Quận Ba Đình, Hà Nội là rất cần thiết trong thời kỳ hiện nay, vì
một thủ đô văn minh, hiện đại, Xanh – Sạch – Đẹp.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Một số công trình, bài báo, tập chí, luận văn đã tham khảo về nghiên cứu quy
hoạch quản lý CTR đô thị. Đây là những công trình khoa học, luận văn đã được
công bố, góp phần tạo cái nhìn tổng thể và chuyên sâu hơn về đề tài luận văn đang
quan tâm, nghiên cứu.
- Luận văn thạc sĩ của Hoàng Văn Lượng: ―Giải pháp thu gom và xử lý chất
thải rắn trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình‖ – Hà Nội – 2011. Luận văn
đánh giá thực trạng CTR phát sinh, thu gom và xử lý CTR trên địa bàn huyện; phân
tích các yếu tố ảnh hướng đến quá trình thu gom và xử lý CTR; đề xuất giải pháp cụ
thể thu gom CTR: thu gom, vận chuyển, tiêu hủy, xử lý CTR, quy mô bãi chôn lấp,
giải pháp đầu tư, nâng cao ý thức người dân, phân loại xử lý tại nguồn.
- Luận văn thạc sĩ của Trịnh Thị Mai: ―Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện
Thanh Oai đến năm 2020‖ – Hà Nội – 2012. Luận văn nghiên cứu tổng quan về quy
hoạch môi trường. Qua đó, xây dựng quy trình quy hoạch môi trường cho huyện
Thanh Oai. Đánh giá hiện trạng môi trường (bao gồm CTR sinh hoạt), dự báo các
tác động và diễn biến môi trường gây ra bởi hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội huyện Thanh Oai đến năm 2020. Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, các
chương trình, dự án ưu tiên cùng các giải pháp thích hợp để xây dựng chương trình
hành động nhằm thực hiện quy hoạch môi trường huyện đến năm 2020 phù hợp với
chiến lược bảo vệ môi trường.
- Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Vân Anh: ―Hiện trạng và định hướng quy
hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020‖ – Thái Nguyên – 2012. Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là thành
phố trẻ đang quá trình đô thị hóa mạnh, do đó lượng rác thải phát sinh là khá lớn tạo
nguy cơ và áp lực lớn cho thành phố. Xuất phát từ thực tế nói trên, luận văn đã đánh
giá thực trạng công tác thu gom, xác định quy mô các điểm thu gom, trung chuyển,
xử lý CTR; từ đó xây dựng kế hoạch và nguồn nhân lực trong công tác quy hoạch
quản lý CTR trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Luận văn đã vận dụng kiến thức đã
học vào thực tế, nâng cao sự hiểu biết về công tác quy hoạch và quản lý CTR, góp
phần giải quyết phần nào vấn đề ô nhiễm CTR, nâng cao chất lượng sống cộng
đồng trong khu dân cư trên địa bàn thành phố.
- Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hương: ―Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất
các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh
Thái Nguyên‖ – Hà Nội – 2012. Luận văn đánh giá hiện trạng CTRSH và dự báo

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

minhthu

New Member
:clapping: :clapping: link chết rồi hay sao mà k tải được add ơi :clapping:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Ebook Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Văn hóa, Xã hội 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Huy Thịnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710 Công nghệ thông tin 0
D nghiên cứu vấn đề học ngoại ngữ của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp kiểm soát mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho Khoa học Tự nhiên 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top