cartoonphuc2

New Member
Link tải miễn phí Luận văn:Đặc trưng cách tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chương trình đào tạo thí điểm)

Miêu tả:Nghiên cứu cách tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ, đồng thời làm sáng tỏ những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tuyển sinh ở Hoa Kỳ và từ đó đưa ra được những gợi ý xác đáng để xây dựng cách tuyển sinh hợp lý cho giáo dục đại học nói chung và cho các trường đại học và cao đẳng nói riêng. Đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả cách tuyển sinh đại học và sau đại học tại Việt Nam.
Luận văn ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) -- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đại học của Hoa Kỳ luôn được đánh giá cao bởi sự hợp lý và
khả năng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt cho xã hội. Một
trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công của nền giáo dục Hoa
Kỳ là chiến lược và cách tuyển sinh hợp lý đã giúp các trường đại
học, cao đẳng có thể tuyển chọn được những sinh viên ưu tú có thể tiếp nhận
được những kiến thức và kỹ năng được giáo dục và đào tạo ở bậc đại học.
Hoa Kỳ có nền giáo dục đại học với sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với
mọi quốc gia khác trên thế giới không phải chỉ những quốc gia đang phát
triển mà cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Anh,
Pháp, Đức,… Nhiều người trên thế giới muốn theo đuổi việc học tập và
nghiên cứu ở Hoa Kỳ không chỉ bởi chất lượng cao của nền giáo dục mà còn
bởi chính quá trình phi tập trung hoá trong tuyển sinh của các trường đại học
và cao đẳng. Mỗi trường đại học, cao đẳng có những chiến lược và tiêu chuẩn
tuyển chọn khác nhau trong tuyển sinh, nhưng tuyệt đại đa số đều dựa trên kỳ
thi chuẩn gọi là SAT (Scholastic Aptitude Test) hay ACT (American College
Test). Các kỳ thi này do Hội đồng Đại học (College Board), một cơ quan độc
lập với mọi trường đại học, cao đẳng tổ chức nhiều lần trong năm cho bất kỳ
thí sinh nào muốn dự thi. Thông thường học sinh tại Hoa Kỳ đăng ký các kỳ
thi SAT hay ACT vào giữa năm hay cuối năm của bậc trung học. Điểm
khác biệt giữa đề thi SAT hay ACT và đề thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam
là đề thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam nhằm kiểm tra khối lượng kiến thức
mà thí sinh đã tích lũy được trong suốt quá trình học tập ở bậc trung học phổ
thông, trong khi đề thi SAT hay ACT lại nhằm kiểm tra khả năng tiếp nhận
kiến thức hay khả năng suy luận hợp lý và logic của các thí sinh. Mặt khác đề
thi SAT hay ACT là các đề thi tiêu chuẩn hoá đã được thiết kế rất chuyên
nghiệp để trở thành thước đo đáng tin cậy bằng cách tính điểm âm, đó là hình
thức loại trừ khả năng đoán mò của thí sinh.
Ngoài điểm thi SAT hay ACT, các trường đại học cao đẳng Hoa Kỳ
còn yêu cầu thí sinh viết một, hai bài tự luận về một chủ đề cho trước hay nộp
một hay vài thư giới thiệu của thầy cô giáo; có những trường còn yêu cầu cả
thư giới thiệu của thầy Hiệu trưởng hay bạn đồng học. Sau khi xét vòng sơ
tuyển dựa vào bảng điểm, bài viết và thư giới thiệu, nhiều trường, đặc biệt là
những trường danh tiếng còn phỏng vấn trực tiếp từng thí sinh. Mục đích của
những bài viết, thư giới thiệu và phỏng vấn là giúp nhà trường hình dung
được một cách đầy đủ nhất về những phẩm chất và năng lực tinh thần của
từng thí sinh, qua đó có thể đánh giá được liệu thí sinh đó có phù hợp với tôn
chỉ, mục đích và phương pháp đào tạo của trường hay không, liệu thí sinh đó
có thể tận dụng được tất cả những cơ hội giáo dục của nhà trường để phát huy
năng lực của mình theo mục tiêu của nhà trường hay không.
Ở Việt Nam cho đến nay, sau nhiều thay đổi và cải cách không năm
nào giống năm nào, các trường đại học và cao đẳng Việt Nam vẫn tuyển sinh
dựa trên một cách duy nhất, đó là thi tuyển. Chưa nói đến thủ tục
rườm rà, chỉ cần nói đến nội dung thì cách thi tuyển đại học ở Việt Nam thực
sự là một sức ép lớn lao đối với rất nhiều thí sinh, bởi vì phần lớn dựa trên
những kiến thức vượt xa chương trình giáo dục phổ thông, khiến những học
sinh không có điều kiện học thêm tại các trung tâm hay tự học thêm qua tài
liệu tham khảo thì khó có cơ may thi đậu. Chính vì vậy, công tác tuyển sinh
vẫn là một khâu quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học, thể hiện ở 3 mặt
cụ thể. Thứ nhất, các kỳ thi tuyển sinh đại học của Việt Nam được đánh giá là
mới chỉ kiểm tra được phần kiến thức tích luỹ được của thí sinh mà chưa đánh
giá được khả năng học tập và tiềm năng của thí sinh. Tuy nhiên trong thực tế,
công tác đánh giá và bồi dưỡng năng lực học tập và tự học tập của người học
là quan trọng hơn rất nhiều so với việc kiểm tra kiến thức của người học. Thứ
hai, việc tổ chức thi tuyển sinh tập trung theo các đợt: 1 đợt/năm đối với hệ
đại học và 2 đợt/năm đối với hệ sau đại học, vừa gây sức ép thi cử lên thí
sinh, vừa gây tốn kém kinh phí cho trường tổ chức thi và cho cả xã hội. Thứ
ba, do khâu thi cử chỉ tập trung vào đánh giá kiến thức của một số môn nhất
định nên quá trình đào tạo ở các cấp học dưới có xu hướng tập trung vào các
môn thi cử, học lệch hay học tủ, vì vậy mục tiêu phát triển toàn diện thường
không đạt được. Các hoạt động khác như dạy thêm, học thêm, luyện thi theo
đó rất phát triển nhằm đào luyện khả năng nhớ bài của học sinh và sinh viên.
Đây là một vấn đề gây rất nhiều bức xúc cho xã hội và các cơ quan quản lý.
Đầu vào tuyển sinh thì như thế, vậy đầu ra thì như thế nào? Mỗi năm ở
Việt Nam có hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng trong số
sinh viên tốt nghiệp đó, có bao nhiêu người có đủ năng lực làm việc theo
đúng ngành nghề được đào tạo? Chưa nói đến là đạt đủ yêu cầu về năng lực
chuyên môn và về ngoại ngữ. Chỉ có thay đổi cách thi tuyển một cách
toàn diện, đánh giá đúng năng lực của thí sinh mới khắc phục được các vấn
đề trên. Vì thế, yêu cầu đổi mới cách tuyển sinh cũ theo hướng tiên
tiến, hiện đại là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại
học và sau đại học, đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao
của Việt Nam hiện nay. Điều đó có nghĩa là cần xem lại cách tuyển sinh đại
học của Việt Nam trong tương quan so sánh với giáo dục đại học của các
quốc gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ.
Xuất phát từ những lý do trên, tui đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận
văn là “Đặc trưng cách tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ”
với mong muốn tạo nên những gợi ý về việc xây dựng cách tuyển sinh
đại học và sau đại học hợp lý hơn cho nền giáo dục đại học Việt Nam.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

doQuangTuan336

New Member
Re: Đặc trưng cách tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chương trình đào tạo thí điểm)

cho mình xin link nhé mod. Cám ơn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phương pháp tiếp cận tác phẩm thơ tự do trong nhà trường thpt từ góc độ đặc trưng thể loại Luận văn Sư phạm 0
D đặc trưng phương ngữ nam Văn hóa, Xã hội 0
B Tìm hiểu phương pháp phân tích các thành phần chính, ứng dụng trích chọn các đặc trưng cho bài toán Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu phương pháp trích và sắp xếp các đặc trưng thể hiện quan điểm Công nghệ thông tin 0
H Vài nét về đặc trưng của con người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng Luận văn Kinh tế 0
D Khai thác dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật Công nghệ thông tin 4
D Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật Công nghệ thông tin 3
R Chuỗi đặc trưng và ứng dụng trong tìm kiếm dữ liệu đa phương tiện Luận văn Sư phạm 0
N ghiên cứu các phương pháp trích chọn các thuộc tính đặc trưng để phát triển thuật toán hiệu quả nhằm Luận văn Sư phạm 0
A Màng bán dẫn ZnO, PbS chế tạo bằng phương pháp Sol - Gen và tráng gương cùng với các đặc trưng của n Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top