maiko_wen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Khái quát lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phát triển bền vững khu vực dịch vụ, từ đó hình thành khung nội dung nghiên cứu cho đề tài. Nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực dịch vụ, chỉ ra những mặt thành công và hạn chế trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực dịch vụ. Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đáp ứng nhu cầu vốn và phát triển bền vững khu vực dịch vụ Việt Nam

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thực tiễn quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã
chứng minh sự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, cũng như sự thành công của công cuộc đổi
mới, cải thiện quan hệ đối ngoại, mở ra nhiều triển vọng hợp tác đa phương, củng cố vị
trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ chỗ giữ vai trò không đáng kể trong nền kinh
tế Việt Nam (tỉ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP năm 1992 mới chỉ là 2%), đến
nay, các doanh nghiệp FDI đã trở thành khu vực kinh tế quan trọng, phát triển năng
động và đóng góp gần 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Với nguồn vốn đầu tư đến từ 95
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn mà còn
mang đến Việt Nam công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo
thêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, qua đó góp phần khai thác tốt hơn các nguồn
lực trong nước, thúc đẩy tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Từ thực tế trên, đề tài đã tiến hành nghiên cứu thực trạng FDI ở Việt Nam, tìm
ra nguyên nhân vấn đề, tổng hợp kinh nghiệm thu hút FDI của các nước đi trước và từ
đó đề xuất những biện pháp nhằm thu hút FDI một cách có hiệu quả.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch
vụ. Hơn một phần ba tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ: Du lịch,
Giao thông - vận tải, Bưu chính - Viễn thông…Lĩnh vực dịch vụ đem lại hiệu quả vô
cùng to lớn cho xã hội ở nhiều nước trên thế giới và khu vực. Hàng năm, khu vực dịch
vụ đóng góp gần 40% GDP của quốc gia và chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất nhập
khẩu. Đến nay, có khoảng 15 triệu lao động (chiếm 30%) làm việc trong lĩnh vực dịch
vụ. Năm 2011, thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực dịch vụ cũng đạt 86,18tỷ Đôla
Mỹ (USD)/197,92tỷ USD, chiếm 43,54% tổng số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào Việt Nam.
Mục tiêu của chiến lược phát triển dịch vụ trong tương lai là dịch vụ cơ bản trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đa dạng, có thương
hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi
trường… đưa Việt Nam trở thành điểm đến đẳng cấp trong khu vực. Đây sẽ là một
trong những tiền đề góp phần để kinh tế nước ta phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Muốn vậy, việc thu hút đầu tư FDI cho sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ là một
yêu cầu cấp thiết. Nhưng việc cạnh tranh thu hút bằng mọi giá đã dẫn đến tình trạng
dòng vốn FDI chảy vào một cách ồ ạt, không có kiểm soát, thì không những không làm
cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực dịch vụ nói riêng phát triển mà còn gây thiệt hại
lớn như: đầu tư không đồng bộ, chỉ tập trung vào một số lĩnh vực dịch vụ truyền thống
nhất định đã làm cho cơ cấu khu vực dịch vụ mất cân đối, gia tăng khoảng cách giàu
cùng kiệt giữa các vùng làm bất ổn nền kinh tế vĩ mô, đầu tư dịch vụ đang tăng mạnh song
hiệu quả còn chưa cao, hay việc sử dụng công nghệ lạc hậu cùng với việcquản lý môi
trường yếu kém và xử lý chất thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường trầm
trọng … và rất nhiều hệ lụy khác xung quanh vấn đề này đang là nỗi lo của các ban
ngành trung ương và địa phương hiện nay. Do đó, thu hút dòng vốn FDI nhằm phát
triển khu vực dịch vụ một cách bền vững thực sự cần thiết đối với các nước đang phát
triển.
Trong bối cảnh đó, các vấn đề đang đặt ra là:
Tại sao cần gắn thu hút FDI với phát triển bền vững lĩnh vực dịch vụ? FDI
tronglĩnh vực dịch vụ của Việt Nam trong thời gian qua đã gắn với phát triển bền vững
lĩnh vực dịch vụ hay chưa? Việt Nam cần có chính sách như thế nào để thu hút
FDI gắn vớiphát triển bền vững lĩnh vực dịch vụ?
Và Đề tài “Thu hút FDIcho phát triển bền vững các ngành dịch vụ Việt
Nam”chính là nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu.
Về vấn đề thu hút FDI cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam, cho
đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu nói chung
1) Đề tài “Luận cứ khoa học cho phát triển lĩnh vực dịch vụ Việt Nam đến
năm 2020” Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.01.18/06-10do PGS.TS.
Nguyễn Hồng Sơn làm chủ nhiệm, đã khẳng định FDI vào các lĩnh vực dịch vụ
trong những năm gần đây đã tăng nhanh và vượt quá FDI vào các ngành chế tạo.
Trong giai đoạn 1990 – 2002, FDI toàn cầu vào lĩnh vực dịch vụ đã tăng hơn bốn
lần còn vào ngành chế tạo chỉ tăng gần ba lần. Mặc dù, Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ
đang tăng mạnh song hiệu quả còn chưa cao.
2) Trong bài “Thu hút FDI “sạch” cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt
Nam” của PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Phương Hồng Hạnh, Bùi Anh
Chính, Viện Nghiên cứu phát triển, TP. Hồ Chí Minh, đã khẳng định FDI “sạch”
cần thiết phải hướng đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, cụ thể phải đáp
ứng các yêu cầu vềlợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, bảo vệ môi trường, xử lý, khắc
phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và
chặt phá rừng; khai thác tài nguyên bừa bãi. Theo các tác giả một dự án FDI bền
vững được đánh giá đồng thời trên các khía cạnh sau: Nguồn vốn đầu tư phải là đầu
tư kinh doanh và không nhằm mục đích trục lợi nào khác. Đem lại lợi ích kinh tế và
lợi ích xã hội cho cả bên đầu tư và bên nhận đầu tư; Có chính sách phát triển lâu dài
và thân thiện với môi trường sinh thái.
3) Bài nghiên cứu “FDI và phát triển bền vững” của GS.TS. Nguyễn Mại thì
cho rằng Chiến lược mới về FDI cần hình thành theo bốn định hướng lớn: 1) chất
lượng và hiệu quả cao; 2) phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon; 3)
có sự cam kết về chuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, từng dự án; 4)
lao động có kỹ năng cao. Chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI cần được xem
xét dưới giác độ phù hợp với mục tiêu của Chiến lược kinh tế –xã hội của cả nước,
của từng ngành, vùng lãnh thổ và địa phương, phải được các cơ quan có thẩm quyền
cấp phép coi là tiêu chí hàng đầu khi thẩm định dự án đầu tư.
4) Đánh giá về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua,
bài viết “Một số giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài đến năm
2020”của Th.S Nguyễn Đăng Bình – Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Bộ Kế hoạch và
Đầu tư được in trên tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hộiđã phân tích dòng
vốn FDI vào Việt nam trong thời gian qua và khẳng định rằng, dòng vốn FDI đã có
những đóng góp nhất định vào tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy
nhiên, Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) cũng có những mặt hạn chế như vốn ĐTNN tăng
thấp trong thời gian gần đây và phục hồi chậm sau khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế thế giới; đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng nghèo, vùng sâu, vùng
xa, vùng khó khăn, đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, điện, nước, tài chính, tín
dụng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng,...
chiếm tỷ lệ còn thấp và chậm được cải thiện; nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
có tỷ lệ nhập khẩu cao, nhưng không chú trọng sản xuất mà chỉ tập trung vào gia
công, lắp ráp và khai thác thị trường nội địa là chủ yếu, làm ảnh hưởng đến cán cân
thương mại. Có những doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp luật của
Việt Nam để thực hiện hành vi chuyển giá, kê khai lỗ hay lợi nhuận thấp, nên đóng
góp rất hạn chế đối với nguồn ngân sách nhà nước của Việt Nam. Có những dự án
ĐTNN sử dụng công nghệ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi
trường,... Những vấn đề nêu trên đều có những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến
đời sống dân cư cũng như xóa đói giảm cùng kiệt tại Việt Nam.
5) Đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành du lịch Việt
Nam” Luận văn Thạc sỹ Kinh tế của Nguyễn Thanh Thủy, cũng đã làm rõ thực
trạng là trong thời gian qua, FDI đã thổi một nguồn sinh lực mới vào ngành du lịch
Việt Nam. Thông qua chuyển giao công nghệ và đào tạo, FDI đã góp phần làm
phong phú cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động,
tăng thu ngoại tệ và đóng góp vào ngân sách Nhà nước... Các khách sạn, trung tâm
thương mại, tổ hợp văn phòng căn hộ to lớn, lộng lẫy đã thực sự mang lại bộ mặt
mới cho các thành phố trên cả nước, sánh vai cùng các thành phố hiện đại trên thế
giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực kể trên thì FDI vào ngành du lịch còn
nhiều hạn chế, lượng vốn đầu tư có xu hướng giảm, cơ cấu đầu tư mất hợp lý, hiệu
quả các dự án đầu tư chưa cao nhiều dự án phải rút giấp phép đầu tư hay tạm
ngừng triển khai hoạt động.
6) Đề tài“Giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành bưu chính – viễn
thông giai đoạn 2011 – 2015”, Luận văn Thạc sỹ của Trần Kiều Minh đã phân tích
khá sâu sắc về thực trạng thu hút FDI trong ngành viễn thông và khẳng định đầu tư
trực tiếp nước ngoài đã góp phần nâng cao năng lực thông tin và chất lượng thông
tin, phục vụ kịp thời quá trình chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường,
góp phần thực hiện thành công chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Tuy
nhiên, trong quá trình thu hút và triển khai FDI đã bộc lộ những điểm hạn chế, tác
động tiêu cực đến hướng phát triển bền vững của ngành viễn thông Việt Nam.
Tóm lại: do yêu cầu và mục đích khác nhau nên mặc dù đã có tương đối
nhiều đề tài nghiên cứu, đánh giá về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung và
đầu tư nước ngoài trong một số ngành nói riêng,một số bài viết đã đi sâu vào nghiên
cứu vềthu hút FDI và phát bền vững nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu
thu hút FDItrên khía cạnh phát triển bền vững cho lĩnh vực dịch vụ, thì chưa có
công trình nào đề cập đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam nói chung và phát triển bền vững
khu vực dịch vụ nói riêng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Khái quát lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) cho phát triển bền vững khu vực dịch vụ, từ đó hình thành khung nội dung
nghiên cứu cho đề tài.
- Nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực dịch
vụ, chỉ ra những mặt thành công và hạn chế trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực dịch vụ.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) để đáp ứng nhu cầu vốn và phát triển bền vững khu vực dịch vụ Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) cho phát triển bền vững khu vực dịch vụ của Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về nội dung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất hiện, đóng góp và ảnh hưởng tới tất cả
các ngành và khu vực của nền kinh tế, tuy nhiên trong luận văn, FDI được giới hạn
xem xét trong một số ngành dịch vụ cụ thể như: ngành Du lịch; ngành Y tế; ngành
Giáo dục… Đây là các ngành liên quanmật thiết đến một số yếu tố về phát triển bền
vững (Kinh tế, xã hội, môi trường) lĩnh vực dịch vụ Việt Nam. Bên cạnh đó, đây là các
ngành dịch vụ cơ bản, mang tính dẫn dắt, định hướng, tạo điều kiện cơ sở cho các
ngành dịch vụ khác phát triển. Vì vậy, đề tài sẽ nghiên cứu, phân tích tập trung vào 3
ngành dịch vụ cơ bản này.
Về phạm vi thời gian
Trong thời gian từ 2006 – 2011, đây là thời gian sau khi Việt Nam chính thức
gia nhập WTO và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới. Sự
kiện đó đánh một dấu mốc lịch sử trọng đại về phát triển kinh tế nói chung, phát triển
các ngành dịch vụ nói riêng ở Việt Nam. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã trải qua hơn
năm năm phát triển kinh tế dịch vụ hội nhập ngày càng rộng và sâu vào nền kinh tế thế
giới. Đó không chỉ là việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ với các
nước trong khu vực với ASEAN, với Hoa Kỳ mà còn tham gia vào một “sân chơi”
rộng lớn – WTO.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trước hết, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét quá
trình vận động, biến đổi và phát triển của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào khu vực dịch vụ từ năm 2006 đến nay.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải quy nạp được sử dụng
nhằm phân tích tình hình thu hút FDI cho sựphát triển (những điểm đạt được và những
vấn đề còn tồn tại) của khu vực dịch vụ Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra giải
pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển lĩnh vực dịch vụ việt nam
trong thời gian tới.
Các phương pháp so sánh cũng được luận văn sử dụng để làm nổi bật tính cấp
thiết của việc thu hút FDI cho phát triển bền vững khu vực dịch vụ Việt Nam. Đồng
thời, phương pháp thống kê được sử dụng như là một công cụ phân tích số liệu để minh
chứng cho các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn.
- Phân tích và làm sáng tỏ những khái niệm về: phát triển bền vững, đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) gắn với phát triển bền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng FDI vào một số lĩnh vực dịch vụ gắn với phát
triển bền vững.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút FDI hướng tới phát triển
bền vững khu vực Dịch vụ Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được
kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc thu hút FDI cho phát triển bền vững các
ngành dịch vụ Việt Nam.
Chương 2: Phân tích quá trình thu hút FDI trong các ngành dịch vụ trên quan
điểm phát triển bền vững.
Chương 3: Một số giải pháp thu hút dòng vốn FDI gắn với phát triển bền vững
các ngành dịch vụ Việt Nam
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top