Steven

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đời sống văn học đương đại Việt Nam đã và đang rất sôi động bởi đội
ngũ các nhà văn không ngừng trăn trở, tìm tòi với khao khát đưa văn học Việt
Nam hòa vào dòng chảy chung của văn học thế giới.
Nguyễn Bình Phương được biết đến như một trong những tác giả tiêu
biểu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn học đương đại nói
chung. Độc giả thường biết đến tên tuổi của Nguyễn Bình Phương nhiều hơn
ở lĩnh vực sáng tác tiểu thuyết. Mỗi cuốn tiểu thuyết của ông ra đời đều được
độc giả đón nhận rộng rãi và được đánh giá cao như Những đứa trẻ chết già,
Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Ngồi... Ông thuộc số những cây bút cách tân
theo xu hướng hiện đại và hậu hiện đại. Thế giới tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương là thế giới tái hiện con người trong đời sống hiện thực phồn tạp với
toàn bộ tính người vốn có, thế giới của những con người cô đơn, lạc loài, sợ
hãi, hoài nghi, hận thù, mất phương hướng; con người tha hóa, suy đồi, phi
nhân tính như Vang (trong Vào cõi), Thủy (trong Bả giời), Hiền, Hưng (trong
Thoạt kì thủy), Chung, cụ Điển, lão Bính, Thắng, Cương (trong Người đi
vắng), cụ Trường, ông Trình (trong Những đứa trẻ chết già)... Các nhân vật
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn ngập chìm trong sự u mê tăm tối
vì những ám ảnh huyễn hoặc, những mơ hồ khiến họ không nhận ra đâu là thế
giới thực của mình. Đó là thế giới của vô thức, bản năng trong mỗi con người,
là thế giới hoang vu, nguyên thủy, sơ khai, dã man; thời gian chông chênh,
chấp chới; thế giới mà sự đối thoại giữa con người với con người rời rạc, khó
hiểu, không ăn khớp, mỗi người theo đuổi một dòng mạch bất tận, xa xăm.
Song ít ai biết trước khi sáng tác tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã
làm thơ và ngòi bút ông cũng khá thành công ở thể loại này. Không những
thế, Nguyễn Bình Phương nằm trong đội ngũ những nhà thơ sau năm 1986 có
đóng góp quan trọng trong quá trình hiện đại hóa thơ Việt Nam đương đại.
Tuy vậy, phải khẳng định một điều, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu chuyên sâu về thơ Nguyễn Bình Phương. Chọn thơ
Nguyễn Bình Phương làm đối tượng nghiên cứu, trước hết chúng tui xuất phát
từ mối quan tâm tới thơ đương đại Việt Nam. Từ mối quan tâm này, chúng tôi
chú ý đến một tác giả tiêu biểu với hi vọng thông qua đó để có thể hiểu sâu
sắc hơn về thơ đương đại Việt Nam nói chung đặc biệt về hiện tượng tác giả
và tác phẩm. Với đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương, chúng
tui muốn tập trung tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương trên
các phương diện luôn thống nhất hữu cơ với nhau: cái tui trữ tình, yếu tố
không gian- thời gian nghệ thuật, các hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ và các
thủ pháp nghệ thuật khác...để từ đó ghi nhận những đóng góp đáng kể của tác
giả trên hành trình đổi mới thơ ca Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ khi xuất hiện, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã thu hút
rất nhiều nhà phê bình cũng như các sinh viên, học viên chuyên ngành Văn ở
các cơ sở đào tạo đại học trong nước. Tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn
Bình Phương ở những khía cạnh nhất định mới chỉ có những bài viết trên tạp
chí, báo mạng chứ chưa có một công trình nghiên cứu thực sự về đề tài này.
Tuy nhiên, trong số các bài báo, các tư liệu mà chúng tui thu thập được,
chúng tui đặc biệt chú ý đến những bài viết sau:
Đầu tiên phải kể đến bài viết Thi ca và cuộc kiếm tìm có tên Nguyễn
Bình Phương của tác giả Dương Kiều Minh trên báo Công an Nhân dân tháng
12/2009. Là một trong số những người đầu tiên đọc và biết đến thơ Nguyễn
Bình Phương, Dương Kiều Minh đã cảm nhận và nắm bắt được phần nào hồn
thơ Nguyễn Bình Phương. Ông đã chỉ ra cảm xúc tinh tế, “phong vị thơ rất
riêng đầy trẻ trung”, lối viết sáng tạo thể nghiệm cái mới trong ngòi bút
Nguyễn Bình Phương ngay từ những năm 90 của thế kỉ XX. Ông đặc biệt chú
ý đến thế giới của những hình ảnh tưởng tượng độc đáo gợi ấn tượng mạnh,
của cái thực hòa lẫn với cái ảo, của cái tui cô đơn, hiện sinh. Và Dương Kiều
Minh gọi hành trình sáng tác thơ của Nguyễn Bình Phương là một “cuộc kiếm
tìm”, kiếm tìm cái mới “tựa "luồng gió lao rừng rực" về những miền bí ẩn của
đời sống, của cuộc đời và của thiên nhiên trải ra vô tận trước sự chiêm
ngưỡng, chiêm nghiệm của con người”.
Bên cạnh Dương Kiều Minh, Nguyễn Việt Chiến là nhà phê bình có sự
quan tâm đặc biệt đến đời sống thơ ca đương đại Việt Nam. Trong tuyển tập
những tác giả và tác phẩm thơ đương đại tiêu biểu mà ông sưu tầm- Thơ Việt
Nam- tìm tòi & cách tân (1975-2005) có riêng một bài viết về Nguyễn Bình
Phương. Nguyễn Việt Chiến đã có những đánh giá đúng đắn về nỗ lực sáng
tạo của Nguyễn Bình Phương: “anh là một trong những nhà thơ sớm nhất đã
âm thầm “khởi cuộc” khai phá những “miền đất mới” trong thơ đương đại
Việt Nam cuối thế kỉ XX” [10, tr.202]. Thế giới thơ độc đáo với những hình
ảnh mới mẻ, với cách sử dụng ngôn ngữ sáng tạo của Nguyễn Bình Phương
cũng được Nguyễn Việt Chiến tri nhận sâu sắc: “Trong thơ Nguyễn Bình
Phương, ta thường gặp một đời sống khác, một thế giới khác, một ngôn ngữ
thi ca, một miền thẩm mĩ khác với đời sống thực tại xung quanh ta và chính
những điều ấy đã khơi gợi sức liên tưởng, đã mở ra một cách nhìn sâu hơn
vào những chiều kích khác nhau của đời sống tâm hồn con người” [10,
tr.203].
Có thể nói rằng, người thực sự thâm nhập vào thế giới thơ Nguyễn
Bình Phương và khắc họa lại hành trình đầy say mê nhưng cũng đầy thử thách
ấy là Lê Hồ Quang với bài viết Đọc thơ Nguyễn Bình Phương trên Tạp chí
Thơ số 8-2011, Nxb Hội nhà văn Việt Nam. Lê Hồ Quang cho rằng: “việc
“đọc” thơ Nguyễn Bình Phương là một hành trình tìm đường vào cõi lạ đầy
nhọc nhằn, với nhiều cảm giác bất an, nghi hoặc. Nhưng dù có lúc cảm thấy
mê man, đuối sức trên hành trình phiêu lưu vào thế giới ấy, ta vẫn khó phủ
nhận vẻ đẹp đầy ma mị của nó. Nó đánh thức và mở ra những đường biên
ranh giới khác, độc sáng, trong cách ta tri giác về thế giới”.
Thông qua những bài viết phê bình nêu trên, chúng tui rút ra một số
nhận xét sau:
Thứ nhất, mặc dù các bài viết có đề cập đến những khía cạnh khác nhau
về thơ Nguyễn Bình Phương nhưng đều có chung một đặc điểm là thừa nhận
những nỗ lực cách tân mới mẻ ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức trong
thơ Nguyễn Bình Phương.
Thứ hai, mỗi bài viết đều chỉ đi vào một số bài thơ để phân tích, mới
dừng lại nghiên cứu trên một vài khía cạnh chứ chưa có cái nhìn hệ thống,
toàn diện về thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương.
Đó là gợi ý tạo cơ sở để chúng tui tiếp cận và triển khai đề tài.
3. Nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa của luận văn
Xuất phát từ hướng nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ của luận văn là
khảo sát đặc điểm thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương trên phương
diện nội dung biểu hiện và các cách nghệ thuật xây dựng thế giới ấy.
Thông qua việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương, đề tài
nghiên cứu hướng tới khẳng định thành tựu về nội dung và nghệ thuật trong
thơ Nguyễn Bình Phương. Trên cơ sở đó ghi nhận những đóng góp và vị trí
của thơ Nguyễn Bình Phương trong đời sống thơ ca đương đại
Ý nghĩa của luận văn: Luận văn sẽ tạo ra những con đường “khai mở”
đầu tiên trên hành trình “giải mã” thế giới thơ Nguyễn Bình Phương nhằm tạo
động lực, tiền đề cho những công trình tiếp theo nghiên cứu về thơ Nguyễn
Bình Phương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào khảo sát các tập thơ của
Nguyễn Bình Phương:
- Tập Lam chướng, Nxb Văn học (1992)
- Tập Xa thân, Nxb Hà Nội (1997)
- Tập Từ chết sang trời biếc, Nxb Hội nhà văn (2001)
- Tập Buổi câu hờ hững, Nxb Văn học (2011)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để chỉ ra những đặc
điểm thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương, cơ bản là các phương
pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học, tìm hiểu các tập thơ của Nguyễn
Bình Phương trên các bình diện thi pháp: cái tui trữ tình, không gian nghệ
thuật, thời gian nghệ thuật, các hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ thơ, thể thơ…
- Phương pháp thống kê: Thống kê các thể thơ trong tổng số sang tác của
Nguyễn Bình Phương.
- Phương pháp văn hóa học: Chúng tui sử dụng phương pháp này để tìm
hiểu ý nghĩa của một số biểu tượng tiêu biểu trong thơ Nguyễn Bình Phương.
- Phương pháp so sánh: Chúng tui so sánh những đặc điểm thế giới thơ
Nguyễn Bình Phương với thơ của các nhà thơ đương đại để tìm ra những đặc
trưng riêng của thơ Nguyễn Bình Phương.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái niệm thế giới nghệ thuật và hành trình sáng tác thơ của
Nguyễn Bình Phương
Chương 2: Hệ thống hình tượng cơ bản trong thơ Nguyễn Bình Phương
Chương 3: Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương nhìn từ
cách biểu hiện
Cuối cùng là phần Thư mục Tài liệu tham khảo.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top