Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG I 5
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU 5
1.1. Khái niệm nhãn hiệu 5
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs 5
1.1.2. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh Châu Âu 7
1.1.3. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ 9
1.1.4. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam 11
1.2. Các loại nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam 16
1.2.1. Nhãn hiệu hàng hóa (trademarks) 16
1.2.2. Nhãn hiệu dịch vụ (Service marks) 17
1.2.3. Nhãn hiệu tập thể (Collective marks) 18
1.2.4. Nhãn hiệu chứng nhận (Certification marks) 19
1.2.5. Nhãn hiệu liên kết 20
1.2.6. Nhãn hiệu nổi tiếng 21
1.3. Phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác 23
1.3.1. Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại (Trade names) 23
1.3.2. Phân biệt nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (Geographical Indications) 24
1.3.3. Phân biệt nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp (Industrical Designs) 25
CHƯƠNG II 29
ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM 29
2.1. Điều kiện thứ nhất: Là dấu hiệu nhìn thấy được 29
2.1.1. Dấu hiệu là chữ cái, chữ số 30
2.1.2. Dấu hiệu từ ngữ 31
2.1.3. Dấu hiệu hình vẽ 32
2.1.4. Dấu hiệu hình ảnh, hình ảnh ba chiều 33
2.1.5. Dấu hiệu kết hợp cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc 35
2.2. Điều kiện thứ hai: Khả năng phân biệt của nhãn hiệu 37
2.2.1. Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt 39
2.2.2. Nhãn hiệu phải không trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác 45
CHƯƠNG III 51
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ 51
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU 51
KẾT LUẬN 57
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ theo đánh giá chung của quốc tế, trong đó trụ cột là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước sự bùng nổ của đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm và có vai trò, chức năng rất quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xã hội. Với tư cách là một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đó ra thị trường, nhãn hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam là hiểu biết về vấn đề sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng chưa được đầy đủ, dẫn đến việc các doanh nghiệp của chúng ta thường gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh thương mại, nhất là ở thị trường nước ngoài.
Bảo hộ nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá, lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời cũng bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bảo hộ hiệu quả đối với nhãn hiệu góp phần khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bảo hộ nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cho phép chống lại việc sản xuất và buôn bán hàng giả, tránh cho người tiêu dùng không bị lừa dối.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ ngày càng tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ sự nhận thức về giá trị, vai trò của nhãn hiệu trong xã hội đã thay đổi. Tuy nhiên, để xây dựng được một nhãn hiệu đáp ứng được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng được những quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu lại không phải dễ dàng. Việc bảo hộ một nhãn hiệu có thành công hay không trước hết nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, các doanh nghiệp đã gặp phải không ít những khó khăn khi áp dụng những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ.
Trước tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” với mong muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về nhãn hiệu, đặc biệt là các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, qua đó mong góp một phần nhỏ bé trong việc làm rõ những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về những quy định đó thêm đầy đủ và đúng đắn, góp phần giải quyết được những vấn đề của thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề sở hữu công nghiệp nói chung và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Với đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu về các điều kiện để dấu hiệu được công nhận là nhãn hiệu, đây là một nội dung trong nhiều nội dung của vấn đề bảo hộ nhãn hiệu. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở học hỏi và rút kinh nghiệm từ những nghiên cứu trước đây.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu với hai mục đích chính đó là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời nghiên cứu những quy định về nhãn hiệu của pháp luật Việt Nam trong sự so sánh, đối chiếu với những quy định của điều ước quốc tế và của pháp luật một số quốc gia trên thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Với đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nhãn hiệu
Ở chương này, tác giả giới thiệu những vấn đề khái quát nhất về nhãn hiệu như khái niệm nhãn hiệu, các loại nhãn hiệu và phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác.
Chương 2: Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Ở chương này, tác giả trình bày, phân tích những vấn đề lý luận về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định trong pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá những quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu
Qua một số nhận xét, đánh giá được đưa ra ở Chương 2, Chương 3 sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hiruyasumi

New Member
Thank đã chia sẻ bài viết luật . bài viết rất hữu ích
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Q Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện bảo quản và hệ dung môi đến hiệu suất trích ly Carotenoids từ vỏ tô Khoa học Tự nhiên 0
W Những điều kiện đảm bảo hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Điều kiện bảo đảm hiệu quả của kinh doanh đa cấp và vai trũ của kinh doanh đa cấp Luận văn Kinh tế 0
P Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và môi trường vùng biển Tây Nam, phục vụ phát triển kinh tế và bảo Luận văn Sư phạm 0
H Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế - Thực trạng và một số Luận văn Kinh tế 0
L Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong điều kiện khi Việt Nam gia Luận văn Kinh tế 2
T ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG Nông Lâm Thủy sản 0
L Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa lý cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường huy Khoa học Tự nhiên 0
G Biện pháp quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo hệ cử nhân thực hành của Trường Đại học T Luận văn Sư phạm 0
B Biện pháp quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo Đại học Hệ tại chức của trường Đại học Ng Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top