daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
1
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một phần thuộc vùng sông Mê Kông.
ĐBSCL có dân số hơn 18 triệu dân. Diện tích tự nhiên khoảng hơn 4 triệu ha, trong
đó có khoảng 2.7 triệu ha là đất nông nghiệp. Hàng năm, lũ lụt làm ngập khoảng 2
triệu héc-ta và ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 11 triệu người. ĐBSCL trung
bình chỉ cao hơn hay thấp hơn 1 mét so với mực nước biển. Mực nước biển dâng,
một trong những thảm họa do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, tạo nên một
mối đe dọa thật sự đối với ĐBSCL. Những vùng trước đây thường không bị nước
biển ngập cũng có thể bị ảnh hưởng và trở nên không thích hợp cho sản xuất nông
nghiệp. Hơn nữa, khoảng 1,7 triệu héc-ta đất đã bị nhiễm mặn. Năm triệu người
sống ở những vùng này phải đối phó với tình trạng đất nhiễm mặn từ năm này qua
năm khác. Những vùng bị nhiễm mặn là các tỉnh ven biển bao gồm toàn bộ các tỉnh
Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau, một phần lớn tỉnh Sóc Trăng và Kiên
Giang, phân nửa các tỉnh Long An và Tiền Giang, một phần nhỏ của các tỉnh Hậu
Giang, Vĩnh Long, An Giang. Những năm gần đây, tình trạng nhiễm xâm nhập mặn
(XNM) đã và đang trở nên ngày càng nghiêm trọng trong mùa khô.
Miền Nam có bờ biển dài 1.100 km với 750 km về phía Đông và 350 km về phía
Tây. Hệ thống đê biển và đập ngăn mặn ở các cửa sông hình thành nên một hàng
rào bảo vệ phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, vườn trái
cây, nuôi trồng thủy sản, v.v. Công dụng chính của hệ thống đập ngăn mặn này là
ngăn mặn xâm nhập cho các cánh đồng lúa. Tình trạng của hệ thống đê biển tại
ĐBSCL hiện nay rất gay go. Do hầu hết hệ thống đê biển được làm bằng đất nên
không thể đối phó được với các cơn bão lớn hay thậm chí với các con nước thủy
triều cao cho dù chúng được bảo vệ và tu sửa thường xuyên nhưng vẫn không thể
đủ sức đối phó được với thiên tai.
Những năm gần đây, hiện tượng nước biển xâm lấn ở mức độ lớn các vùng đất
liền tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, và Trà Vinh đã trở thành một thử
thách lớn của ĐBSCL. Đối với tình trạng này thì việc nâng cấp hệ thống đê biển
được coi là một giải pháp thích hợp để đối phó với thiên tai. Hệ thống đê biển dự
kiến tập trung nhiều ở Kiên Giang, Cà Mau và Trà Vinh với chiều dài tổng cộng
tương ứng là 126 km, 96 km và 65 km. Các hệ thống đê biển này dự kiến sẽ bảo vệ
được 494.000 km2 diện tích đất tự nhiên với gần 1,5 triệu dân. Điểm đặc biệt của
hệ thống đê biển và đê cửa sông ở ĐBSCL là sự tồn tại của rừng ngập mặn nhằm
bảo vệ các hệ thống đê này. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống đê biển ở
ĐBSCL so với ở các vùng khác của Việt Nam.
Dù thiên tai, chẳng hạn như các cơn bão lớn, hiếm khi tấn công ĐBSCL, nhưng
hậu quả của chúng thường là rất nặng nề. Chúng gây ra triều cường cao và xâm
nhập mặn. Triều cường cao đe dọa hệ thống đê biển ở ĐBSCL. Đặc biệt, trong mùa
bão từ tháng 7 đến tháng 11, triều cường cao làm mực nước biển dâng từ 0,2m đến
0,4m. Năm 1994, tác động của triều cường cao đã làm mực nước biển dâng
(MNBD) lên 0,6m. Hậu quả là hệ thống đê biển ở huyện Vĩnh Châu của tỉnh Sóc
Trăng đã bị phá hủy và nước biển tràn vào hàng trăm héc-ta. Các cánh đồng lúa bị
nhiễm mặn trong một thời gian dài. Tháng 1 năm 2008, tại huyện Duyên Hải của
tỉnh Trà Vinh, dưới tác động đồng thời của triều cường cao và gió chướng, một
đoạn đê đất dài 120 mét với thân đê rộng 4 đến 5 mét đã bị sụp đổ. Hậu quả là nước
biển đã tràn vào 1.000 ha đất nông nghiệp. Năm 2008, để bảo vệ đất và cuộc sống
của hàng ngàn dân, chính quyền địa phương đã chi 12 tỉ đồng để sửa chữa 560 mét
đê biển.
Qua đó, Trà vinh là một trong những tỉnh của Việt Nam chịu tác động biến đổi
khí hậu (BĐKH) MNBD rõ ràng và nặng nề nhất trong những tháng mùa khô. Cần
có một nghiêm cứu phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục cũng như hạn chế tối
đa hậu quả mà thiên tại đem lại. Do đó em xin thực hiện đề tài “ Đánh giá thực
trạng xâm nhập mặn và phân tích khả năng thích nghi ở cấp độ hộ gia đình tại
các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh” làm đề tài tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu thực trạng của hiện tượng XNM
từ đó phân tích khả năng thích nghi dựa vào hộ gia đình các vùng ven biển thuộc
ba huyện Cầu Ngang, Trà Cú, và Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top