daigai

Well-Known Member
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội.
I. Mở Đầu
Kỹ năng soạn thảo văn bản là một kỹ năng rất cần thiết và quan trọng trong quá trình soạn thảo văn bản. Để một văn bản được ban hành một cách chính xác và đầy đủ thì văn bản được ban hành không những phải đảm bảo đúng thẩm quyền, nghĩa là nội dung và quyền hạn của văn bản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, hình thức văn bản đúng với hình thức của từng loại văn bản pháp luật. Mà hình thức của văn bản cũng phải tuân theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính thống nhất về mặt pháp chế của văn bản và đảm bảo về phạm vi hiệu lực của văn bản. Để cụ thể hơn về vấn đề này em xin đi sâu vào một văn bản thực tế với đề tài: “ Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lý và công việc sau:
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội”
II. Giải thích
1. Về việc lựa chọn loại văn bản ban hành
Đối với đề tài này thì loại văn bản pháp luật được sử dụng để chủ thể có thẩm quyền giải quyết việc nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội là chỉ thị.
Chỉ thị là văn bản pháp luật mang tính đặc thù, truyền đạt quyết định hành chính của chủ thể ban hành tới đối tượng tiếp nhận có mối quan hệ về tổ chức với chủ thể ban hành.Chỉ thị do Thủ trưởng các cơ quan thuộc nhà nước ban hành hay Hội đồng nhân dân các cấp ban hành. Chỉ thị dùng để đề ra chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, chỉ đạo công việc, giao nhiệm vụ cho các bộ phận dưới quyền.
Việc lựa chọn loại văn bản ban hành có tính quyết định đến nội dung của văn bản được ban hành. Đối với chỉ thị về việc nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội là loại văn bản áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo kết cấu nghị luận. Mệnh lệnh trong các nội dung chính của văn bản kết cấu nghị luận thực chất là các giải pháp được đề ra để khắc phục những bất cập của công việc trong cuộc sống. Nội dung của văn bản này ban hành nhằm nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội, hay nói cách khác văn bản này chỉ có hiệu lực ban hành trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Riêng với chủ tịch UBND các cấp thì việc ra chỉ thị sẽ đảm bảo sự thống nhất giữa thủ tục thông qua văn bản với hình thức văn bản.
Theo Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 2004 về nội dung chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
“Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình.”
Như vậy, việc lựa chọn loại văn bản ban hành có ý nghĩa rất quan trọng, nó tác động tới đời sống với phạm vi rộng lớn tới các cơ quan nhà nước có liên quan và mọi thành phần của xã hội. Chọn đúng loại văn bản để ban hành giúp cho việc thực hiện pháp luật và quản lý bộ máy nhà nước được tốt hơn.
2. Về việc lựa chọn chủ thể ban hành
Hiện nay, thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật được quy định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật, pháp lệnh về quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể… Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết công việc phát sinh theo quy định của pháp luật hiện hành có ý nghĩa rất quan trọng vì nếu văn bản áp dụng pháp luật được ban hành trái thẩm quyền thì sẽ không có hiệu lực pháp luật và sẽ bị cấp có thẩm quyền hủy bỏ.
Thẩm quyền ban hành chỉ thị do pháp luật quy định thuộc về Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ban hành. Như vậy, về thẩm quyền ban hành chỉ thị thuộc về hầu hết các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc thủ trưởng ( trừ các cơ quan có quy mô nhỏ) như: thủ tướng chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc chính phủ…Ban hành để giao nhiệm vụ cho các cơ quan đơn vị trực thuộc.
Nội dung của văn bản cần giải quyết chỉ diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội nên chủ thể ban hành văn bản ở đây là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng phải đảm bảo cả về mặt nội dung lẫn hình thức nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả những công việc phát sinh trong cuộc sống.
3. Về việc lựa chọn căn cứ pháp lý.
Căn cứ pháp lý được xem như một công cụ hữu hiệu xuyên suốt quá trình kiểm tra văn bản PL, là cơ sở để kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản. căn cứ pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản PL. Đây chính là yêu cầu viện dẫn quyền chủ thể ban hành và nội dung của văn bản.
Do pháp luật không quy định cụ thể nên việc viện dẫn căn cứ pháp lý vào văn bản áp dụng cần dựa vào những cơ sở lý luận nhất định.
- Cơ sở pháp lý của dự thảo là văn bản quy phạm pháp luật và những văn bản áp dụng pháp luật trực tiếp liên quan đến chủ thể dự thảo.
- Cơ sở pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật chỉ là văn bản đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm ban hành, trừ trường hợp đặc biệt.
- Cơ sở pháp lý phải có nội dung liên quan mật thiết tới chủ đề đó.
Chỉ thị nâng cao hiệu quả quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội có viện dẫn căn cứ pháp lý từ những chỉ thị sau:
- Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược Bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”;
- Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP tại Thông báo số 306/TB-VPCP ngày 31/7/2014;
- Chương trình số 05-CTr/TU ngày 19/5/2011 của Thành ủy (khóa XV) về "Tăng cường Quốc phòng - An ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở Thủ đô giai đoạn 2011-2015”;
- Chỉ thị số 21, ngày 05/12/2013 của Thành ủy về “Nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Thủ đô năm 2014”.
III. Soạn thảo chỉ thị
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:…/CT-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2015


CHỈ THỊ
Về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng và nhân dân, công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô đã đạt được những kết quả quan trọng; an ninh quốc gia được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, ngoại giao trên địa bàn Thủ đô.
Bên cạnh những mặt tích cực đã phát sinh nhiều địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, bộc lộ những bất cập trong công tác quản lý. Cụ thể: tình hình khiếu kiện, tập trung đông người; các loại tội phạm và tệ nạn xã hội chưa giảm, có chiều hướng gia tăng, đã xảy ra một số vụ việc nghiêm trọng, đối tượng phạm tội manh động, ngang nhiên, côn đồ, hung hãn, gây dư luận xấu trong nhân dân; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị vẫn còn những hạn chế, bất cập...
Tình hình trên là do những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra nhanh chóng, hình thành nhiều khu đô thị mới, dân số tăng lên hơn 7,2 triệu người, chưa kể khoảng 2 triệu người đang học tập, làm việc tại Thủ đô không có hộ khẩu thường trú dẫn đến phát sinh nhiều địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, bộc lộ những bất cập trong công tác quản lý. Các cấp chính quyền trên địa bàn Thủ đô chưa thực sự quan tâm lãnh đạo nên chưa huy động được sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng chống tội phạm; lực lượng phòng chống tội phạm ở một số địa bàn còn yếu; công tác quản lý xã hội, công tác tuyên truyền về pháp luật, về đạo đức lối sống và vận động nhân dân còn nhiều hạn chế.
Để giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, tạo ra môi trường lành mạnh, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và bình yên của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện tốt một số nội dung công tác sau:
1. Tiếp tục triệt hóa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, nhà nước về công tác quốc phòng quân sự địa phương, nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; thực hiện có hiệu quả : Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược Bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP tại Thông báo số 306/TB-VPCP ngày 31/7/2014; Chương trình số 05-CTr/TU ngày 19/5/2011 của Thành ủy (khóa XV) về "Tăng cường Quốc phòng - An ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở Thủ đô giai đoạn 2011-2015”; Chỉ thị số 21, ngày 05/12/2013 của Thành ủy về “Nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Thủ đô năm 2014”;
2. Lãnh đạo tổ chức diễn tập Thành phố Hà Nội và các quận, huyện, thị xã năm 2015 đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Thông qua diễn tập nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý điều hành các cấp chính quyền, chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các sở, ban ngành đoàn thể khi có tình huống xảy ra. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng diễn tập chiến đấu trị an xã phường, thị trấn theo hướng sát với tình hình, nhiệm vụ của từng cơ sở.
3. Công an Thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an các quận, huyện, thị xã là lực lượng nòng cốt trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố, tăng cường công tác nắm, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại địa bàn, đơn vị, lĩnh vực được phân công theo dõi, cụ thể:
- Tập trung đấu tranh, trấn áp, kiên quyết không để tội phạm hoạt động phức tạp, lộng hành; rà soát, đấu tranh quyết liệt nhóm tham gia diễn đàn phản động, có hoạt động tuyên truyền, chống phá ta; các băng ổ, nhóm tội phạm hoạt động kiểu “xã hội đen”, đâm thuê, chém mướn, chống người thi hành công vụ, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm kinh tế, tham nhũng, tội phạm ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mua, bán người; chú ý đấu tranh có hiệu quả hơn tội phạm về môi trường và buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế, sản xuất hàng giả và kinh doanh trái phép...;
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý người nước ngoài; quản lý các cơ sở kinh doanh, dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; quản lý, sử dụng pháo... Tổ chức tốt việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục người được đặc xá, tha tù, người đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng. Thực hiện tốt công tác vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tiếp tục làm giảm tai nạn, phòng, chống ùn tắc giao thông, đua xe trái phép...;
- Quyết liệt thực hiện có hiệu quả đợt thi đua đặc biệt “90 ngày đêm cán bộ, chiến sỹ Công an Thủ đô thi đua lập thành tích kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô” từ ngày 16/7/2014 đến 15/10/2014.
4. Các sở ban nghành có có liên quan có nhiệm vụ phối hợp lẫn nhau tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cách mạng, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô; tích cực, chủ động phối hợp với lực lượng Công an trong đấu tranh vạch trần, phản bác các hoạt động tuyên truyền chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch; giải quyết tốt các vấn đề nổi lên về an ninh, trật tự trên địa bàn.
Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục quốc phòng, an ninh với tuyên truyền, giáo dục pháp luật, lịch sử, truyền thống nhằm tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Thủ đô, góp phần làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
5. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo toàn diện công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, gắn với các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương mình; chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể chỉ đạo các ngành, đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện. Nơi nào để tội phạm lộng hành, kéo dài phức tạp, nơi nào có dấu hiệu bảo kê, bao che, dung túng cho tội phạm thì người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền và Thủ trưởng cơ quan Công an phải chịu trách nhiệm.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị này; giao Công an Thành phố phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố theo dõi, kiểm tra việc thực hiện
Nơi nhận
- Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)
- Ban Chỉ đạo 138/CP; (để báo cáo)
- Bộ Công an;
- TTTU, TT HĐND TP;
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- Ban Nội chính TU;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, CATP, NC (Trung).

CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Văn A
IV. Kết luận
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top