Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. LỜI NÓI ĐẦU
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự (TTHS) và là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc khi được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân, tác động trực tiếp đến quyền tự do của con người. Vì vậy việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp tạm giam nói riêng được pháp luật TTHS quy định ngày càng chặt chẽ về thẩm quyền, trình tự, thời hạn cũng như thủ tục áp dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, pháp luật TTHS về biện pháp tạm giam cũng còn có những điểm bất hợp lí. Trong đó điểm bất cập lớn là vấn đề các quy định của pháp luật chưa có tầm khái quát cao, không dự liệu được các trường hợp xảy ra trên thực tế. Do đó, trong quá trình áp dụng còn nhiều vấn đề nảy sinh gây khó khăn cho người áp dụng. Đây cũng là một thực trạng chung đối với luật thực định ở Việt Nam hiện nay.
Từ thực tiễn đó, bài viết dưới đây xin đề cập đến vấn đề “Tạm giam trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng” .

B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP TẠM GIAM.
1. Khái niệm tạm giam.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong TTHS do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hay phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự (BLHS) quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hay cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hay có thể tiếp tục phạm tội.
Đây là biện pháp tước tự do có thời hạn do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp luật định.
2. Ý nghĩa của biện pháp tạm giam.
Quy định và áp dụng biện pháp tạm giam trong TTHS có ý nghĩa lớn trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm:
- Là một biện pháp ngăn chặn thể hiện sự chuyên chính của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc đấu tranh chống tội phạm.
- Góp phần đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, nhằm nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
- Góp phần bảo đảm sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định; thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM.
1. Đối tượng áp dụng.
Theo Điều 88 BLTTHS năm 2003: đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo:
- Bị can: là người đã bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can đối với họ.
- Bị cáo: là người bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.
2. Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam.
Việc áp dụng biện pháp tạm giam phải dựa vào các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung quy định tại Điều 79 và cụ thể tại khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003. Các điều luật trên nêu ra hai căn cứ để xem xét khi áp dụng là: đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam phải là bị can, bị cáo; căn cứ vào tính chất hành vi, nhân thân của bị can, bị cáo và yêu cầu của việc ngăn chặn.
Theo quy định của BLTTHS 2003, biện pháp tạm giam được áp dụng trong các trường hợp sau:
* Trường hợp thứ nhất: Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng.
Việc áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này cần hai điều kiện:
- Người thực hiện tội phạm là người đã bị khởi tố bị can hay người đã bị thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử với tư cách là bị cáo;
- Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay tội rất nghiêm trọng.
* Trường hợp thứ hai: Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hay cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hay có thể tiếp tục phạm tội.
Để áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này cần có ba điều kiện:
-Người thực hiện tội phạm là bị can, bị cáo.
-Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hay phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm.
- Có căn cứ để cho rằng người phạm tội có thể trốn hay cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hay có thể tiếp tục phạm tội.
+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn không được quy định trong luật. Tuy nhiên, thực tiễn đấu tranh chống tội phạm đã đúc kết những căn cứ chủ yếu cần dựa vào đó để xem xét là: Tình trạng cư trú của bị can, bị cáo; tình trạng nghề nghiệp; tính chất hành vi đã thực hiện (cướp, trộm cắp, giết người hay lừa đảo...); Nhân thân (tiền án, tiền sự, hoàn cảnh gia đình, lịch sử bản thân...); Mối tương quan về lợi ích giữa việc bỏ trốn với việc chấp nhận bị xử lý trước pháp luật…( )
+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử.
Cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tiêu hủy chứng cứ, làm giả hiện trường, thông đồng với nhau về những lời khai gian dối, mua chuộc, khống chế người làm chứng, người bị hại hay các hình thức khác.
Từ thực tiễn cuộc đấu tranh chống tội phạm có thể rút ra những căn cứ cần xem xét để nhận định bị can, bị cáo cản trở việc tiến hành tố tụng thường là:
- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Ví dụ: những bị can, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì thường tiến hành nhiều hoạt động đối phó hoạt động tố tụng.
- Nhân thân người phạm tội, như loại đối tượng lưu manh, côn đồ thường có hành động đe dọa, khống chế người làm chứng, người bị hại hay thông đồng với đồng bọn về những lời khai gian dối.
- Tình trạng chứng minh là mức độ làm rõ về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo. Đối với những đối tượng mà hành vi của họ cơ bản đã được làm rõ thì hành vi đối phó hoạt động tố tụng sẽ hạn chế và ngược lại.
- Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như tiêu hủy chứng cứ, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có…( )
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thao_myy

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Tạm giam trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng

Anh giúp em tải bài này với, em Thank nhiều ạ.
viewtopic.php?f=116&t=136953
Quy định của bộ luật tố tụng hình sự về tạm giam và việc hoàn thiện quy định này:D:D:D:D
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng Luận văn Luật 2
P Vai trò của viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong lu Luận văn Luật 0
N Tiểu luận: tạm giam được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự Tài liệu chưa phân loại 0
J Tiểu luận: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam- Một số vấn đề lý luận và thực tiễ Luận văn Luật 0
T Tiểu luận: biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự Luận văn Luật 0
B Tạm giam trong tố tụng hình sự việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp n Luận văn Luật 0
K Tiểu luận: Tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam Luận văn Luật 0
U Tìm hiểu về tạm giam trong tố tụng hình sự và hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này Tài liệu chưa phân loại 2
D [Free] Tiểu luận Tạm giam trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả Tài liệu chưa phân loại 0
V Tìm hiểu Tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top