Duranjaya

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I. Khái quát chung bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
II. Xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1. Chính trị.
2. Kinh tế.
3. Văn hóa.
4. Giáo dục.
5. Y tế.
III. Phát triển cộng đồng.
1. Các chương trình phát triển cộng đồng.
2. Phân loại các chương trình phát triển cộng đồng.
IV. Định hướng, chiến lược của Đảng về con đường xây dựng phát triển xã hội Việt Nam.
I. Khái quát chung bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Sau 15 năm đổi mới thế và lực của đất nước ta đã lớn mạnh lên nhiều.Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường, đát nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động, nhân dân ta có phẩm chất tốt đẹp. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hòa bình, sự hợp tác liên kết quốc tế và những su thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực, nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đó là cơ hội lớn… Hơn nữa, thế kỷ 21 sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi, khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa là một xu hướng khách quan, lôi cuốn ngày càng nhanh nhiều nước tham gia… Song Đảng ta cũng chỉ rõ: “Nước ta là nước kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp, trong khio cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nếu chúng ta không cố gắng nhanh chóng vươn lên sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế”.

II. Xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

1. Chính trị.
Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực, vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế
Chúng ta không bao giờ được quên rằng, ổn định chính trị chính là ổn định lòng tin và sự tín nhiệm của nhân dân, là ổn định thái độ ủng hộ của nhân dân đối với chính phủ.
1.1 T ình hình chung
Nâng cao chất lượng, tăng cường tiềm lực cho quân đội, công an, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm chỉ đạo. Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng và tăng cường đối thoại giữa cơ quan hành chính với người khiếu nại, tố cáo đã góp phần xử lý dứt điểm nhiều vụ việc, trong đó có những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài.
Công tác đối ngoại được triển khai đồng bộ, toàn diện, cả ngoại giao chính trị, kinh tế và văn hóa; kết hợp đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân. Hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi, tạo dựng vị thế mới của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Những kết quả nổi bật của các Hội nghị Cấp cao ASEAN 16, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị các bộ trưởng ASEAN về các trụ cột kinh tế, văn hóa và xã hội... được dư luận quốc tế và trong nước đánh giá cao. Công tác hội nhập quốc tế được triển khai tích cực và chủ động với những kết quả thiết thực. Những kết quả này đã góp phần nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam, tạo thêm điều kiện thuận lợi và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2 An ninh quốc phòng
o Khu vực Đông Nam Á nổi lên là sự phức tạp trong ứng xử vấn đề Biển Đông, sự tranh chấp ảnh hưởng của các nước lớn ngày càng gia tăng, tạo nguy cơ mất ổn định, thậm chí căng thẳng trong các quan hệ song phương, đa phương.
o Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vừa có những thuận lợi rất cơ bản, lại vừa phải đối diện với những nguy cơ, thách thức to lớn, nhất là khi đất nước tham gia sâu hơn vào hợp tác quốc tế.
o Những nhân tố trên tác động thường xuyên, trực tiếp đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi chúng ta phải có cách và giải pháp thích hợp và hữu hiệu trong tình hình mới. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta luôn nâng cao cảnh giác, nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù thấy được tính chất phức tạp, quyết liệt trong cuộc đấu tranh này, đoàn kết, kiên quyết đánh bại chúng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
o Là cái nhìn đúng đắn về chính trị và đường lối của Đảng, chính phủ nước ta là rất quan trọng
o Chúng ta xác định, chống chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.3 đoán tình hình chính trị trong thời gian tới:
- Mâu thuẩn lợi ích gây khủng hoảng xã hội tăng cao.
- Quá trình tự diễn tiến và diễn biến hòa bình tiếp tục xảy ra.
- Chính quyền sẽ gia tăng đàn áp phong trào đối lập, và duy trì chính sách thân Trung Quốc.
- Tình hình tham nhũng vẫn lan tràn do cơ chế chính trị
- Chính trị Việt Nam sẽ thay đổi theo tình tình chính trị Trung quốc.
=>Có lẽ tình hình chính trị Việt Nam sẽ thay đổi rõ rệt trong vòng 10- 20 năm nữa.

2. Kinh tế.
2.1. Bối cảnh kinh tế.
Đất nước ta thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 trong bối cảnh kinh tế thế giới vừa ra khỏi giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái, bước đầu phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức. Mục tiêu tổng quát là nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh.
2.2. Đã ngăn chặn được suy giảm, kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá cao.
Mặc dù sau khủng hoảng, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhưng kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăng trưởng khá cao. GDP cả năm 2010 tăng khoảng 6,7%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Khu vực nông nghiệp tăng 2,6%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,6%, dịch vụ tăng 7,5%. Với kết quả này, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 đạt khoảng 7%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD.
Vốn đầu tư phát triển năm 2010 ước tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng khoảng 41% GDP. Kết quả giải ngân vốn Nhà nước khá cao và có tiến bộ trong điều hành, đến hết tháng 9, đạt khoảng 70% và dự kiến cả năm sẽ đạt kế hoạch; nhờ đó sớm hoàn thành nhiều công trình kết cấu hạ tầng và tạo thêm cơ sở sản xuất mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng trưởng.
Năm 2010, có khoảng 85 nghìn doanh nghiệp dân doanh thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 500 nghìn tỷ đồng; bình quân đạt gần 6 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 125% so với năm 2009, góp phần quan trọng phát triển sản xuất kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

huy1902

New Member
Re: Tiểu luận Tìm hiểu và phân tích bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Ad tải giúp mình bài này:

Tks ad nhiều lắm

[ Post bai thong qua Mobile ]
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top