Cormack

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Các qui định pháp lý về hàng hoá trên thị trường Nhật Bản và khả năng thâm nhập của hàng hoá Việt Nam
Lời nói đầu
Nhật bản đã, đang và sẽ là một đối tác ngoại thương quan trọng của Việt nam. Nhiều năm liền, Nhật bản liên tục đứng đầu trong danh sách các nước nhập khẩu từ Việt nam, vượt xa nước đứng thứ hai. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi mà Nhật bản có xu hướng xích lại gần Châu á, nhất là xu hướng chú trọng tới thị trường các nước ASEAN, Việt nam càng có nhiều cơ hội tiếp tục đẩy mạnh và phát huy trên thị trường truyền thống này.
Tuy nhiên việc xâm nhập vào thị trường Nhật bản là một thách thức rất lớn. Nhật bản nổi tiếng là một thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao với một mức giá hợp lý, đặc biệt hệ thống qui định pháp lý cực kỳ chặt chẽ luôn là rào cản lớn cho nhiều nhà xuất khẩu nước ngoài.
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt nam đã gặp rắc rối khi buôn bán với đối tác Nhật bản, mà nguyên nhân chính là do không nắm vững thông tin về thị trường Nhật, về các qui định liên quan dẫn đến không đáp ứng được các yêu cầu của họ. Nhiều trường hợp thất bại trước rào cản qui định, không phải do bản chất hàng hoá, mà chỉ vì nhà xuất khẩu không nắm được những thông tin cần thiết.
Hiện nay ở Việt nam, đã có một số tổ chức hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về thị trường Nhật bản, nhưng nhìn chung chưa hiệu quả. Các thông tin chưa có hệ thống, tản mạn và không cập nhật. Tóm lại, hầu hết các doanh nghiệp vẫn trong tình trạng thiếu thông tin, và những thiếu sót do thiếu thông tin đáng tiếc vẫn xảy ra, ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động xuất khẩu. Nếu như các doanh nghiệp Việt nam muốn đẩy mạnh thâm nhập và xúc tiến bán hàng vào thị trường Nhật bản, muốn có cơ hội làm ăn lâu dài, thì buộc phải cải thiện tình trạng này.
Trong bài khoá luận này em xin được bàn tới hoạt động xuất khẩu của hàng hoá Việt nam sang thị trường Nhật bản và những qui định pháp lý trên thị trường này. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là những qui định pháp lý về hàng hoá của Nhật bản và khả năng đáp ứng của hàng hoá Việt nam. Trên cơ sở đó, khoá luận được phân bổ như sau:
Chương I: Khái quát chung về thị trường Nhật bản và tình hình xuất khẩu của Việt nam sang Nhật bản.
I.Tình hình kinh tế thị trường Nhật bản.
II.Thực trạng xuất khẩu hàng Việt nam sang Nhật bản.
Chương II: Các qui định pháp lý về hàng hoá trên thị trường Nhật bản và khả năng thâm nhập của hàng hoá Việt nam.
I.Các qui định đối với hàng hoá nói chung.
II.Các qui định pháp lý đối với hàng nhập khẩu.
III.Các qui định pháp lý đối với một số mặt hàng cụ thể có nhu cầu tại thị trường Nhật bản mà Việt nam có khả năng xuất khẩu.
IV.Khả năng đáp ứng của hàng hoá Việt nam trước các qui định này.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao khả năng thâm nhập của hàng hoá Việt nam trên thị trường Nhật bản.
I.Giải pháp về phía chính phủ.
II.Giải pháp về phía các doanh nghiệp.
Khoá luận bàn về một vấn đề khá cấp thiết nhưng đòi hỏi sự am hiểu rộng, điều này trái ngược với trình độ hạn chế của người viết, do vậy sai sót trong quá trình thực hiện là khó tránh được. Em mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô và các bạn để hoàn thiện việc học tập và nghiên cứu của mình.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Lệ Hằng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận này.
Người viết khoá luận
Nguyễn Thị Thu Hà




Chương I

Khái quát chung về thị trường Nhật bản và tình hình xuất khẩu của Việt nam sang
Nhật bản

i.Tình hình kinh tế Nhật bản
1. Tổng quan về kinh tế Nhật bản
Nhật bản là nước có nền công nghệ phát triển đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) và nền kinh tế đứng thứ ba (sau Mỹ và Trung quốc). Một đặc trưng của nước này là các nhà sản xuất, cung ứng và phân phối kết nối chặt chẽ với nhau thành những tập đoàn. Đặc trưng thứ hai là lực lượng công nhân thành thị chiếm một vị trí quan trọng. Công nghiệp - khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế - phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu thô và nhiên liệu. Khu vực nông nghiệp nhỏ bé được hỗ trợ và bảo hộ chặt chẽ, sản lượng và hiệu suất sản xuất nông nghiệp được xếp vào hàng cao nhất thế giới. Sản xuất gạo của Nhật đủ cung cấp cho tiêu dùng trong nước, nhưng nước này hàng năm phải nhập khoảng 50% sản lượng các loại hạt và thức ăn cho gia súc gia cầm. Nhật bản cũng là một trong những nước có sản lượng đánh bắt cá cao nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng toàn thế giới.
Nhật bản trong 3 thập kỉ (60 – 80) đã đạt được mức tăng trưởng rất khá: 10% trong những năm 60, 5% trong những năm 70 và bình quân hơn 4% trong những năm 80. Đến những năm 90, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh do ảnh hưởng của sự đầu tư thái quá trong những năm cuối của thập kỉ 80 và những chính sách trong nước nhằm hạn chế sự tăng vọt của giá cổ phiếu và thị trường địa ốc. Các cố gắng của chính phủ nhằm vực lại sự tăng trưởng đã đạt những kết quả nhất định tuy còn chịu ảnh hưởng của sự chững lại của nền kinh tế Mỹ và các nước châu á vào cuối năm 2000. Bên cạnh đó, sự tập trung dân cư và tuổi thọ trung bình tăng lên đã trở thành hai vấn đề chính trong chính sách kinh tế xã hội của Nhật. Robot đã trở thành một thế mạnh kinh tế của đất nước này với số lượng 410.000 trên tổng số 720.000 robot đang hoạt động trên toàn thế giới.
Hiện nay, GDP của Nhật đạt khoảng 3150 nghìn tỉ USD, trong đó ngành công nghiệp đóng góp 35% cho GDP, ngành nông nghiệp đóng góp 2%, 63% còn lại là từ ngành dịch vụ. Mười năm gần đây mức tăng trưởng GDP hàng năm trung bình khoảng 1,3%, GDP/đầu người đạt khoảng 24.900 USD/người. Mức lạm phát thấp, có năm giảm phát (- 0,7%).


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ngthao1496

New Member
Re: Các quy định pháp lý về hàng hóa trên thị trường Nhật Bản và khả năng thâm nhập của hàng hóa Việt Nam

Mình rất muốn tải tài liệu này để tham khảo, mong sớm nhận được, xin cảm ơn.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ công chứng tại VPCC hưng vượng Luận văn Kinh tế 1
L Khảo sát quy trình và xác định các điểm kiểm soát giới hạn trên dây chuyền sản xuất bánh Pía Khoa học Tự nhiên 2
T Chế định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại của WTO và việc hoàn thiện các quy định tư Luận văn Kinh tế 0
Z Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D So sánh Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ Luận văn Luật 0
D VẤN ĐỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG Ở CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CỦA MỘT SỐ NƯ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top