mrwobjn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Đề tài 1
Mục lục 2
Lời nói đầu 3
Nhận xét của Giáo viên 4
PHẦN I:
GIỚI THIỆU VỀ CẦU TRỤC VÀ MỤC TIÊU THIẾT KẾ. 5÷17
1.1 TỔNG QUAN VỀ MÁY NÂNG CHUYỂN 5
1.2 GIỚI THIỆU VỀ CẦU TRỤC 6÷13
1.3 NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU THIẾT KẾ 14÷17
PHẦN II:
TÍNH TOÁN CÁC CƠ CẤU CHÍNH 18÷124
2.1 CHỌN PHƯƠNG ÁN VÀ TÍNH TOÁN CƠ CẤU NÂNG. 18 ÷48
2.1.1 Chọn phương án cho cơ cấu nâng. 18÷21
2.1.2 Tính cơ cấu nâng. 21÷48
2.2 TÍNH CƠ CẤU DI CHUYỂN XE CON 49÷75
2.2.1. Chọn sơ đồ tính và các thông số cơ bản. 49
2.2.2. Tính cơ cấu di chuyển. 50÷54
2.2.3. Thiết kế bộ truyền trong hộp, bánh răng trụ - thẳng. 54÷67
2.2.4. Thiết kế bộ truyền ngoài hộp, bánh răng trụ - thẳng 68÷75
2.3. TÍNH CƠ CẤU DI CHUYỂN CẦU 76÷115
2.3.1. Chọn sơ đồ tính và các thông số cơ bản. 76÷78
2.3.2. Tính cơ cấu di chuyển cầu. 78÷83
2.3.3. Thiết kế bộ truyền bánh răng hở. 83÷106
2.3.4. Tính chọn khớp nối. 107÷111
2.3.5. Tính chọn then 112÷115
2.3.6. Tính trục truyền 122
2.4. TÍNH KẾT CẤU THÉP CỦA CẦU TRỤC 123÷131
2.4.1. Tính dầm chính. 123÷128
2.4.2. Tính tán dầm cuối 129÷131
Tài liệu tham khảo 132
PHẦN I:
GIỚI THIỆU VỀ CẦU TRỤC VÀ MỤC TIÊU THIẾT KẾ.

1.1 TỔNG QUAN VỀ MÁY NÂNG CHUYỂN

1.1.1 Khái niệm: Máy nâng chuyển là các loại máy công tác dùng để thay đổi vị trí của đối tượng công tác nhờ thiết bị mang vật trực tiếp như móc treo, gầu ngoạm,… hay gián tiếp như băng tải, xích tải, con lăn, đường ống v.v
1.1.2 Phân loại: Theo tính chất làm việc thì máy nâng chuyển được chia làm 2 loại chính:
- Máy vận chuyển liên tục: Ở các loại máy này vật phẩm được di chuyển thành dòng ổn định và liên tục. Có thể bốc rỡ ngay trong quá trình vận chuyển.
Máy vận chuyển liên tục được phân thành 2 nhóm:
+ Vận chuyển liên tục có bộ phận kéo, như băng tải, xích…
+ Máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo, như hệ thống đường lăn, ống dẫn.
- Máy vận chuyển theo chu kỳ: Đặc trưng của loại máy này hoạt động có tính chất chu kỳ (luôn phiên giữa thời kỳ làm việc và thời gian nghỉ ) của cơ cấu máy. Phần chủ yếu của máy vận chuyển theo chu kỳ là máy trục. Máy trục được chia ra làm 3 nhóm lớn.
+ Máy trục đơn giản như kích, tời, pa lăng.
+ Máy trục thông dụng, như cầu trục cần cẩu.
+ Máy trục đặc chủng: Đó là loại máy dùng riêng theo yêu cầu nào đó như thang máy, trục bến cảng.

1.2 GIỚI THIỆU VỀ CẦU TRỤC

1.2.1 Khái niệm: Cầu trục là tên gọi chung của máy trục chuyển động trên hai đường ray cố định trên kết cấu kim loại hay tường cao để vận chuyển các vật phẩm trong khoảng không (khẩu độ) giữa hai đường ray đó.
Đặc điểm về cầu trục:
Cầu trục là một loại máy trục có phần kết cấu thép (dầm chính) liên kết với hai dầm ngang (dầm cuối), trên hai dầm ngang này có 4 bánh xe để di chuyển trên hai đường ray song song đặt trên vai cột nhà xưởng hay trên dàn kết cấu thép. Cầu trục được sử dụng rất rộng rãi và tiện dụng để nâng hạ vật nâng, hàng hoá trong các nhà xưởng, phân xưởng cơ khí, nhà kho bến bãi.
Dầm cầu được gọi là dầm chính thường có kết cấu hộp hay dàn, có thể có một hay hai dầm, trên đó có xe con và cơ cấu nâng di chuyển qua lại dọc theo dầm chính. Hai đầu của dầm chính liên kết hàn hay đinh tán với hai dầm cuối, trên mỗi dầm cuối có hai cụm bánh xe, cụm bánh xe chủ động va cụm bánh xe bị động. Nhờ cơ cấu di chuyển cầu và kết hợp cơ cấu di chuyển xe con (hay palăng) mà cầu trục có thể nâng hạ ở bất cứ vị trí nào trong không gian phía dưới mà cầu trục bao quát.
Xét về tổng thể cầu trục gồm có phần kết cấu thép (dầm chính, dầm cuối, sàn công tác, lan can), các cơ cấu cơ khí (cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển cầu và cơ cấu di chuyển xe con) và các thiết bị điều khiển khác.
Dẫn động cầu trục có thể bằng tay hay dẫn động điện. Dẫn động bằng tay chủ yếu dùng trong các phân xưởng sửa chữa, lắp ráp nhỏ, nâng hạ không thường xuyên, không đòi hỏi năng suất và tốc độ cao. Dẫn động bằng điện cho các loại cầu có tải trọng nâng và tốc độ nâng lớn sử dụng trong các phân xưởng lắp ráp và sửa chữa lớn.
Cầu trục được chế tạo với tải trọng nâng từ 1 đến 500 t; khẩu độ dầm cầu đến 32m; chiều cao nâng đến 16m; tốc độ nâng vật từ 2 đến 40 m/ph; tốc độ di chuyển xe con đến 60m/ph và tốc độ di chuyển cầu trục đến 125 m/ph. Cầu trục có tải trọng nâng thường được trang bị hai hay ba cơ cấu nâng vật: một cơ cấu nâng chính và một hay hai cơ cấu nâng phụ.Tải trọng nâng của loại cầu trục

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hieungan411

New Member
Re: [Free] Tính toán thiết kế cầu trục tải trọng 12 tấn

bạn cho mình hỏi bạn có bản vẽ không vậy. cho mình xin với
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top