thegodfather_ad

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày tổng quan về phế thải bia; nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nghiên cứu tìm ra những điều kiện tối ưu trong quá trình tách đắng trong bó nấm men bia để sản phẩm sau quá trình sấy đạt chất lượng tốt phục vụ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tìm hiểu đặc điểm của bã nấn men bia; tiển xử lý bã nấm men bia; nghiên cứu thay thế dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi

Nấm men là một nguồn thức ăn bổ sung có giá trị cao và không
cholesterol. Hàm lượng protein trong nấm men đạt từ 40 – 60%, với axit amin
không thay thế gần giống protein của động vật [5,10,15]. Hệ số hấp phụ của
protein này cũng rất cao. Hàm lượng vitamin trong nấm men với hoạt tính cao
hơn gấp 2 – 3 lần so với vitamin tổng hợp [,15]. Nấm men còn cung cấp vitamin
B tự nhiên phong phú, chứa nhiều enzym kích tố có ảnh hưởng tốt tới quá trình
trao đổi chất, nhưng không gây độc hại cho cơ thể [5,10,]. Thành phần khoáng
trong nấm men rất đa dạng với tỷ lệ phù hợp với nhu cầu và khả năng hấp thu,
chuyển hóa của cả người và động vật.
Ở Việt Nam, nấm men bia thu được từ các nhà máy bia rất lớn. Ước tính
trung bình cứ 1000 lít bia thu được 1,5 kg nấm men khô, trong đó chứa khoảng
700g protein [4,15]. Năm 2005 sản lượng bia của cả nước đạt 1,5 tỷ lít, tương
ứng với 18 triệu tấn sinh khối nấm men thải ra. Đến năm 2010 sản lượng bia của
cả nước đạt 2,5 tỷ lít và nấm men thải ra là 30 triệu tấn [15]. Như vậy, lượng
protein có chất lượng cao từ nấm men thải ra của quá trình sản xuất bia nếu tận
dụng được là không nhỏ. Tuy nhiên, nấm men thải ra từ các nhà máy bia chỉ
một phần nhỏ được bán cho các hộ chăn nuôi gia súc sử dụng làm thức ăn
trực tiếp, còn lại được thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường.
Trong khi đó, ngành thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu hàng triệu tấn khô đậu tương
và các nguyên liệu giàu đạm khác (chiếm 60 – 70% nhu cầu của ngành), riêng khô
đậu tương năm 2006 đã nhập 1,7 triệu tấn [13].
Việc nghiên cứu chế biến và sử dụng bột nấm men còn rất ít và hiện nay ở
Việt Nam chỉ sử dụng nấm men bia thải ở dạng tươi nên lượng sử dụng không
được nhiều, chỉ thường sử dụng làm thức ăn gia súc mà khả năng tiêu hóa không
cao [13]. Việc bảo quản khó khăn của phụ phẩm này là cản trở chính cho việc sử
dụng. Xuất phát từ tình hình thực tế trên tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu tận dụng phế thải bia sau quá trình lên men làm thức ăn chăn nuôi”.
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHẾ THẢI BIA
Quá trình sản xuất bia thải ra rất nhiều loại phế liệu: phế liệu hạt, mầm
malt, bã malt, cặn protein, nấm men bia và CO2. Ngoài CO2 là nguồn phế
liệu có thể tái sử dụng để tăng chất lượng bia thì bã malt, mầm malt và nấm
men bia là nguồn phế liệu có ý nghĩa quan trọng trong thực phẩm và thức
ăn gia súc cả về số lượng và giá trị dinh dưỡng.
Bã nấm men bia là một phế phẩm của sản xuất, được nằm lại trong các
thùng lên men và các hầm chứa sau khi lên men chính và lên men phụ. Men bia
có giá trị dinh dưỡng cao và chữa bệnh tốt.
1.1.1. Tổng quan về nấm men bia
a. Đặc tính
 Đặc điểm hình thái
Tế bào nấm men có hình dạng và kích thước đa dạng, phụ thuộc vào
giống, loài. Tế bào nấm men thường có hình ovan hay hình cầu, khi nấm men
già có hình ovan dài hay hình sợi [5]. Tùy vào chủng nấm men mà tế bào có
kích thước khác nhau. So với các vi sinh vật khác tế bào nấm men có kích thước
tương đối lớn: đường kính khoảng 7µm và chiều dài từ 8 – 12µm [5].
 Đặc điểm cấu tạo
Tế bào nấm men là tế bào có nhân thật được cấu tạo từ các thành
phần chủ yếu sau:
- Thành tế bào [5,7]
Thành tế bào nấm men dày khoảng 15 – 25nm, có độ bền chắc, có nhiều lỗ
nhỏ li ti đường kính khoảng 3,6nm để chất dinh dưỡng có thể đi qua. Trong
thành tế bào có chứa 10% protein (tính theo khối lượng chất khô), trong số
protein này có một phần là các enzym. Trên thành tế bào còn thấy một lượng
lipit nhỏ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

wikithanh

New Member
Chào anh/chị. Link này bị lỗi em tải về không được ạ. Mọi người có thể giúp em không ạ! Em xin cảm ơn
 

hieukypc

New Member
Link download tài liệu đã bị lỗi! AD có thể giúp khắc phục giúp ae k!

Thanks!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu tận dụng nguồn mỡ cá tra cá basa để điều chế dầu nhờn sinh học Khoa học Tự nhiên 0
D NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TẬN DỤNG NHIỆT KHÍ THẢI ĐỘNG CƠ PHỤC VỤ SINH HOẠT CỦA NGƯ DÂN TRÊN TÀU KHAI THÁC Nông Lâm Thủy sản 0
T Nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm vật liệu xây dựng Nông Lâm Thủy sản 0
B Nghiên cứu tận dụng bã thải từ quá trình sản xuất tinh bột sắn và dong riềng để chế tạo than hoạt tí Môn đại cương 0
F Nghiên cứu thiết kế mô hình điều khiển Turbine hơi trong dự án tận dụng nhiệt dư tại nhà máy xi măng Tài liệu chưa phân loại 0
V Nghiên cứu tận dụng tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện Đình Hải (Khu công nghiệp Trà Nóc – Cần Thơ) làm vậ Tài liệu chưa phân loại 3
N Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ sấy không khí của hệ thống trao đổi nhiệt nhằm tận dụng nhiệt của k Tài liệu chưa phân loại 0
B Nghiên cứu tận dụng một số chất thải nông nghiệp vào việc loại bỏ độ màu và COD trong nước thải dệt Tài liệu chưa phân loại 0
C Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà ở sinh thái dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng các Tài liệu chưa phân loại 2
S Nghiên cứu tận dụng nhiệt từ khí xả động cơ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top