babyocchich

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nói, văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh những phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới.
Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo. Nho gia, Nho giáo là những thuật ngữ bắt nguồn từ chữ “nhân” (người), đứng cạnh chữ “nhu” (cần, chờ, đợi). Nho gia còn được gọi là nhà nho, người đã đọc thấu sách thánh hiền được thiên hạ trọng dụng dạy bảo cho mọi người sống hợp với luân thường đạo lý. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hay trí thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là nho học hay “Khổng học” - gắn với tên người sáng lập ra nó.
Kể từ lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế) Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho. Nét đặc thù của triết học trung Quốc là có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước. Ngay từ khi Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam, nó đã thích nghi và phát triển mạnh mẽ, nó có ảnh hưởng đến xã hội đời sống Việt Nam rất sâu sắc, để hiểu rỏ hơn những ảnh hưởng đó, đề tài “Vấn đề con người trong triết học Nho giáo và ảnh hưởng của nó với xã hội Việt Nam” được thực hiện nhằm lầm rỏ hơn tính chất, nội dung cũng như những ảnh hưởng sấu sắc của nó đến xã hội Việt Nam.
Nội dung đề tài tiểu luận gồm hai phần:
Phần I: Vấn Đề Con người trong triết học Nho giáo.
Phần II: Ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam.
Phần I
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO
I. Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo
Nói đến nền văn hóa truyền thống Trung Quốc không thể không nói đến một nhân vật đó là Khổng Tử. Trong thập niên 70 của thế kỷ trước, một học giả Mỹ đã xếp Khổng Tử ở ngôi vị thứ 5, chỉ sau chúa Giê-xu, Thính-ca-mâu-ni... trong số 100 nhân vật có ảnh hưởng trong lịch sử. Đối với người Trung Quốc mà nói sự ảnh hưởng của Khổng Tử có thể phải xếp thứ nhất. Mỗi con người ít nhiều đều chịu sự ảnh hưởng của học thuyết Khổng Tử.
Khổng Tử là người sáng lập học thuyết Nho giáo ở Trung Quốc. Hơn hai nghìn năm qua, tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng đối với Trung Quốc không chỉ về chính trị, văn hoá...mà còn thể hiện trong hành vi và cách tư duy của mỗi con người Trung Quốc. Có học giả nước ngoài thậm chí coi tư tưởng nho giáo là tư tưởng tôn giáo của Trung Quốc. Trong thực tế, trường phái nho giáo chỉ là một chi trong rất nhiều trường phái thời cổ Trung Quốc, nó là một tư tưởng triết học chứ không phải là tôn giáo, chẳng qua là do được coi là tư tưởng chính thống trong xã hội phong kiến hơn hai nghìn năm ở Trung Quốc và có ảnh hưởng tới một số nước ở châu Á. Bởi vì người Hoa và Hoa kiều có mặt trên toàn thế giới, có thể nói sự ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử đã không còn giới hạn ở Trung Quốc và châu Á nữa.
Khổng Tử sống trong thời xuân thu, thời kỳ này thể chế quốc gia thống nhất bị phá vỡ, sản sinh ra nhiều nước Chư hầu lớn nhỏ. Khổng Tử sinh sống trong nước Lỗ là nước có nền văn hóa tương đối phát triển lúc đó. Tại sao học thuyết của Khổng Tử lại chiếm vị thế thống trị trong thời đại phong kiến Trung Quốc? Đây là vấn đề không dễ giải thích trong một vài câu. Nói một cách đơn giản là tư tưởng đẳng cấp nghiêm ngặt và tư tưởng cải lương chính trị của ông phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, có lợi cho ổn định xã hội lúc bấy giờ, xúc tiến xã hội phát triển. Khổng Tử nhấn mạnh qui phạm và trật tự luân lý nghiêm ngặt, cho rằng nếu làm trái với cấp trên hay trái với cha mẹ đều là tội nghiêm trọng. Theo lý luận này, Vương quân phải quản lý tốt đất nước, thường dân phải trung thành với vương quân. Mỗi người đều có nhiều thân phận, có thể là con, có thể là cha, có thể là thần tử...nhưng đều cần duy trì gianh giới tông tui nghiêm khắc. Như vậy nhà nước mới thái bình, nhân dân mới có cuộc sống yên ổn.
Khi học thuyết Khổng Tử mới xuất hiện không trở thành tư tưởng chủ yếu ngay mà mãi đến thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, Trung Quốc lúc đó đã là một nhà nước theo thế độ tập quyền trung ương lớn mạnh và thống nhất. Trải qua nhiều nỗ lực của giai cấp thống trị và các đại sĩ phu thời Hán, Khổng Tử và tư tưởng Nho gia của ông mới trở thành tư tưởng chính thống, Đổng Trọng Thư đời Hán hấp thu nhân cách hoàn thiện và học thuyết của Khổng Tử, phụ hội thêm Công Dương Xuân Thu lợi dụng âm dương bổ sung thay đổi lý tuận trở thành học thuyết thiên nhân hợp nhất cùng với học thuyết chính trị của Tuân Tử, khoát tấm áo thần học cho Nho học.
Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần thực hành.
Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị" (Nguồn: dongtac.net).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hathao1234

New Member
Re: Tiểu luận: Vấn đề con người trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay

cần nó quá
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top