pippi_0904

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Cạnh tranh là xu hướng chung của mọi nền kinh tế. Nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, các
thành phần kinh tế và các doanh nghiệp. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận trong mọi
hoạt động đều phải cạnh tranh, coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát
triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả, mà còn là yếu tố quan
trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế-chính trị-xã hội.
Bưu chính viễn thông (BCVT) vừa là công cụ thông tin của Đảng và Nhà nước, vừa là
một ngành dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, một bộ phận không thể
thiếu của người dân trong thời đại ngày nay, đồng thời là ngành kinh tế mũi nhọn, một trong
bốn trụ cột làm ra hiệu quả đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Trong cơ
chế thị trường định hướng XHCN, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đã và sẽ xuất hiện
nhiều đối thủ cạnh tranh, cùng chia sẻ trong hoạt động BCVT, vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Điều này đem lại nhiều khó khăn mới cho ngành BCVT nói chung, Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam (VNPT) nói riêng.
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình hội nhập quốc tế
của nước ta. Sự kiện này đã đem lại những tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời
sống KT-XH, trong đó có lĩnh vực BCVT và công nghệ thông tin (CNTT). Các cam kết của Việt
Nam với WTO trong lĩnh vực BCVT cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tham gia cung
cấp các dịch vụ BCVT thông qua các hình thức liên doanh, góp vốn và phát triển một số dịch vụ
chưa từng có trong nước. Điều này buộc VNPT phải nhận thức được các tác động tiềm ẩn, phải đối
mặt với áp lực cạnh tranh không chỉ bởi các doanh nghiệp BCVT trong nước mà với cả các doanh
nghiệp nước ngoài với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và đặc biệt là kinh nghiệm trong
quản lý....
Xu thế tất yếu của hoạt động cạnh tranh đang diễn ra không chỉ trên thị trường trong
nước mà còn diễn ra trên toàn cầu, bên cạnh áp lực, thách thức lớn mà VNPT phải đổi mặt
trong thời gian tới khi hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết WTO cùng với yêu cầu của
Nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, đã đang và sẽ tạo nhiều áp lực, khó khăn đối
với VNPT, đòi hỏi Ban lãnh đạo VNPT cũng như mỗi CBCNV phải nhận thức được tầm
quan trọng của việc tăng cường năng lực cạnh tranh. Xuất phát từ những lý do trên, Đề tài
“Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong
điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới” được NCS lựa chọn
làm đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước
Cạnh tranh là một chủ đề nghiên cứu không phải là mới. Nó đã được nhiều cá nhân và
tổ chức nghiên cứu cả về những vấn đề chung, bao quát cho một quốc gia cho đến một lĩnh
vực, một ngành, một doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này ở mỗi thời kỳ
khác nhau có đóng góp khác nhau và có các ý nghĩa thực tiễn khác nhau. Kể từ khi chuyển
sang cơ chế thị trường định hướng XHCN thì cạnh tranh đã diễn ra mạnh mẽ đối với từng
doanh nghiệp, từng sản phẩm, đồng thời nó diễn ra ở mọi mặt trong xã hội. Những kết quả
nghiên cứu trước khi Việt Nam gia nhập WTO đã có những đóng góp nhất định, cụ thể như:
+ Các luận án tiến sĩ kinh tế “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê
Việt Nam” của TS. Trần Ngọc Hưng năm 2003; “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Hoàng Thị
Hoan năm 2004; “Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại
đến năm 2010” của TS. Trịnh Quốc Trung năm 2004; “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của
TS. Lê Đình Hạc năm 2005; “National competitiveness of Vietnam: determinations,
emergerging key issues and recommendations” của TS. Nguyễn Phúc Hiền năm 2008; “Giải
pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Vũ Duy Vĩnh năm 2009; “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam” của TS. Phạm Văn Công năm 2009; “Hệ thống chính
sách kinh tế của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
trong điều kiện hội nhập” của TS. Đinh Thị Nga năm 2010... Kết quả nghiên cứu của các luận
án nêu trên đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của một ngành, một lĩnh vực hay một số dịch vụ cơ bản như công nghiệp điện tử,
cà phê, giấy, xăng dầu và ngân hàng thương mại và một số luận án tập trung đề xuất năng lực
cạnh tranh của một quốc gia.
+ Sách tham khảo “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam
trong hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Nguyễn Vĩnh Thanh, NXB Lao động - xã hội (2005),
“Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS.
Vũ Trọng Lâm, NXB Chính trị quốc gia (2006), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
điều kiện toàn cầu hóa” của tác giả Trần Sửu, NXB Lao động (2006) là những công trình đã làm
rõ một số lý luận về sức cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế
thị trường, trình bày kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp thương
mại Việt nam trong thời gian qua trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các
doanh nghiệp Việt Nam.
+ Đề tài KHCN cấp Nhà nước VIE/02/009: “Năng lực cạnh tranh và tác động của tự do
hoá thương mại ở Việt Nam: Ngành Viễn thông” chủ nhiệm là TS. Đinh Văn Ân, Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã thể hiện được tổng quan về ngành viễn thông
Việt Nam, khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá thương mại trong lĩnh vực viễn
thông, từ đó có những kiến nghị phân tích về những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách
thức của ngành dịch vụ Viễn thông Việt Nam.
Với lĩnh vực viễn thông, đã có một số công trình được công bố về vấn đề cạnh tranh.
Có thể kể đến các công trình điển hình như sau:
i) Cuốn sách “Cạnh tranh trong viễn thông” của Trung tâm Thông tin Bưu điện. NXB
Bưu điện (2001) do Ông Mai Thế Nhượng biên dịch nên chưa nói rõ vấn đề cạnh tranh và
năng lực cạnh tranh của viễn thông
ii) Một số bài viết của GS.TS Bùi Xuân Phong công bố trên ấn phẩm Thông tin Khoa học
công nghệ và Kinh tế Bưu điện thuộc VNPT như: “Mô hình lựa chọn chiến lược cạnh tranh của
doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông” (tháng 3/2004); “Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp Bưu chính viễn thông” (tháng 2/2005); “Một số biện pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của TCT BCVT Việt Nam trong cung cấp dịch vụ Viễn thông” (tháng
4/2005); “Chiến lược cạnh tranh và bí quyết thành công của một số Tập đoàn Kinh tế” (tháng
9/2005); “Sử dụng tốt công cụ cạnh tranh - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông” (tháng 11/2005); “Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp - Giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp viễn thông” (tháng 4/2006); “Suy nghĩ về năng lực
cạnh tranh của dịch vụ viễn thông” (5/2006). Các bài viết này chỉ dừng lại ở việc phân tích và đề
xuất cho từng vấn đề riêng lẻ, không cụ thể cho VNPT trong điều kiện Việt Nam là thành viên
WTO.
iii) “Quản trị kinh doanh viễn thông theo hướng hội nhập kinh tế” của GS.TS Bùi Xuân
Phong, NXB Bưu điện (2006). Với công trình này, sau khi đề cập những vấn đề chung về kinh
doanh và quản trị kinh doanh viễn thông, trong chương 10 có đề cập đến một số lý luận về cạnh
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vitnuong2611

New Member
Re: [Free] Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam

mod gửi giúp nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D SKKN các giải pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý tại Trường TH Ba Cụm Bắc Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn Nhà Cổ Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN Luận văn Kinh tế 0
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thực trạng và các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của KTĐN ở nước ta trong giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp kiến nghị để hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Phan Gia Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top